Trình làng tên lửa siêu thanh 'độc nhất vô nhị' Kh-95, Nga chuẩn bị cho 'cuộc chiến tương lai'

Thu Hiền
Nga sắp thử nghiệm loại tên lửa siêu thanh Kh-95, phóng từ trên không mà chưa quốc gia nào trên thế giới sở hữu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga đặt cược vào tên lửa Kh-95 trong các cuộc chiến tương lai
Tướng Zarudnitsky lưu ý các tên lửa siêu thanh bay ở tầm xa sẽ là một vấn đề lớn đối với những quốc gia đang gây hấn với Nga. (The National Interest)

Chủ nhân của nhiều kỷ lục

Giám đốc Học viện Quân sự trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu các Lực lượng Vũ trang Nga, Thượng tướng Vladimir Zarudnitsky chia sẻ trên tạp chí Tư duy Quân sự rằng lực lượng không quân Nga có thể được bổ sung các tên lửa có khả năng tiếp cận mục tiêu cách khoảng 5.000 km.

Trong bài báo có tiêu đề "Các yếu tố để chiến thắng trong các cuộc xung đột quân sự tương lai", Tướng Zarudnitsky viết rằng thành công phần lớn sẽ được đảm bảo bởi ưu thế thông tin, cũng như sự thống trị trong lĩnh vực không quân-vũ trụ.

Ông Zarudnitsky viết: “Đối với Lực lượng Không quân Vũ trụ (VKS) Nga, các loại vũ khí mới và hiện đại như máy bay ném bom chiến lược Tu-160M, hệ thống tên lửa siêu thanh trên không Kinzal; vũ khí tầm xa có độ chính xác cao trang bị cho các máy bay, cụ thể là tên lửa siêu thanh Kh-95 đang được phát triển và phân bổ cho quân đội”.

Tên lửa Kh-95 được phát triển cho máy bay ném bom Tu-22M3M, Tu-160M và máy bay ném bom tàng hình tầm xa liên lục địa PAK DA. Trong cuộc họp với đại diện Bộ Quốc phòng và Tổ hợp Công nghiệp-Quân sự Nga gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận các vấn đề cung cấp vũ khí tầm xa độ chính xác cao cho lực lượng vũ trang nước này.

Các máy bay ném bom tầm xa như Tu-160 và Tu-95MS đã được trang bị tên lửa hành trình hiện đại Kh-101 với tầm bắn lên tới 4.500 km và tên lửa Kh-102 có gắn đầu đạn nhiệt hạch. Trên thế giới chưa có loại tên lửa nào tương tự như vậy và chúng đã vượt qua các thử nghiệm chiến đấu ở Syria khá thành công.

Tuy nhiên, các tên lửa này có nhược điểm là có thể bị các hệ thống phòng không hiện đại bắn hạ. Trong khi đó, xác suất bắn trúng tên lửa siêu thanh là rất nhỏ.

Tướng Zarudnitsky lưu ý các tên lửa siêu thanh bay ở tầm xa, khoảng vài nghìn km sẽ là một vấn đề lớn đối với những quốc gia đang gây hấn với Nga.

Tu-160 và Tu-95MS có thể phóng tên lửa Kh-95 vào các mục tiêu mà không cần đi vào vùng nhận dạng phòng không hoặc thậm chí là triển khai ở khoảng cách xa đáng kể lãnh thổ đối phương.

Tạp chí National Interest của Mỹ mới đây đã đánh giá năng lực tác chiến của các máy bay ném bom mang tên lửa mà Nga sở hữu, trong đó lưu ý rằng các máy bay này đã cũ, song có tiềm năng hiện đại hóa lớn. Đặc biệt, Tu-160, mẫu máy bay nặng nhất là “chủ nhân” của nhiều kỷ lục thế giới bất bại (về trọng tải, tốc độ …), và thậm chí còn được ví như một “quái thú” thực sự.

Phát triển trên nền tảng thời Liên Xô

Tên lửa Kh-95 chưa từng được nhắc đến trước đây. Theo thông lệ, Tổng thống Putin sẽ công bố những bước phát triển "tầm cao" mới trong lĩnh vực vũ khí của Nga. Tuy nhiên, việc đề cập Kh-95 trong bài báo của Thượng tướng Zarudnitsky khó có thể được gọi là ngẫu nhiên.

Bài báo của ông là bài viết chuyên ngành, dành cho các sỹ quan am hiểu trong quân đội Nga. Các sỹ quan và tướng lĩnh Nga cần biết về các loại vũ khí tiên tiến, và qua đó có nhận thức về các hình thức chiến tranh mới trong bối cảnh xung đột hiện đại.

Trước đây, tạp chí Tư duy Quân sự do Bộ Quốc phòng Nga xuất bản bị hạn chế độc giả và chỉ những sỹ quan nhất định mới được mua tạp chí này. Các ấn phẩm thường được gói kín, gửi qua đường bưu điện, với số lượng phát hành tương đối nhỏ, chỉ từ 3-5.000 bản.

Tuy nhiên, hiện nay người ta đã có thể tải nội dung của ấn phẩm từ trang thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng Nga.

Chuyên gia quân sự, Đại tá dự bị Nikolai Shulgin bình luận: “Mỹ vẫn chưa thể bắt kịp Nga về vũ khí siêu thanh. Vừa qua, việc thử nghiệm nguyên mẫu tên lửa siêu thanh Vũ khí Hàng không Phản ứng nhanh (ARRW) AGM-183A của Lầu Năm Góc đã thất bại. Trong khi tên lửa Kinzal của Nga đã được đưa vào các hoạt động tác chiến trong vài năm qua.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tất cả những thành tựu mà Nga có trong lĩnh vực này đều dựa trên nền tảng những bước phát triển từ thời Liên Xô. Ví dụ, phòng thiết kế Raduga trong những năm 1980 và 1990 đã phát triển các dự án cho tên lửa hành trình siêu thanh Kh-90”.

Ông Shulgin lưu ý rằng việc triển khai tên lửa siêu thanh phóng từ trên không đòi hỏi phải có các máy bay hiện đại và phù hợp.

Theo ông, trong suốt giai đoạn Liên Xô và Liên bang Nga, khoảng 40 chiếc Tu-160 đã được sản xuất. Tổng cộng hiện Không quân Nga sở hữu 16 chiếc ‘Thiên nga trắng’, dự kiến sẽ được hiện đại hóa và 10 chiếc khác sẽ được chế tạo theo phiên bản cập nhật tại nhà máy máy bay Kazan.

"Tổng cộng, trong vòng từ 5-7 năm tới, Không quân Nga sẽ có 26 chiếc máy bay chiến lược tầm xa được hiện đại hóa này. Và vào giai đoạn 2028–2029, dự kiến quân đội sẽ sản xuất hàng loạt PAK DA.

Tất cả hoạt động sản xuất này đòi hỏi các nguồn lực đáng kể. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến việc cấp vốn cho các dự án xã hội”.

Tên lửa siêu vượt âm Zircon từ tàu ngầm hạt nhân của Nga sẽ vượt 9 lần tốc độ âm thanh

Tên lửa siêu vượt âm Zircon từ tàu ngầm hạt nhân của Nga sẽ vượt 9 lần tốc độ âm thanh

TASS ngày 6/8 dẫn nguồn thạo tin cho biết, cuộc thử nghiệm tên lửa Zircon phóng từ tàu ngầm Severodvinsk sẽ diễn ra vào cuối ...

Tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov của Nga sắp trở lại 'lợi hại hơn xưa'

Tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov của Nga sắp trở lại 'lợi hại hơn xưa'

Đô đốc Nakhimov là tàu tuần dương hạng nặng, chạy bằng năng lượng hạt nhân, hiện đang trong quá trình đại tu, nâng cấp, dự ...

(theo TTXVN, National Interest)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên ...
Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được trao chứng nhận tốt nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi với Tổng thống Rumen Radev một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm ...
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt với đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động