Trung Quốc công bố phát hiện dấu vết của nước trên Mặt trăng

Hoàng Trung Hiếu
Các nhà khoa học Trung Quốc công bố đã phát hiện các phân tử nước bị mắc kẹt trong đá trên Mặt trăng, bác bỏ những giả định trước đây rằng bề mặt của thiên thể này khô ráo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Quốc công bố đã phát hiện dấu vết của nước trên Mặt trăng
Tàu thăm dò Hằng Nga 5 của Trung Quốc hoạt động trên bề mặt Mặt trăng. (Nguồn: Xinhua)

Theo công bố của Viện Khoa học Trung Quốc, các mẫu đá được thu thập từ bề mặt Mặt trăng và được tàu thăm dò Hằng Nga 5 của nước này mang về Trái đất có chứa các tinh thể đầy "phân tử ngậm nước".

Trước đó, vào những năm 1960 và 1970, các mẫu đá do tàu thăm dò Apollo của Mỹ mang về không cho thấy dấu vết của nước, khiến các nhà khoa học tin rằng phần lớn đất trên Mặt trăng khô hoàn toàn. Nhưng sau này, các vệ tinh chuyên nghiên cứu Mặt trăng đã phát hiện có dấu vết của nước, đặc biệt là ở gần các cực của thiên thể này.

Nghiên cứu mới được các nhà khoa học Trung Quốc công bố trên tạp chí Thiên văn học Tự nhiên đã cho thấy bằng chứng trực tiếp về nước ẩn giấu trên Mặt trăng. Phát hiện này có khả năng đặt nền móng cho việc khai thác tài nguyên trong tương lai và xây dựng căn cứ trên vệ tinh tự nhiên của Trái đất.

“Các phân tử nước có thể tồn tại ở những khu vực có ánh nắng Mặt trời trên Mặt trăng, dưới dạng muối ngậm nước”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Tàu Hằng Nga 5, được đặt theo tên nữ thần Mặt trăng của Trung Quốc, là con tàu thứ năm trong chuỗi sứ mệnh của Trung Quốc nghiên cứu Mặt trăng. Tàu đáp xuống bề mặt thiên thể này để thu thập vật liệu.

Hằng Nga 5 có tổng cộng 4 mô đun, gồm một tàu quỹ đạo (Orbiter), một tàu đổ bộ mang theo các dụng cụ chuyên dụng để thu thập mẫu vật (Lander), một tàu lấy mẫu vật (Ascender) và một tàu chứa nhỏ để mang các mẫu vật thu được về Trái đất an toàn (Returner). Tàu đã trở về Trái đất vào ngày 17/12/2020.

Kể từ đó, các nhà khoa học đã phân tích các mẫu đá do Hằng Nga 5 đem về, và phát hiện sự hiện diện của một loại khoáng chất có công thức hóa học (NH4)MgCl3·6H2O, chứa hơn 40% là nước.

Phát hiện này sẽ giúp Trung Quốc nâng cao hiểu biết về các nguồn tài nguyên có sẵn trên Mặt trăng mà nước này hy vọng sẽ sử dụng trong các sứ mệnh không gian trong tương lai.

Sự giống nhau của khoáng chất này với đá núi lửa được tìm thấy trên Trái đất cho thấy nó có thể được tạo ra bởi các núi lửa hiện đã tắt trên Mặt trăng. Và không chỉ sự hiện diện của nước khiến các nhà khoa học phấn khích, amoniac - một thành phần quan trọng khác để chế tạo nhiên liệu tên lửa, cũng được tìm thấy bên trong mẫu đá lấy từ Mặt trăng.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết: “Sự có mặt của amoniac cho thấy tiềm năng của nó như một nguồn tài nguyên cho con người sẽ cư trú trên Mặt trăng trong tương lai”.

Trung Quốc không phải là nước duy nhất tìm cách hưởng lợi từ tài nguyên thiên nhiên của Mặt trăng. Một quan chức của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), ông Bill Nelson, đã nói rằng, tốc độ và tiến độ trong các sứ mệnh Mặt trăng của Trung Quốc đã đưa quốc gia Đông Bắc Á “vào cuộc đua” với Mỹ để thám hiểm thiên thể này một cách hiệu quả.

Bắc Kinh gần đây đã đưa tàu thám hiểm lên Mặt trăng và Hỏa tinh, đồng thời hoàn thành việc xây dựng Trạm vũ trụ Thiên Cung vào năm 2022. Nước này cũng đang dẫn đầu việc xây dựng Trạm nghiên cứu Mặt trăng quốc tế, dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2030.

Hoàn thành nhiệm vụ Mặt trăng với Chandrayaan-3, Ấn Độ phóng tiếp Aditya-L1 nghiên cứu Mặt trời

Hoàn thành nhiệm vụ Mặt trăng với Chandrayaan-3, Ấn Độ phóng tiếp Aditya-L1 nghiên cứu Mặt trời

Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) cho biết tàu thăm dò Chandrayaan-3 đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao trên Mặt ...

Tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ hoàn thành nhiệm vụ trên Mặt trăng

Tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ hoàn thành nhiệm vụ trên Mặt trăng

Ngày 3/9, Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) cho biết tàu thăm dò Chandrayaan-3 đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao ...

Trung Quốc tiếp tục triển khai sứ mệnh khám phá Mặt Trăng đúng kế hoạch

Trung Quốc tiếp tục triển khai sứ mệnh khám phá Mặt Trăng đúng kế hoạch

Cục Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) vừa thông báo dự án sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng mang tên Hằng Nga 6 (Chang'e-6) ...

Trung Quốc hoan nghênh các nước cùng hợp tác hòa bình trong không gian vũ trụ

Trung Quốc hoan nghênh các nước cùng hợp tác hòa bình trong không gian vũ trụ

Ngày 25/10, Phó Giám đốc Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) Lâm Tây Cường khẳng định, Bắc Kinh sẵn sàng mời ...

Tàu thám hiểm vũ trụ của Nhật Bản hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng

Tàu thám hiểm vũ trụ của Nhật Bản hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng

Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) ngày 20/1 thông báo Tàu đổ bộ thông minh khảo sát Mặt Trăng (SLIM) ...

(theo Live Science)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/10/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 10 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/10/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 10 năm 2024

Lịch âm 15/10. Lịch âm 15/10/2024? Âm lịch hôm nay 15/10. Lịch vạn niên 15/10/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 16/10/2024: Thiên Bình sự nghiệp tỏa sáng

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 16/10/2024: Thiên Bình sự nghiệp tỏa sáng

Tử vi hôm nay 16/10/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 16/10/2024: Tuổi Sửu làm việc hiệu quả

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 16/10/2024: Tuổi Sửu làm việc hiệu quả

Xem tử vi 16/10 - tử vi 12 con giáp hôm nay 16/10/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Ủy ban Thực phẩm Ireland quảng bá sữa chất lượng châu Âu tại Việt Nam

Ủy ban Thực phẩm Ireland quảng bá sữa chất lượng châu Âu tại Việt Nam

Vừa qua, tại Fiv Vietnam 2024, Bord Bia đã giới thiệu những sản phẩm từ sữa chất lượng châu Âu, đặc biệt là từ Ireland tới người tiêu dùng Việt ...
Nhiều thông tin và cơ hội học bổng hấp dẫn tại Tuần lễ giáo dục châu Âu 2024

Nhiều thông tin và cơ hội học bổng hấp dẫn tại Tuần lễ giáo dục châu Âu 2024

Tuần lễ giáo dục châu Âu 2024 sẽ diễn ra từ 19-23/10, bao gồm 2 sự kiện chính Ngày hội giáo dục châu Âu và Ngày Erasmus+ Việt Nam.
Giá tiêu hôm nay 16/10/2024: Thị trường trầm lắng, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/10/2024: Thị trường trầm lắng, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/10/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 – 144.000 đồng/kg.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Một năm sau ngày bùng phát cuộc chiến Hamas-Israel ở Dải Gaza, Trung Đông đứng trước tình thế nguy hiểm. Israel và Iran thay đổi phương thức tấn công...
Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Nga nhiều lần cảnh báo 'lằn ranh đỏ'. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là 'đe dọa bằng lời nói'!
Thách thức người cầm lái NATO

Thách thức người cầm lái NATO

Được đánh giá là chính trị gia lão luyện, nhưng cương vị Tổng thư ký khối quân sự NATO không phải là điều dễ dàng với ông Mark Rutte.
Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Ông Ishiba Shigeru đã chiến thắng trong cuộc đua được coi là khó dự đoán nhất nhiều năm qua, với những điều mới mẻ, thậm chí lạ lẫm...
Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Triều Tiên và Hàn Quốc đều đang có những động thái quân sự khiến căng thẳng bị đẩy lên cao.
Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược đang được phát triển của Việt Nam, qua trình bày của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, phản ánh một quốc gia đang đối mặt với ngã rẽ...
Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Báo chí Trung Quốc như Tân Hoa xã, Nhân dân nhật báo… đồng loạt đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường.
Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Việc bố trí các căn cứ quân sự hợp lý ở Trung Đông sẽ giúp Mỹ đối phó hiệu quả với những chiến thuật hiểm hóc của Iran.
Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Ukraine sở hữu nhiều loại vũ khí quan trọng nhưng vẫn đang nỗ lực thuyết phục phương Tây đồng ý cho sử dụng để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Iran và Israel đang bước vào một cuộc xung đột trực diện ngày càng rõ ràng. Iran rõ ràng lo lắng trước thái độ 'tất tay' của Israel.
Phiên bản di động