Trường tiếng Việt Lạc Long Quân là ngôi trường đã và đang thực hiện sứ mệnh gìn giữ tiếng Việt thông qua việc giảng dạy cho gần 200 con em kiều bào Việt Nam đang sinh sống và làm việc trên đất nước Ba Lan.
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đến thăm lớp học tại Trường Tiếng Việt Lạc Long Quân. (Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan) |
Tin liên quan |
Tâm tình của giáo viên dạy tiếng Việt |
Tham dự buổi gặp mặt có ông Lê Xuân Lâm, Chủ tịch Hội đồng Trường tiếng Việt Lạc Long Quân; ông Mai Hải Lâm, Hiệu trưởng Nhà trường cùng hơn 10 thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại trường.
Tại buổi gặp mặt, ông Mai Hải Lâm đã thay mặt Ban Giám hiệu nhà trường thông tin nhanh về tình hình cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và một số kết quả nổi bật của Nhà trường trong thời gian qua.
Trường tiếng Việt Lạc Long Quân được sáng lập từ năm 1999, xuất phát từ đề xuất của một số phụ huynh và giáo viên mong muốn cho con em mình được học tiếng mẹ đẻ và giữ gìn văn hóa Việt Nam.
Qua hơn 20 năm thành lập và phát triển, tính đến nay, tổng số học sinh ở các khối lớp của nhà trường đạt gần 200 học sinh mỗi năm với các lứa tuổi từ 5-14 tuổi, việc học tập và giảng dạy được duy trì ở cả hai hình thức: trực tiếp và trực tuyến.
Giờ học tiếng Việt của học sinh Trường Tiếng Việt Lạc Long Quân. (Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan) |
Đối với hình thức trực tiếp, địa chỉ cơ sở chính của trường là thuê phòng học của Trường Phổ thông cơ sở số 264 mang tên Gabrieli Mistra và cơ sở 2 tại Trung tâm chợ Wolka - khu chợ có đông bà con ta đang làm ăn, sinh sống tại Ba Lan.
Ngoài việc giảng dạy và học tập tiếng Việt, nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa khác (ngày Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, ngày Quốc tế Thiêu Nhi 1-6…) nhằm giúp con em hiểu biết thêm về thuần phong mỹ tục của Dân tộc, hướng tâm tư tình cảm của con em về với quê hương đất nước, tạo cơ hội cho con em người Việt có dịp để gần gũi, gắn bó với nhau và với cộng đồng.
Thay mặt Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan, ông Nguyễn Đức Quang, Tham tán, đã bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được đến thăm quan nhà trường và trực tiếp được trải nghiệm một số giờ học tại các lớp học dành cho con em kiều bào ở các trình độ khác nhau.
Đại diện Đại sứ quán vui mừng trước những thành tích, sự nỗ lực cố gắng của tập thể Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo trong nhà trường thời gian vừa qua.
Đại diện Ban công tác cộng đồng cũng thông tin đến trường một số chủ trương, chính sách trong nước về việc đẩy mạnh công tác dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023 - 2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2022.
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Bal Lan tặng hoa cho Ban Giám hiệu và các thầy, cô giáo đang giảng dạy tại Trường Tiếng Việt Lạc Long Quân. (Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan) |
Ông Quang tin tưởng rằng Ngày Tôn vinh tiếng Việt sẽ trở thành dấu mốc quan trọng hằng năm trong đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng với những hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh sự giàu đẹp của tiếng Việt, nâng cao nhận thức về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc đối với kiều bào trên toàn thế giới trong đó có cộng đồng người Việt tại Ba Lan, qua đó góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc.
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Đại sứ quán đã trao tặng Nhà trường Lẵng hoa chúc mừng và gửi lời chúc mừng, tri ân tới các thầy cô giáo những người luôn nhiệt tình và tâm huyết đối với công tác dạy học và gìn giữ tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan.
| Tu nghiệp sinh Việt Nam ở Israel đoàn kết vượt khó để tiếp tục duy trì công việc và học tập Ngày 1/11, bà Hanni Arnon - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế vùng Arava (AICAT) ở miền Nam Israel, cho biết ... |
| Hành trình đầy cảm hứng của nữ nghị sĩ gốc Việt đầu tiên ở New Zealand Lớn lên trong sự nuôi dưỡng của gia đình lai hai dòng máu Việt Nam và New Zealand, bà Phạm Thị Ngọc Lan đã trở ... |
| Bắc nhịp cầu văn hóa Việt Nam-Argentina Là dược sĩ, giáo viên võ thuật gốc Việt sống tại Argentina hơn 40 năm, chị Phạm Liên miệt mài xây nhịp cầu văn hóa, ... |
| Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp Đó là tên Hội nghị do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) – Bộ Ngoại giao phối hợp với ... |
| Huy động nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài hòa vào sức mạnh tổng hợp của dân tộc Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) khẳng định, cần ... |