Nhỏ Bình thường Lớn

Ba yếu tố quyết định tương lai kinh tế thế giới

Về tổng thể, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dường như đang được phục hồi, nhưng ba yếu tố cơ bản là Trung Quốc, ngân hàng Trung ương các nước và Tự do thương mại mới quyết định sự phục hồi ổn định của kinh tế thế giới trong tương lai.  
TIN LIÊN QUAN
ba yeu to quyet dinh tuong lai kinh te the gioi OECD kêu gọi cải cách lĩnh vực dịch vụ
ba yeu to quyet dinh tuong lai kinh te the gioi WB: Kinh tế thế giới đang vững ổn dần

Con đường gập ghềnh thoát khỏi khủng hoảng

Lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, kinh tế thế giới dường như đang thoát khỏi khủng hoảng. Theo dự báo mới nhất của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ đạt 3,5% năm 2017 và 3,6% năm 2018. Tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn khá vững chắc nhờ sức sáng tạo của các tập đoàn kinh tế hàng đầu như Google, Apple, Facebook, Amazon, Microsoft…

Những dấu hiệu khả quan đã giúp nền kinh tế số hai thế giới – Trung Quốc được nâng mức dự báo tăng trưởng thêm 0,1 điểm phần trăm cho năm 2017 và 0,2 điểm phần trăm vào năm 2018, để đạt lần lượt là 6,7% và 6,4%. Các hoạt động kinh tế được nhận định vững chắc hơn dự báo và các cải cách bắt đầu phát huy tác dụng.

ba yeu to quyet dinh tuong lai kinh te the gioi
Bất chấp các dấu hiệu kinh tế phục hồi, những nguy cơ mang tính cơ cấu vẫn tồn tại ở mức độ cao. (Nguồn: FT)

Các dự báo cho năm 2017 cũng được cải thiện cho toàn bộ các nước trong khu vực đồng Euro khi mức tăng trưởng trong Quý II/2017 đã vượt quá mong đợi. Tăng trưởng thương mại thế giới và sản xuất công nghiệp cũng được duy trì ở mức cao hơn các năm trước. Đà tăng trưởng này đã cho phép đẩy lùi tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ và ở khu vực đồng Euro xuống mức thấp.

Các nguy cơ mang tính cơ cấu

Tuy nhiên, theo phân tích của Giáo sư kinh tế Laurence Daziano, thuộc Đại học khoa học chính trị Paris đăng trên nhật báo Les Echos mới đây, bất chấp các dấu hiệu kinh tế phục hồi, những nguy cơ mang tính cơ cấu vẫn tồn tại ở mức độ cao. Thậm chí, những bất trắc đối với kinh tế thế giới có thể còn trầm trọng hơn trước do nhiều nguy cơ rủi ro về địa chính trị gia tăng.

Hàng loạt các vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn có thể kể đến như: khó có thể dự đoán về chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, vấn đề Brexit, xu hướng bảo hộ trong chính các nước thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), cuộc khủng hoảng Bắc Triêu Tiên, các vấn đề nảy sinh trong khuôn khổ đàm phán lại Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), rồi những vấn đề có thể đến sau Đại hội 19 Đảng cộng sản Trung Quốc vào mùa Thu tới...

Trong bối cảnh đó, tương lai của kinh tế thế giới, nhất là của Khu vực đồng Euro đang nằm trong tay “Ba chàng Ngự lâm pháo thủ” của kinh tế thế giới gồm: Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương các nước lớn và Tự do thương mại. Trong những tháng tới, “tính khí” của ba yếu tố này sẽ quyết định khả năng củng cố đà tăng trưởng hay sự ổn định của kinh tế thế giới.

“Ba chàng Ngự lâm pháo thủ”

Trước tiên về yếu tố Trung Quốc, nước này dường như đang nắm giữ chiếc chìa khóa cốt lõi của hệ thống kinh tế thế giới. Mặc dù mô hình kinh tế Trung Quốc đang có những điểm khá mong manh, đáng chú ý là nợ công rất cao. Nhưng hiện tại, Bắc Kinh đang điều khiển một cách khéo léo các đòn bẩy về chính sách kinh tế, khôn khéo nhào nặn việc cải tổ các doanh nghiệp Nhà nước, siết chặt tín dụng, thay đổi mô hình tăng trưởng hướng về tiêu thụ nội địa.

Hiện tại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đã lèo lái nền kinh tế tránh được sự phá sản tài chính, thậm chí, bước đầu thành công trong việc duy trì tăng trưởng GDP ở mức gần 7%. Ảnh hưởng lớn từ nền kinh tế Trung Quốc, khiến bất cứ những biến động nào của nó, đều có thể khiến thế giới phải “rùng mình”.

Gần đây, IMF thường xuyên tư vấn, gợi mở con đường mà Bắc Kinh cần phải đi, để kiềm chế tăng trưởng tín dụng thái quá, có nguy cơ làm cho tăng trưởng kinh tế bị hãm phanh đột ngột và nguy cơ lan truyền ra toàn bộ kinh tế toàn cầu thông qua các kênh thương mại quốc tế, giá nguyên liệu và cú “sốc” niềm tin.

Yếu tố tiếp theo là ngân hàng Trung ương các nền kinh tế lớn, hiện đã trở thành những “người hùng mới” của kinh tế thế giới, sau khi cùng nhau tránh được cuộc khủng hoảng tài chính, nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng định lượng (QE) phù hợp. Theo đó, từ nay, các ngân hàng Trung ương được cho là đã đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì niềm tin của hệ thống tài chính thế giới. Và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Janet Yellen, Thống đốc ngân hàng Trung ương châu Âu ECB Mario Draghi và Thống đốc ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên, cùng Thống đốc các ngân hàng Trung ương của Nga, Thụy Sỹ, Nhật Bản và Canada đang đóng một vai trò còn quan trọng hơn cả các Bộ trưởng Kinh tế.

Tuy vậy, với những biến động tài chính gần đây, các ngân hàng Trung ương đang phải trực tiếp đối mặt với đà phục hồi của tăng trưởng kinh tế. Do vậy, nhiệm vụ đối phó với lạm phát đã đặt lên vai Thống đốc các Ngân hàng Trung ương trọng trách phải từ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ một cách nhẹ nhàng nhất để không gây cản trở cho phục hồi kinh tế. Chẳng hạn, chính sách nâng lãi suất cơ bản một cách khéo léo của Chủ tịch FED Janet Yellen được cho là đã không gây tác động xấu nào đối với nền kinh tế thế giới.

ba yeu to quyet dinh tuong lai kinh te the gioi
Quan điểm bảo hộ của Tổng thống Mỹ là một trong những yếu tố đe dọa tự do hóa thương mại. (Nguồn: Getty Images)

Cuối cùng là yếu tố Tự do thương mại, đang bị đe dọa bởi quan điểm mang tính bảo hộ của Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, chính tự do thương mại cũng đang tìm lại được đà phát triển mới, khi Ủy ban châu Âu đang tích cực hơn bao giờ hết để ký được các thỏa thuận song phương. Đặc biệt với Trung Quốc – quốc gia đang đẩy mạnh chính sách ”con đường tơ lụa”, nếu trong trung hạn, liên minh Á - Âu được khẳng định, điều đó sẽ cho phép đẩy nhanh đà phục hồi của thương mại thế giới nhờ tự do trao đổi thương mại giữa châu Âu và châu Á.

Như nhà văn Alexandre Dumas đã viết trong cuốn tiểu thuyết Ba chàng Ngự lâm pháo thủ, “Tài sản là một kẻ nịnh thần: hôm qua còn thân thiện, ngày mai nó có thể phản bội”, do vậy tương lai hợp tác Âu – Á và rộng hơn là thế giới sẽ phụ thuộc vào khả năng châu Âu và Trung Quốc cùng ngồi lại và cùng phối hợp đưa ra được các sáng kiến mạnh mẽ hơn về các vấn đề tiền tệ, khí hậu và thương mại. 

ba yeu to quyet dinh tuong lai kinh te the gioi G20 họp về tác động của địa chính trị tới kinh tế thế giới

Ngày 20/4, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm G20 bắt đầu cuộc họp kéo dài 2 ngày tại Washington ...

ba yeu to quyet dinh tuong lai kinh te the gioi Về đâu con tàu kinh tế thế giới?

Con tàu trôi về đâu khi các trụ cột từ Mỹ, Trung Quốc, châu Âu hay Nhật Bản… đều đang phải đối mặt với những ...

Kiên Trung (theo Les Echos)

Tin cũ hơn

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu? Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?
Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ
Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng' Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'
Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu
Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump
Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi
Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ
Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử? Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử?