Nhỏ Bình thường Lớn

Hai đường ống Dòng chảy phương Bắc gặp sự cố, kỳ vọng của châu Âu bị 'phá hủy'?

Dòng chảy phương Bắc 1 khó có thể nối lại hoạt động "chở" khí đốt đến châu Âu vào mùa Đông, sau sự cố rò rỉ đường ống ngầm của Nga chạy dưới Biển Baltic gần Thụy Điển và Đan Mạch.
Dòng chảy phương Bắc rò rỉ
Sự cố rò rỉ khí tại đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 được nhìn thấy từ một chiếc F-16 của Đan Mạch. (Nguồn: AFP)

Ngày 27/9, các nước châu Âu đang chạy đua để điều tra vụ rò rỉ hai đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và 2, dẫn khí đốt từ Nga chạy dưới Biển Baltic gần Thụy Điển và Đan Mạch. Một số quan chức châu Âu cho biết, phá hoại có thể là nguyên nhân và Nga cũng không loại trừ điều đó.

Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Năng lượng Na Uy Terje Aasland cho hay, thông tin ban đầu nhận được về các vụ rò rỉ cho thấy, đây là “hành vi phá hoại”. Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson và người đồng cấp Đan Mạch Mette Frederiksen đều nói rằng, vụ việc có thể là "cố ý".

Tại Moscow, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng: "Hiện không loại trừ bất cứ khả năng nào".

Cả hai đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 đều là tâm điểm trong "cuộc chiến năng lượng" leo thang giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) thời gian qua. Tình hình vốn đã gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế lớn của phương Tây, khiến giá khí đốt tăng vọt và các thành viên châu Âu tích cực săn lùng các nguồn cung cấp năng lượng thay thế Moscow.

Theo Nord Stream AG - nhà điều hành hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc, cũng tiết lộ sự sụt giảm áp suất ghi nhận trên cả 2 đường ống dẫn khí đốt và cho rằng, hiện không thể ước tính “khung thời gian để khôi phục cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt”.

Tin liên quan

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu tích lũy

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu tích lũy 'núi' nợ, ‘bom hẹn giờ’ của nền kinh tế khi nào phát nổ?

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho hay, các nhà chức trách an ninh của Đức, Đan Mạch và Scandinavia đã xem xét chặt chẽ các rò rỉ ở Biển Baltic và điều tra nguyên nhân. Hiện nguồn cung năng lượng của Đức không bị ảnh hưởng.

Cũng trong ngày 27/9, Cơ quan Hàng hải Thụy Điển đã đưa ra cảnh báo về hai vụ rò rỉ trong đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, ngay sau khi phát hiện một vết rò rỉ trên đường ống Dòng chảy phương Bắc 2.

Và Nord Stream AG đã lên tiếng thừa nhận, ba đường ống ngoài khơi của hệ thống này đang chịu hư hại "chưa từng có" trong một ngày.

Theo CNN, cả hai đường ống đều không bơm khí đốt đến châu Âu vào thời điểm phát hiện rò rỉ nhưng sự cố này sẽ "phá hủy" kỳ vọng của châu Âu về việc nối lại hoạt động của Dòng chảy phương Bắc 1 trước mùa Đông.

Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của khu vực - vấn đề đang khiến nhiều quốc gia "đau đầu".

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nhấn mạnh, bất kỳ hành động cố ý nào nhằm phá vỡ cơ sở hạ tầng năng lượng của châu Âu là không thể chấp nhận được và sẽ "dẫn đến phản ứng mạnh mẽ nhất có thể".

Nga đã mạnh tay cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Dòng chảy phương Bắc 1, trước khi đình chỉ hoàn toàn hoạt động của dòng chảy vào cuối tháng 8. Phía Moscow thông tin rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra khó khăn cho hoạt động kỹ thuật.

Trong khi đó, đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 vẫn chưa đi vào hoạt động. Kế hoạch sử dụng đường ống này để cung cấp khí đốt đã bị Đức loại bỏ vài ngày trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Các chuyên gia cũng đồng ý rằng, sự cố có thể là cố ý.

GS. Jakub Godzimirski tại Học viện Ngoại giao Na Uy, chuyên nghiên cứu về chính sách năng lượng của Nga nhận định, sự cố rò rỉ có thể do trục trặc kỹ thuật nhưng cũng có khả năng là do phá hoại.

Một nguồn tin an ninh châu Âu cho biết: “Có một số dấu hiệu cho thấy đó là thiệt hại có chủ ý và vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận".

Các nhà phân tích tại Eurasia Group nhận thấy, sự cố này khiến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 khó có thể "chở" khí đốt đến châu Âu vào mùa Đông.

Họ nhận định: “Sự cố này có thể dẫn đến việc đóng cửa vĩnh viễn cả hai đường ống. Thông thường, đường ống dẫn khí đốt dưới biển được thiết kế để không thể bị hư hỏng một cách ngẫu nhiên và rất hiếm khi xảy ra rò rỉ. Sự cố này là một mối nguy hiểm nghiêm trọng về an toàn và môi trường".

Đường ống Dòng chảy phương Bắc hư hại: Mỹ 'dang tay' giúp châu Âu, ủng hộ điều tra nguyên nhân

Đường ống Dòng chảy phương Bắc hư hại: Mỹ 'dang tay' giúp châu Âu, ủng hộ điều tra nguyên nhân

Ngày 27/9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, nước này sẵn sàng giúp các đồng minh châu Âu trong vấn đề an ninh năng ...

Vụ rò rỉ đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và 2: Đan Mạch khẳng định ‘không phải tai nạn’, Ukraine nói Nga 'gây hấn với EU'

Vụ rò rỉ đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và 2: Đan Mạch khẳng định ‘không phải tai nạn’, Ukraine nói Nga 'gây hấn với EU'

Đan Mạch và Ukraine có những nhận định đầu tiên về sự cố rò rỉ các đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 ...

Đường ống Dòng chảy phương Bắc hư hại: EC nói quá sớm để suy đoán, Nga bàn nguyên nhân

Đường ống Dòng chảy phương Bắc hư hại: EC nói quá sớm để suy đoán, Nga bàn nguyên nhân

Ngày 27/9, Điện Kremlin cho biết, không loại trừ khả năng hành động phá hoại là nguyên nhân đằng sau việc hệ thống đường ống ...

Tin thế giới 27/9: Nga nghi ngờ về Dòng chảy phương Bắc, EC nói ‘chưa vội’; Ngoại trưởng Anh đến Hàn Quốc

Tin thế giới 27/9: Nga nghi ngờ về Dòng chảy phương Bắc, EC nói ‘chưa vội’; Ngoại trưởng Anh đến Hàn Quốc

Châu Âu cảnh báo hậu quả chờ phe thân Nga ở Ukraine, Ba Lan khánh thành đường ống khí đốt mới, Ngoại trưởng Anh tới ...

Nord Stream AG: 3 đường ống của Dòng chảy phương Bắc hư hại 'chưa từng có' trong một ngày

Nord Stream AG: 3 đường ống của Dòng chảy phương Bắc hư hại 'chưa từng có' trong một ngày

Ngày 27/9, Nord Stream AG, nhà điều hành hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream), cho biết, 3 đường ...

(theo CNN, The Northern Echo)

Tin cũ hơn