Những tác phẩm của họ đã trở thành tài sản vô giá, được giới thiệu qua triển lãm ảnh "Hà Nội - Một thời để nhớ" - một trong những hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) được UBND Quận Hoàn Kiếm, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức.
Triển lãm mở cửa miễn phí cho người dân và du khách tới tham quan đến ngày 31/10. (Ảnh: Quỳnh Anh) |
Tin liên quan |
Những cửa ô gắn liền với lịch sử của Thăng Long-Hà Nội |
Giới thiệu những tác phẩm được chụp từ năm 1992-2012 về Hà Nội lần đầu được công bố của nhiếp ảnh gia Lê Bích và phóng viên người Anh Andy Soloman, triển lãm ghi lại cuộc sống của những người dân Hà Nội thời kỳ đổi mới, khi thành phố trải qua những thay đổi lớn về kinh tế, xã hội.
Thước phim rực rỡ sắc màu
"Hà Nội - Một thời để nhớ" là thước phim rực rỡ sắc màu thông qua những bức ảnh đen trắng, ghi lại những khoảnh khắc của Thủ đô trong suốt 20 năm kể từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới.
Được trưng bày tại căn biệt thự Pháp cổ (số 49 phố Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội), 86 bức ảnh đen trắng của hai tác giả được sắp xếp xen kẽ. Trải qua năm tháng với nhiều sự đổi thay, Hà Nội vẫn giữ lại những vẻ đẹp xưa nhưng không bao giờ là cũ, những nét tinh hoa đặc trưng ấy sẽ còn sống mãi với thời gian.
Triển lãm không chỉ đơn thuần gợi lại những kỷ niệm xưa của Hà Nội đối với thế hệ cũ, mà còn là một góc nhìn mới cho thế hệ trẻ về Hà Nội. Bà Trần Thị Thúy Lan – Phó Trưởng Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội, cho rằng buổi triển lãm rất đặc biệt thuộc chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tại đây, hai tác giả cùng khách mời và những nhân vật trong các bức ảnh đã cùng chia sẻ những câu chuyện và kỷ niệm về một thời đáng nhớ của Hà Nội.
Nhiếp ảnh gia Lê Bích. (Ảnh: Quỳnh Anh) |
Nhiếp ảnh gia Lê Bích, một người con của Hà Nội, đã chứng kiến sự thay đổi của thành phố trong suốt thời gian phát triển nhanh chóng của Thủ đô. Anh chia sẻ: "Hà Nội đã thay đổi rất nhiều, nhưng tôi không cho phép mình quên đi vẻ đẹp xưa cũ, tinh hoa của Hà Nội"
Khi nhìn lại bức ảnh được chụp tại trường Tiểu học Nguyễn Du từ năm 1992, các anh chị cựu học sinh của trường cũng không khỏi bồi hồi nhớ về những kỷ niệm quý giá của mình.
Trong số họ, có những người vẫn giữ liên lạc, thường xuyên trò chuyện và gặp gỡ, nhưng cũng có những người chưa từng liên lạc lại kể từ ngày tốt nghiệp. Ai ai cũng đều rất bất ngờ khi được nhìn lại những hình ảnh tuổi thơ vào những năm đầu thập niên 90 - khi họ chỉ mới 10 tuổi.
Trang phục của họ khi ấy là những bộ đồng phục đơn sơ và giản dị hòa lẫn với khung cảnh mộc mạc của mái trường cũ. Những hình ảnh đó đã gợi nhớ về cuộc sống đầy khó khăn nhưng cũng ngập tràn niềm vui của những đứa trẻ lớn lên trong thời kỳ đổi mới.
Bà Phong Lan, một trong những người đến thăm quan triển lãm, cho rằng điều mà các tác phẩm truyền tải được chính xác nhất chính là những gương mặt của người Hà Nội xưa.
Theo bà, những gương mặt ngày xưa rất điển hình. Bởi nếu so sánh với bây giờ khi điều kiện kinh tế khá giả và giao lưu nhiều hơn, thì nét mặt của người Hà Nội bây giờ khác với ngày trước.
Bày tỏ cảm xúc về bức ảnh cá nhân do tác giả Andy Soloman chụp, bà Ngọc Lan - biên tập viên công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam năm 1993, chia sẻ: “Hồi đó tôi mới hơn 30 tuổi.
Bây giờ được nhìn lại những hình ảnh về Hà Nội xưa mà một người nước ngoài lưu giữ lại thực sự là một điều vô cùng trân quý. Xin cảm ơn ông đã đem đến cho chúng tôi những cảm xúc hạnh phúc vô cùng to lớn”.
Bức ảnh được chụp tại trường Tiểu học Nguyễn Du từ năm 1992. (Ảnh: Quỳnh Anh) |
Điều không thể thay đổi
Đến Hà Nội lần đâu vào tháng 10/1992, nhiếp ảnh gia Andy Soloman ngay lập tức yêu mến thành phố này. Ông đã sống và làm việc tại Thủ đô trong bảy năm và thường xuyên quay lại trong những năm sau đó.
Chia sẻ thêm về quá trình chụp lại những bức ảnh, Andy cho biết: “Khi xưa tôi bước ra đường là giơ máy ảnh lên và chụp những người dân ở đây.
Họ là những người không hề quen biết tôi nhưng lại đón tiếp tôi vô cùng nồng hậu, thậm chí còn mời tôi về nhà, nói chuyện. Những điều này chỉ có thể làm được khi ta có lòng tin giữa người với người”.
Mới đây, khi đi qua đường Điện Biên Phủ và thấy một người phụ nữ khoảng ngoài 70 tuổi đang khiêu vũ một mình, ông đã dừng lại và xin chụp ảnh. Người phụ nữ vui vẻ đồng ý, tạo dáng đẹp nhất để ông chụp, thậm chí còn mời ông khiêu vũ cùng.
Nhiếp ảnh gia Andy Soloman. (Ảnh: Quỳnh Anh) |
Andy bộc bạch: “Thành phố có thể thay đổi qua một thời gian dài nhưng con người Hà Nội vẫn vậy, vẫn nồng ấm và hiếu khách!”.
Với triển lãm lần này, điều làm ông hạnh phúc hơn cả là khi được gặp gỡ và nghe lại những câu chuyện, kỷ niệm từ chính những người từng xuất hiện trong bức ảnh.
Những cuộc trò chuyện đó không chỉ mang đến niềm cảm hứng mà còn là động lực mạnh mẽ để ông tiếp tục sáng tác và ghi lại những dấu ấn mới của Hà Nội trong tương lai.
| Kim bảo 'Hoàng đế chi bảo' được đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia Kim bảo “Hoàng đế chi bảo” tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh, vừa được đề ... |
| Vườn hoa hồ Thiền Quang - không gian văn hoá mới của Thủ đô Sáng 18/10, UBND quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, tổ chức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng ... |
| Lan tỏa câu chuyện và văn hóa Việt tại Hội sách Frankfurt 2024 Đơn vị xuất bản Sbooks vừa được TP. Hồ Chí Minh mời tham gia cùng đoàn đại biểu đại diện Việt Nam dự Hội sách ... |
| Hội thảo Du học Nhật Bản 2024: Cầu nối phát triển giáo dục và văn hóa Ngày 20/10, Hội thảo Du học Nhật Bản 2024 đã được tổ chức tại Hà Nội, thu hút sự quan tâm của đông đảo học ... |
| Bộ trang sức văn hóa Sa Huỳnh được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia Đây là bộ trang sức phát hiện được từ đợt khai quật khảo cổ ở khu mộ táng Lai Nghi (thị xã Điện Bàn, tỉnh ... |