Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un thị sát một căn cứ huấn luyện của các đơn vị tác chiến đặc biệt vào ngày 2/10. (Nguồn: KCNA) |
Ngày 4/10, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên đưa tin về chuyến thị sát, đồng thời dẫn lời ông Kim Jong Un phát biểu rằng, nếu kẻ thù cố gắng sử dụng các lực lượng vũ trang để xâm phạm chủ quyền của nước này, Bình Nhưỡng "sẽ không do dự sử dụng tất cả các lực lượng tấn công mà chúng ta sở hữu, trong đó có vũ khí hạt nhân".
Tin liên quan |
Vấn đề Triều Tiên sẽ làm nóng Thượng đỉnh Bộ tứ và Đối thoại quốc phòng Mỹ-Hàn? |
Chủ tịch quốc gia Đông Bắc Á kêu gọi quân đội tiếp tục bồi dưỡng sức mạnh, đồng thời đánh giá, lực lượng tác chiến đặc biệt của Triều Tiên là "lực lượng then chốt và cốt lõi" trong khả năng răn đe và tác chiến của đất nước.
Ông cũng lưu ý về nhu cầu mở rộng và tăng cường lực lượng tác chiến đặc biệt thành lực lượng chiến đấu mạnh nhất của đất nước.
Những phát biểu của Chủ tịch Triều Tiên được đưa ra trong bối cảnh Hàn Quốc và Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận hải quân tại vùng biển phía Đông bán đảo Triều Tiên nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa lực lượng hải quân hai nước.
Lâu nay, Triều Tiên đã bày tỏ quan ngại các cuộc tập trận chung Hàn-Mỹ, coi đây là nguy cơ đối với an ninh của nước này.
Trong khi đó, cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun tuyên bố "không khoan nhượng" trước những phát ngôn đe dọa nhằm vào Seoul, nhấn mạnh rằng, Triều Tiên sẽ phải đối mặt với phản ứng "mạnh mẽ" từ các đồng minh trong trường hợp có hành động khiêu khích.
Theo hãng thông tấn Yonhap, phát biểu trên được ông Kim Yong-hyun đưa ra trong chuyến thăm đầu tiên tới Bộ Tư lệnh các lực lượng hỗn hợp Mỹ-Hàn (CFC) ở Pyeongtaek, cách thủ đô Seoul khoảng 60 km về phía Nam và được Chỉ huy CFC, Tướng Paul LaCamera, báo cáo về thế trận phòng thủ chung của các đồng minh.
Ông Kim Yong-hyun đồng thời kêu gọi hợp tác chặt chẽ giữa CFC và Bộ Tư lệnh chiến lược Hàn Quốc, lưu ý rằng Bộ Tư lệnh mới này sẽ là một đơn vị chủ chốt trong việc triển khai các kế hoạch chi tiết của hoạt động răn đe mở rộng.
Hoạt động răn đe mở rộng đề cập đến cam kết của Washington trong việc bảo vệ đồng minh bằng toàn bộ năng lực quân sự của mình, bao gồm cả lực lượng hạt nhân.
| Nga cảnh báo cái 'gật đầu' của Mỹ sẽ mở đường dẫn tới xung đột hạt nhân, nói 'thật uổng công' vì điều mà Washington từng đinh ninh Ngày 3/10, các nhà ngoại giao Nga đã đưa ra những cảnh báo về nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang giữa nước này ... |
| Bán đảo Triều Tiên: Hàn Quốc phô bày sức mạnh quân sự, Bình Nhưỡng cảnh báo 'màn trình diễn liều lĩnh', khẳng định lập trường nhất quán với Trung Quốc Ngày 1/10, trong khi Hàn Quốc tiến hành buổi lễ diễu binh hiếm hoi, Triều Tiên đã đưa ra các thông điệp về việc Mỹ ... |
| Con đường gập ghềnh phía trước của tân Thủ tướng Nhật Bản Quốc hội Nhật Bản đã họp phiên bất thường ngày 1/10 để chính thức bầu ông Ishiba Shigeru, Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do ... |
| Một nước EU tuyên bố muốn khôi phục quan hệ với Nga khi điều này diễn ra Ngày 3/10, Thủ tướng của một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ... |
| Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản Nga nhiều lần cảnh báo “lằn ranh đỏ”. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó ... |