Trò chơi 'một mất một còn' với Trung Quốc khiến Mỹ mất nhiều hơn được

Thái Bình
TGVN. Marco Polo, tổ chức nghiên cứu thuộc Học viện Paulson (Chicago, Mỹ) cho rằng với việc áp đặt hạn chế nhập cảnh đối với các nhà khoa học từ Trung Quốc, Mỹ đã tước đi lợi thế cạnh tranh chính của mình - nguồn chất xám tốt nhất.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Trump tuyên bố sẽ bảo vệ doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc
Nhìn từ Trung Quốc: Quan hệ Mỹ-Trung Quốc trước ngã rẽ lịch sử
tro choi mot mat mot con voi trung quoc khien my mat nhieu hon duoc
Chính quyền Mỹ đang cố gắng sử dụng các quy tắc của trò chơi “một mất một còn” trong lĩnh vực khoa học. (Nguồn: SCMP)

Suy yếu vị thế lãnh đạo

Theo ý kiến của các chuyên gia từ tổ chức nghiên cứu này, các nhà khoa học từ Trung Quốc đang đóng góp phần đáng kể cho khoa học Mỹ, do đó, những hạn chế nhập cảnh mà chính quyền Donald Trump ban hành nhằm vào giới chuyên môn Trung Quốc sẽ chỉ làm suy yếu vị thế lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ cao, kể cả trí tuệ nhân tạo (AI).

Các nhà nghiên cứu làm việc tại trung tâm Marco Polo đã phân tích những công trình nghiên cứu trí tuệ nhân tạo thành công được trích dẫn nhiều nhất trong năm 2019 trên các tạp chí khoa học cũng các hội thảo khoa học hàng đầu.

Lấy ví dụ, trong số các công trình nghiên cứu được trình bày tại sự kiện lớn nhất trong ngành này là Hội nghị Quốc tế thường niên về Hệ thống xử lý thông tin bằng trí tuệ nhân tạo, hơn một nửa là các tác phẩm của giới khoa học tới từ các viện nghiên cứu và công ty Mỹ như Google, Microsoft Research, Đại học Stanford, Đại học Carnegie Mellon, Viện Công nghệ Massachusetts.

Tin liên quan
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Chiến tranh lạnh mới? Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Chiến tranh lạnh mới?

Đáng chú ý, trong số đó, 30% công trình được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu người Trung Quốc. Hầu hết trong số họ đã tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc và sau đó đến Mỹ để lấy bằng thạc sĩ. Theo dữ liệu của Marco Polo, 90% nhà khoa học Trung Quốc được đào tạo tại Mỹ ở lại làm việc tại đất nước này.

Trong nhiều thập kỷ, hệ thống giáo dục đại học của Mỹ, cũng như môi trường nghiên cứu tự do, đã thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Những thành tựu khoa học có thể được gọi là niềm tự hào của nước Mỹ - những công ty công nghệ và khám phá lớn nhất - thường được thực hiện bởi những người không có quốc tịch Mỹ.

Người sáng lập Google Richard Brin đến từ Nga. Người sáng lập Nvidia Jensen Huang là người Trung Quốc. Fei-Fei Li, Giám đốc phòng thí nghiệm AI của Stanford, đơn vị đi đầu trong ngành học máy và nhận dạng hình ảnh, và có vai trò quan trọng trong dự án Maven của Lầu Năm Góc, cũng là người Trung Quốc. Ngoài ra, còn rất nhiều nhà khoa học có thể được nhắc đến trong danh sách này.

Mỹ vẫn chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển AI. Bắc Kinh đã đặt mục tiêu đạt được vị trí dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này vào năm 2030, nhưng đến nay Trung Quốc chỉ có một lợi thế về big data – dữ liệu lớn.

Những yếu tố khác trong cuộc đua phát triển thành công nghệ AI như lực lượng nhân sự có trình độ, nền tảng nghiên cứu cơ bản, các phương tiện kỹ thuật (chip, vi mạch),… vẫn do Mỹ nắm giữ ưu thế.

Trung Quốc trên thực tế có những nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực, và không tiếc chi phí để thu hút các chuyên gia có trình độ cao. Quốc gia này đã đưa ra hàng loạt ưu đãi, cấp thị thực cho các nhà khoa học nước ngoài, giảm bớt rào cản hành chính trong khi các công ty và viện nghiên cứu của Trung Quốc đề ra mức lương thậm chí còn hấp dẫn hơn so với các doanh nghiệp tại Thung lũng Silicon.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà khoa học Trung Quốc vẫn có xu hướng lựa chọn việc ở lại Mỹ. Đối với một nhà khoa học thực sự, bầu không khí khoa học thuận lợi đã phát triển trong nhiều năm, cũng như khả năng tự do trao đổi dữ liệu khoa học và thực tiễn là yếu tố quan trọng hơn mức lương cao và những ưu đãi khác.

Khi khoa học là "nạn nhân" của xung đột

Mọi chuyện có thể đang bắt đầu thay đổi khi chính quyền Mỹ “đẩy” giới khoa học vào những xung đột với Trung Quốc. Washington bắt đầu áp đặt lệnh hạn chế nhập cảnh đối với các nhà khoa học từ Trung Quốc. Ngay cả những sinh viên học tại các trường đại học hoặc làm việc trong các viện nghiên cứu của Trung Quốc, bị cáo buộc là có liên hệ với giới công nghiệp quân sự của nước này, cũng đối mặt với nguy cơ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.

Trong bối cảnh ấy, Washington có thể đang vô tình trao lợi thế cho Bắc Kinh. Việc thu hút các chuyên gia giỏi nhất - điều mà Trung Quốc không thể làm được ngay cả khi có nhiều tiền - đang trở nên dễ dàng hơn nhờ Mỹ.

Tin liên quan
Góc nhìn từ Trung Quốc: Xung khắc Mỹ-Trung Quốc có phải là định mệnh? Góc nhìn từ Trung Quốc: Xung khắc Mỹ-Trung Quốc có phải là định mệnh?

Chuyên gia Li Kai, làm việc tại Đại học Tài chính Sơn Tây (Trung Quốc) chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với phóng viên đài Sputnik: “Theo dữ liệu thống kê, nhiều nhà khoa học Trung Quốc đã được đào tạo ở Mỹ, công bố nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín và tham gia các công việc nghiên cứu ở Mỹ. Nếu Mỹ muốn tách biệt hoàn toàn với Trung Quốc trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, bao gồm AI, và có ý định trục xuất các nhà khoa học Trung Quốc, điều này có thể làm chậm quá trình phát triển AI ở Mỹ, song đồng thời, hành động đó lại thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp này ở Trung Quốc… Mỹ nên suy nghĩ liệu đây có phải là một quyết định sáng suốt hay không”.

Các nhà nghiên cứu của trung tâm Marco Polo thừa nhận rằng tuy không có gì phải bàn cãi nếu Mỹ không cho phép các chuyên gia nước ngoài tham gia vào các phát triển quân sự bí mật, bởi các quốc gia đều có những hạn chế nghiêm ngặt trong lĩnh vực này, song phát triển học máy và AI là một lĩnh vực hoàn toàn khác.

Rất nhiều dữ liệu và công trình nghiên cứu cơ bản đang được chia sẻ ở phạm vi công cộng. Mọi người đều có thể sử dụng PyTorch hoặc TensorFlow - các nền tảng đào tạo AI - trong các nguồn mở. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hưởng lợi từ việc này để đạt được sự tiến bộ trong quá trình nghiên cứu, và điều này buộc phải có sự tham gia của các chuyên gia sáng tạo.

Các hạn chế khác của chính quyền Mỹ đánh vào các công ty Trung Quốc cũng đem kéo theo hiệu ứng tương tự. Lệnh cấm cung cấp chip và vi mạch đã khiến các nhà sản xuất Trung Quốc, kể cả Huawei, ký hợp đồng với các nhà cung cấp từ các quốc gia khác, như Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc.

Trong khi việc Mỹ siết chặt các quy định niêm yết nhằm hạn chế hoạt động của các công ty Trung Quốc trên các sàn giao dịch tại Mỹ là nguyên nhân dẫn đến việc Trung Quốc huy động vốn tại các sàn giao dịch khác, như tại ở London hoặc Hong Kong (Trung Quốc).chính quyền Mỹ đang cố gắng sử dụng các quy tắc của trò chơi “một mất một còn” trong lĩnh vực khoa học

Có thể nói, , song cuối cùng chính Mỹ có thể sẽ tự “gậy ông đập lưng ông”.

Nhân tố Trung Quốc trong bầu cử Mỹ

Nhân tố Trung Quốc trong bầu cử Mỹ

TGVN. Nhân tố Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong chính sách của Tổng thống Trump trước thềm bầu cử Mỹ.

Mỹ-Trung Quốc : Kẻ tám lạng, người nửa cân

Mỹ-Trung Quốc : Kẻ tám lạng, người nửa cân

TGVN. Ngoài khẩu chiến với Mỹ, Trung Quốc quyết định tạm ngừng nhập khẩu nông sản Mỹ như biện pháp đáp trả thái độ của Mỹ ...

Mỹ-Trung Quốc: Vuốt mặt không còn nể mũi

Mỹ-Trung Quốc: Vuốt mặt không còn nể mũi

TGVN. Quan hệ Mỹ-Trung Quốc lại xuất hiện kịch tính mới, đầy nghịch lý. Đằng sau sự “giận dữ” ăn miếng trả miếng về thương ...

(theo Sputnik)

Đọc thêm

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Xuất khẩu phục hồi mạnh, là điểm sáng trong bức tranh kinh tế

Xuất khẩu phục hồi mạnh, là điểm sáng trong bức tranh kinh tế

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024.
Messi lập kỷ lục giúp Inter Miami đại thắng

Messi lập kỷ lục giúp Inter Miami đại thắng

Ngôi sao Lionel Messi đã có 5 pha kiến tạo và một bàn thắng giúp CLB Inter Miami giành chiến thắng 6-2 trước New York RB ở vòng 12 giải ...
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Việt Nam: Minh chứng cho tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Việt Nam: Minh chứng cho tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp minh chứng cho tinh thần vì sự hợp tác phát triển giữa hai nước, hai dân tộc.
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 6/5/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 6/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 6/5/2024.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Phiên bản di động