Dự kiến, các cơ sở và cụm công nghiệp từ khắp Trung Quốc sẽ tham dự Triển lãm Thương mại điện tử xuyên biên giới từ 10-12/8. (Nguồn: Vinexad) |
Số liệu của Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (Đức) cho biết, đến năm 2025, doanh thu bán hàng trực tuyến sẽ chiếm khoảng 1/10 tổng doanh thu bán lẻ của Việt Nam và doanh thu của thị trường thương mại điện tử sẽ đạt 9 tỷ USD. Các sản phẩm như làm đẹp, đồ gia dụng, điện tử, thời trang, đồ chơi, nội thất là những ngành hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất trong thương mại điện tử Việt Nam. Mô hình bán lẻ mới sẽ tác động mạnh mẽ đến phương thức bán hàng truyền thống.
Cũng theo số liệu của Statista, năm 2017, lượng người tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 28% tổng số người tiêu dùng. Đến năm 2020, số lượng người tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam đã chiếm gần 50%. Ước tính đến năm 2025, với dân số khoảng 100 triệu người, lượng người tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam sẽ chiếm hơn 70%.
Tin liên quan |
Đưa thương mại điện tử Việt Nam 'vươn ra biển lớn' |
Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Việt Nam đang nhanh chóng bắt nhịp và vượt qua các nước ASEAN khác. Trong cuộc khảo sát về thương mại điện tử năm 2020 của Liên hợp quốc trên 193 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam xếp thứ 86, tăng 2 bậc.
Việt Nam cũng đang tích cực hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử với mục tiêu trở thành 1 trong 4 quốc gia lớn ở Đông Nam Á vào năm 2025. Hiện tại, 40 triệu người mua sắm trực tuyến của Việt Nam chi tiêu trung bình khoảng 210 USD/năm, đứng thứ hai trong số các nước ASEAN.
Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển khi tỷ lệ sử dụng internet tăng lên, điện thoại thông minh được sử dụng rộng rãi hơn và niềm tin của người dân vào mua sắm trực tuyến cũng ngày càng tăng lên.
Đáng chú ý, là một quốc gia ASEAN có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của lượng lớn các công ty Trung Quốc. Mở rộng thương hiệu của các công ty Trung Quốc sang Việt Nam và hợp tác với các đối tác Việt Nam để mở rộng thị trường trở thành mong muốn chung của các công ty Trung Quốc.
Dựa vào khả năng cung ứng của các công ty Trung Quốc và nhu cầu của thị trường Việt Nam, Triển lãm Thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam 2023 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) vào ngày 10-12/8.
Dự kiến, các cơ sở và cụm công nghiệp từ khắp Trung Quốc, bao gồm các cụm công nghiệp mỹ phẩm, thiết bị đồ gia dụng, đồ lót, vật nuôi, dụng cụ nhà bếp và các ngành hàng khác phổ biến tại thị trường Việt Nam sẽ tham gia Triển lãm.
Trong khuôn khổ Triển lãm, ngoài Hội thảo chuyên đề "Cải cách hải quan, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới", Ban tổ chức sẽ tổ chức Diễn đàn Phát triển Thương mại Điện tử Việt - Trung với sự dẫn dắt của các diễn giả đến từ Tiktok, Shopsbu và Tập đoàn Hinmax nhằm xây dựng kế hoạch phát triển toàn diện cho thị trường Việt Nam, tăng cường hợp tác với các nhà khai thác để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của thị trường thương mại điện tử Việt Nam.
Triển lãm sẽ tăng cường hợp tác với những người nổi tiếng trên Internet, những người dẫn chương trình và các tổ chức mạng đa kênh MCN, đồng thời thông qua việc quảng bá và thu hút của họ trên các nền tảng như: Facebook, Intasgram, Tiktok thu hút người bán trực tuyến và người bán trên các nền tảng tham gia triển lãm.
Triển lãm Thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam không chỉ là triển lãm hàng hóa theo nghĩa truyền thống mà sẽ tích hợp kho hàng ở nước ngoài, vận chuyển logistics, phân phối nền tảng và hợp tác sâu rộng với các nền tảng thương mại điện tử chính thống.
Triển lãm sẽ mời một số lượng lớn các tổ chức mạng đa kênh (MCN), chuyên gia, người dẫn chương trình, người nổi tiếng trên Internet, tận dụng triệt để phương tiện truyền thông và các phương thức tiếp thị mới, đồng thời sử dụng tài nguyên của các cơ quan điều hành đại lý và phát trực tiếp để kết nối các kênh bán sản phẩm và mở rộng thị trường mới cho các nhà triển lãm.
Droshipping (bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển), một cú nhấp chuột mua hàng, quét mã QR hay ChatGPT và các công nghệ tiên tiến khác cũng sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho các nhà khai thác kênh thương mại điện tử.
| Thương mại điện tử thông minh sẽ là xu hướng nổi bật trong năm 2023 Ngày 18/4, tại Hà Nội, Diễn đàn toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2023 (VOBF 2023) đã khai mạc với chủ đề “Smart ... |
| Chuyển đổi số để trung du và miền núi ‘đi sau’, nhưng ‘đuổi kịp, tiến cùng’ Các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc cần đẩy mạnh chuyển đổi số du lịch, đưa nông, lâm sản lên sàn thương mại ... |
| Thêm 5 doanh nghiệp đủ điều kiện cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử Ngày 15/6, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã trao giấy đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho 5 ... |
| Alibaba công bố tân Chủ tịch và tân Giám đốc điều hành Ngày 20/6, Alibaba bất ngờ công bố tân Chủ tịch và tân Giám đốc điều hành. Việc thay đổi nhân sự cấp cao lần này ... |
| Thương mại điện tử đưa nông sản Việt vươn xa Thương mại điện tử đã và đang là kênh tiêu thụ nông sản phù hợp với xu thế trong giai đoạn hiện nay. Đây là ... |