Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Nga Putin trong một sự kiện tại sân bay vũ trụ Vostochny, Viễn Đông Nga. (Nguồn: KCNA) |
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho hay, hệ thống tên lửa phóng loạt trên được nâng cấp với khả năng cơ động và tập trung hỏa lực cao, có hệ thống điều khiển hỏa lực kết hợp tự động, sẽ được triển khai cho các đơn vị của Quân đội Nhân dân Triều Tiên dưới dạng thiết bị thay thế từ năm 2024 – 2026, Bình Nhưỡng kỳ vọng, hệ thống vũ khí này sẽ củng cố khả năng tác chiến pháo binh của nước này.
Triều Tiên đã phóng 8 quả đạn pháo trúng mục tiêu, điều này chứng minh cho ưu thế và sức công phá của hệ thống tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240mm và các quả đạn pháo có điều khiển dành cho hệ thống này.
Ngoài ra, cũng theo KCNA, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đề cập những cách thức thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nền kinh tế quốc phòng để nâng sản lượng hệ thống tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240mm thế hệ mới và đạn pháo có điều khiển dành cho hệ thống này lên mức cao nhất, cũng như đề ra những nhiệm vụ và định hướng quan trọng.
Trước đó, Triều Tiên hồi tháng 2 cho biết, nước này đã phát triển đạn pháo dành cho hệ thống tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240mm "có điều khiển", một động thái có thể làm tăng năng lực quốc phòng của Triều Tiên với những cải tiến về tầm bắn và độ chính xác.
Tháng trước, Triều Tiên đã phóng thử đạn pháo thế hệ mới dành cho hệ thống vũ khí này.
Lâu nay, Phương Tây vẫn cáo buộc Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga để sử dụng trong chiến dịch quân sự tại Ukraine. Đổi lại, Nga cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.
Hồi tháng 2, lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng đã lên tiếng lên án mạnh mẽ các giao dịch vũ khí giữa Triều Tiên và Nga. G7 đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh rằng, các giao dịch giữa Bình Nhưỡng và Moscow vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc...
Phản hồi những thông tin này, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow đang xây dựng quan hệ với Triều Tiên trên cơ sở lợi ích chung. Sự hợp tác này không nhằm mục đích chống lại các nước thứ ba và không đe dọa đến an ninh trong khu vực vàthế giới nói chung.
"Đồng thời, đất nước chúng tôi, với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ngày càng chú ý đến các vấn đề hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên, cũng như việc thực hiện các quyết định của Hội đồng Bảo an nhằm giúp giảm mức độ đe dọa", Bộ Ngoại giao Nga khẳng định.
Nga và Triều Tiên là nước láng giềng gần gũi, đối tác quan trọng của nhau và dự định thúc đẩy quan hệ trong mọi lĩnh vực.
| Triều Tiên thử tên lửa, nhà lãnh đạo Kim Jong-un ở đâu? Mỹ trấn an đồng minh thân thiết Ngày 29/1, báo Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên - đã đưa tin về hoạt động của nhà ... |
| Tin thế giới 18/3: Tổng thống Putin tái đắc cử, tính ngay vấn đề ở Ukraine, Afghanistan-Pakistan căng nhau; Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua. |
| Triều Tiên vừa phóng vật thể có khả năng là tên lửa đạn đạo Theo cảnh báo từ chính phủ Nhật Bản, ngày 22/4, Triều Tiên đã phóng một vật thể có thể là một tên lửa đạn đạo. |
| Lần đầu tiên, Chủ tịch Triều Tiên chỉ đạo diễn tập mô phỏng phản công hạt nhân Ngày 23/4, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, Chủ tịch nước này Kim Jong Un đã giám sát một cuộc tập ... |
| Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới' Ngày 25/4, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí ... |