Triển lãm “Water Stories” trưng bày 68 bức ảnh trong các hộp đèn lớn dọc theo sông Đông, một trong những con sông quan trọng nhất của New York.
Từ năm 2011, nhiếp ảnh gia người Mỹ Mustafah Abdulaziz đã đến nhiều quốc gia như Brazil, Nigeria, Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc để chụp những bức hình về tình trạng khan hiếm nước cho dự án nhiếp ảnh mang tên “Nước” của mình.
Năm 2015, bộ ảnh “Nước” của Mustafah Abdulaziz đã đạt Giải Chuyên nghiệp trong cuộc thi nhiếp ảnh với chủ đề “Nguồn tài nguyên khan hiếm và lãng phí” do Syngenta, tập đoàn nông nghiệp hàng đầu thế giới tổ chức. Tại triển lãm “Water Stories” lần này, một số tác phẩm trong bộ ảnh “Nước” của ông cũng được trưng bày.
|
Peter Tavolacci, một nhà khoa học đang kiểm tra chất lượng nước của sông Đông trên bờ Công viên Astoria ở Queens, New York. |
|
Những người phụ nữ tại làng Bewatoo (Tharparkar, Sindh, Pakistan) phải mất 3 tiếng đồng hồ để kéo nước lên từ một chiếc giếng khoan sâu 52m ở sa mạc Thar vào năm 2013. Kéo nước là công việc chính hàng ngày của những người phụ nữ nơi đây. |
|
Rừng ở Tangara da Serra, Mato Grosso, Brazil năm 2015. Tình trạng chặt phá rừng trên diện rộng đã làm biến mất thảm thực vật quan trọng tại đây, gây ảnh hưởng tới nguồn nước của người dân. |
|
Cậu bé Claudio bơi trên sông Paraguay, một con sông rất quan trọng với người dân ở Cáceres, (Mato Grosso, Brazil) năm 2015. Nhưng chỉ cách chỗ cậu bé tắm một vài dặm, các đường ống nước thải công nghiệp đã xả trực tiếp vào dòng nước, khiến cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở đây trở nên cực kỳ nghiêm trọng. |
|
Phụ nữ và trẻ em tại Osukputu, (Benue, Nigeria) tụ tập tại một “máy” bơm nước bằng tay vào năm 2015. Đây là nơi duy nhất cung cấp nước sạch duy cho toàn bộ cộng đồng của khoảng 800 người tại Osukputu. |
|
Hoạt động đánh bắt thủy sản trên hồ Hồng, thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào năm 2015. Theo các nhà khoa học, nguồn nước vốn được coi là tinh khiết trên hồ Hồng hiện đã bị ô nhiễm bởi các hoạt động đánh bắt không bền vững của người dân. Trong 14 năm qua, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp giúp người dân khai thác thủy sản trong hồ một cách bền vững, giảm ô nhiễm môi trường nước. |
|
Lòng sông Hằng khô cằn ở Kanpur, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ năm 2014. Tình trạng hạn hán kéo dài đã khiến con sông ở Ấn Độ biến mất, để lại một vùng đất khô cằn như sa mạc. |
|
Một khách thăm quan đang khám phá cuộc khủng hoảng khan hiếm nước trên toàn cầu qua những bức ảnh của Mustafah Abdulaziz tại triển lãm “Water Stories” trên bờ sông Đông tại Brooklyn ngày 21/9. |
(theo Yahoo)