Hình ảnh do KCNA đăng tải về vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên ngày 17/1. (Nguồn: KCNA) |
KCNA cho biết, vụ phóng thử tên lửa dẫn đường chiến thuật do Học viện khoa học quốc phòng Triều Tiên thực hiện ở miền Tây nước này và hệ thống đã “bắn chính xác một mục tiêu đảo” ngoài khơi bờ biển phía Đông.
Theo đó, vụ bắn thử nhằm đánh giá chọn lọc các tên lửa dẫn đường chiến thuật đang được chế tạo và phát triển cũng như để đánh giá độ chính xác của hệ thống vũ khí.
KCNA nói thêm, vụ thử nghiệm đã “khẳng định độ chính xác, tính an toàn và hiệu quả của việc vận hành hệ thống vũ khí trong điều kiện được bảo vệ”.
Trước đó, sáng 17/1, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JSC) cho biết đã phát hiện 2 vật thể bay được phóng đi từ khu vực sân bay Sunan ở thủ đô Bình Nhưỡng. JSC nhận định, đây có thể là tên lửa đạn đạo tầm ngắn, bay xa khoảng 380 km ở độ cao 42 km.
Hội đồng an ninh quốc gia (NSC) Hàn Quốc đã họp khẩn. Phủ Tổng thống Hàn Quốc nêu rõ, các thành viên của NSC đã thảo luận kỹ lưỡng khi các vụ việc đáng tiếc vẫn tiếp tục xảy ra.
Theo phía Hàn Quốc, Triều Tiên đã tiến hành 4 vụ phóng trong năm 2022.
Phản ứng trước vụ phóng thử trên, Mỹ lên tiếng chỉ trích, cho rằng "các vụ phóng này vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ), gây ra mối đe dọa cho các nước láng giềng của Triều Tiên và cộng đồng quốc tế".
Bên cạnh đó, Washington tiếp tục cam kết theo đuổi cách tiếp cận ngoại giao và kêu gọi Bình Nhưỡng đối thoại”, đồng thời khẳng định duy trì cam kết đối với việc bảo vệ các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản.
Cùng ngày, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi Triều Tiên và các bên liên quan tiến hành các cuộc đàm phán ngoại giao hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, trong bối cảnh Bình Nhưỡng vừa xác nhận phóng thử 2 tên lửa dẫn đường hôm 17/1.
Người phát ngôn Stephane Dujarric của Tổng Thư ký LHQ cho biết thêm, việc Triều Tiên liên tục thử tên lửa trong tháng này cho thấy sự cần thiết của việc các bên liên quan cùng Bình Nhưỡng tiến hành đàm phán ngoại giao nhằm đạt được tiến trình “phi hạt nhân hóa một cách có thể kiểm chứng” Bán đảo Triều Tiên, trong đó trước tiên là “giảm căng thẳng”.
| Tin thế giới 17/1: Ukraine gửi 'mệnh lệnh đạo đức' tới Đức? Nga nói Ukraine khó hiểu; Nhật Bản cứng rắn với Trung Quốc Căng thẳng Nga-Ukraine, đề xuất an ninh, quan hệ Đức với Ukraine và Nga, Nga-Mỹ, chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời gian ... |
| Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc lấy làm tiếc, Thủ tướng Nhật Bản ra chỉ thị khẩn Ngày 17/1, Hàn Quốc và Nhật Bản đã lên tiếng phản ứng sau khi Triều Tiên phóng 2 vật thể bay mà Seoul và Tokyo ... |