Giá cà phê trong nước hôm nay 12/9 đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: The-best-wishes) |
Giá cà phê hôm nay 12/9
Giá cà phê trên sàn phái sinh liên tục tăng giảm trái chiều trong tuần qua. Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn là nhà xuất khẩu cà phê số 1 thế giới - Brazil đã trải qua thời tiết xấu vào năm ngoái sau khi bị ảnh hưởng bởi cả hạn hán và băng giá. Các đợt băng giá nghiêm trọng vào tháng 7 đã làm hư hại phần lớn các cánh đồng trong vành đai cà phê chính của Brazil, khiến giá cà phê arabica tăng tới 20% - mức cao nhất trong gần 7 năm.
Giá cao dự kiến sẽ chiếm ưu thế trong trung hạn do vụ mùa của Brazil bị kìm hãm, từ đó mang lại thu nhập tốt hơn cho các nhà sản xuất Kenya. Tuy nhiên, sản lượng cà phê năm nay cũng có khả năng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào đắt đỏ như phân bón. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê của Kenya trong niên vụ 2022 - 2023 sẽ giảm 10% xuống còn 700.000 bao do giá phân bón tăng. Kể từ đầu năm 2021, giá phân bón toàn cầu đã tăng vọt do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Song song đó, cuộc xung đột Nga-Ukraine càng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Trên sàn giao dịch quốc tế, chốt phiên giao dịch cuối tuần (ngày 9/9), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 11/2022 điều chỉnh giảm nhẹ 12 USD (0,53%), giao dịch tại 2.264 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 1/2023 giảm 2 USD (0,09%), giao dịch tại 2.253 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 12/2022tăng 6,3 Cent (0,47%), giao dịch tại 228,50 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 5,95 Cent/lb (0,30%), giao dịch tại 222,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 12/9 đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Ở Việt Nam – nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới, mùa mưa đang đến, nhưng cơ quan khí tượng dự báo lượng mưa ở các khu vực sản xuất thuộc miền Trung – Tây Nguyên sẽ thấp hơn khoảng 20-40% so với thông thường.
Người trồng cà phê Việt Nam đã giữ cà phê lại không bán ra khi thấy giá giảm xuống mức thấp, và chỉ tăng cường bán khi giá lên cao. Xuất khẩu cà phê trong tháng 4 vừa qua của Việt Nam đã tăng 3% so với tháng trước đó, lên 185.962 tấn, theo số liệu của Tổng cục Hải quan. Kể từ tháng 3, giá cà phê tại Đắk Lắk đã tăng khoảng 20% lên 36.500 đồng/kg. Giá tăng nhưng khách hàng vẫn mua nhiều bởi Brazil và Indonesia cũng đang bị hạn hán.
Sản lượng cà phê Indonesia – nước sản xuất robusta lớn thứ 3 thế giới, dự báo giảm 10% do khô hạn, theo kết quả điều tra của Bloomberg. Tiêu thụ đang gia tăng tại thị trường này sẽ khiến lượng dư cung dành cho xuất khẩu càng giảm thêm trong năm 2016/17. Báo cáo tháng 4 của ICO cho thấy xuất khẩu cà phê robusta chỉ đạt 6,1 triệu bao, thấp nhất kể từ niên vụ 2010/11.
Một nước sản xuất robusta lớn khác là Ấn Độ cũng đang vật lộn với hạn hán. Sản lượng của nước sản xuất lớn thứ 6 thế giới này trong niên vụ 2016/17 dự báo sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 2 thập kỷ.
Trên thực tế, sản lượng arabica ở một số nơi cũng bị ảnh hưởng. Tại Colombia, sản lượng niên vụ 2016/17 dự báo sẽ giảm xuống mức thấp nhất 23 năm do thời tiết bất lợi và thiếu nhân lực lao động. Theo cơ quan thường trú Bộ Nông nghiệp Mỹ ở Bogota, sản lượng của Colombia – toàn bộ là arabica – sẽ chỉ đạt khoảng 13,3 triệu bao, so với khoảng 13,6 triệu bao của niên vụ trước.
Các cơ quan khí tượng quốc tế dự báo ngay sau El Nino sẽ là La Nina, thậm chí La Nina có thể đến khi El Nino chưa kết thúc. Do vậy thị trường cà phê thế giới sẽ còn nhiều biến động bất ngờ.
| Truyền thông Trung Quốc 'phản pháo' thông tin kinh tế không thể vượt mặt Mỹ? Một số chuyên trang kinh tế hàng đầu The Economist, Bloomberg, Wall StreetJournal gần đây đăng loạt bài viết ít lạc quan về khả năng ... |
| Mây suy thoái đang tích tụ, cả ba 'đầu tầu' trục trặc - kinh tế thế giới sẽ chạy ra sao? Châu Âu có nguy cơ rơi vào khủng hoảng khí đốt, Mỹ liên tục tăng lãi suất, Trung Quốc phong tỏa các thành phố lớn ... |
| Mức độ lạc quan 'tụt dốc thảm', hơn nửa doanh nghiệp Mỹ hoãn, hủy bỏ đầu tư tại Trung Quốc Một cuộc khảo sát của Hội đồng Thương mại Mỹ-Trung Quốc cho thấy, sự lạc quan của các doanh nghiệp Mỹ về Trung Quốc đã ... |
| Nga đã tránh đòn loại trực tiếp từ phương Tây hay loạt 'vũ khí' trừng phạt hoạt động lỗi? ‘Vũ khí trừng phạt’ - một học thuyết mới về quyền lực của phương Tây, tưởng là đòn loại trực tiếp, nhưng kết quả hóa ... |
| Kinh tế Nga-Trung Quốc: 'hợp tác không có giới hạn'? Bắc Kinh muốn mua dầu của Nga và ủng hộ chính trị nồng nhiệt cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine. ... |