Nhỏ Bình thường Lớn

Trở thành công dân EU chỉ với… 100 Euro

Chỉ cần hoàn thành một bản đăng ký trực tuyến ngắn và đóng lệ phí 100 Euro, bạn có thể trở thành công dân điện tử của Estonia - một nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
TIN LIÊN QUAN
tro thanh cong dan eu chi voi 100 euro Hậu Brexit: Rồi sao?
tro thanh cong dan eu chi voi 100 euro Cứu người tị nạn là cứu châu Âu

Thủ tục vô cùng đơn giản

Estonia là một nước nhỏ ở châu Âu với dân số vỏn vẹn 1,3 triệu người. Công dân trong độ tuổi lao động ở quốc gia này chỉ là 650.000 người, và con số này dự kiến sẽ suy giảm trong thập kỷ tới do xu hướng già hóa và tình trạng di cư sang các nước khác.

Cho dù “công dân điện tử” không phải là những người sinh sống tại Estonia, chính phủ nước này cho rằng họ có thể đóng góp vào nền kinh tế quốc dân thông qua việc sử dụng ngân hàng và các dịch vụ trực tuyến của Estonia. Những công dân điện tử cũng được kỳ vọng sẽ góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Estonia trên mạng Internet.

“Thu hút người nhập cư không phải là lựa chọn của chúng tôi. Người ta sẽ thích đến Thụy Điển hay Na Uy hơn”, ông Taavi Kotka – Bộ trưởng phụ trách công nghệ thông tin của Chính phủ Estonia, cho biết. “Trên thực tế, chúng tôi không thể ngay lập tức làm tăng dân số đất nước. Vậy tại sao lại không làm điều đó trên không gian mạng?”.

tro thanh cong dan eu chi voi 100 euro
Một góc thủ đô Tallinn của Estonia. (Nguồn: Getty)

Cho đến nay, khoảng 12.000 người đã đăng ký làm công dân trực tuyến của Estonia. Tuy nhiên, điều mà ông Kotka trông đợi không chỉ là số lượng người đăng ký, mà quan trọng hơn là việc những người này thực hiện đăng ký kinh doanh tại Estonia. “Chúng tôi đã có thêm 1.000 doanh nghiệp mới, bên cạnh 60.000 doanh nghiệp đã có từ trước. Sự phát triển này là điều quan trọng đối với đất nước chúng tôi”, ông Kotka nhấn mạnh.

Ông Kaspar Korjus, Giám đốc chương trình công dân điện tử của Estonia, cho biết mọi người trên toàn thế giới chỉ cần hoàn thành một đơn đăng ký trực tuyến ngắn, trong đó trả lời vài câu hỏi liên quan đến lý do mong muốn trở thành công dân điện tử của Estonia, đồng thời gửi bản scan hộ chiếu.

Sau khi đăng ký, hồ sơ sẽ được chuyển đến cơ quan cảnh sát Estonia để thẩm định một số vấn đề liên quan đến tài chính. Theo ông Korjus, nếu người đăng ký từng vướng vào các vụ kinh doanh phi pháp hoặc rửa tiền, khả năng cao hồ sơ của họ sẽ bị trả lại.

Còn nếu mọi thứ đều tốt đẹp, 3 tháng sau, người đăng ký sẽ được mời đến Đại sứ quán Estonia ở các nước để phỏng vấn, và sau đó là cấp thẻ công dân điện tử.

tro thanh cong dan eu chi voi 100 euro
Ông Kaspar Korjus giới thiệu thẻ công dân điện tử của Estonia. (Nguồn: e-stonia.com)

Doanh nghiệp phải minh bạch

Chương trình công dân điện tử của Estonia đang rất được chú ý tại châu Âu, trong bối cảnh vụ “Hồ sơ Panama” nhấn mạnh sự cần thiết của việc minh bạch hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, cũng như từ sau khi người Anh bỏ phiếu rời EU khiến các doanh nghiệp phải tìm cách để có thể tiếp tục giao dịch bằng đồng Euro.

Những ai trở thành công dân điện tử của Estonia sẽ bị chính phủ nước này kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các giao dịch trên mạng. Vì vậy, các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Estonia sẽ khó lòng trốn thuế theo những cách từng bị phơi bày trong vụ “Hồ sơ Panama”.

“Sự minh bạch biểu thị cho uy tín và danh dự của doanh nghiệp. Tại các nước như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan… sự minh bạch là điều quan trọng nhất mà người ta đòi hỏi ở các doanh nghiệp”, theo ông Korjus. Ông này cho biết thêm, thực hiện đăng ký kinh doanh ở Estonia “cũng rất có lợi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực Internet, bởi người dùng không phải trả phí dịch vụ truy cập mạng tại quốc gia Baltic này”.

Tuy nhiên, các công dân đăng ký kinh doanh trực tuyến tại Estonia vẫn phải đóng thuế tại nước sở tại của họ, trừ phi phần lớn hoạt động kinh doanh diễn ra ở Estonia. “Nếu bạn đang ở Anh, bạn phải đóng thuế cho Chính phủ Anh. Bởi lẽ, trên thực tế, bạn chủ yếu sử dụng cơ sở hạ tầng của Anh, chứ không phải của Estonia”, ông Korjus cho hay.

tro thanh cong dan eu chi voi 100 euro
Estonia, quốc gia bên bờ biển Baltic, có nhiều chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài. (Nguồn: The Guardian)

Sự kiện “Brexit” cũng là một động lực khiến Chính phủ Estonia quyết định đẩy mạnh chương trình công dân điện tử của mình. Chỉ trong vòng 2 tuần kể ngày người Anh đi bỏ phiếu rời khỏi EU (23/6), số lượng người dân “xứ sở sương mù” đăng ký làm công dân trực tuyến Estonia tăng vọt.

“Động thái này chủ yếu mang tính chất đầu cơ… Các doanh nghiệp muốn trấn an những cổ đông rằng họ vẫn có thể trả lương bằng đồng Euro”, ông Korjus giải thích. Tuy nhiên, vị Giám đốc chương trình công dân điện tử của Estonia không cung cấp thông tin cụ thể về số tiền mà các doanh nghiệp Anh đã đổ vào Estonia.

Ông Korjus cho biết, khoảng 60% số người nước ngoài đăng ký làm công dân điện tử của Estonia là vì mục tiêu kinh doanh. Ban đầu, phí đăng ký chỉ tốn 50 Euro song từ tháng 2 năm nay, Chính phủ Estonia đã quyết định tăng gấp đôi chi phí để nâng cao quy trình xử lý hồ sơ.

Trong thời gian qua, Chính phủ Estonia rất coi trọng chính sách công dân trực tuyến và thường xuyên trao đổi với đội ngũ của ông Korjus về việc mở rộng quyền lợi cho các công dân trực tuyến, chẳng hạn như cho phép những người này mở tài khoản ngân hàng tại Estonia.

Tuy nhiên, Estonia vừa có chính phủ mới, và ông Korjus quan ngại rằng các tân lãnh đạo có thể sẽ không quan tâm đến chương trình công dân trực tuyến nữa. “Tôi cần phải chứng minh rằng chúng ta cần tiếp tục chương trình này”, ông Korjus nói.

tro thanh cong dan eu chi voi 100 euro Xu hướng liên kết nội khối đe dọa tương lai EU

Sau sự kiện Brexit, một số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày càng có xu hướng liên kết nội khối dựa ...

tro thanh cong dan eu chi voi 100 euro Làn sóng doanh nghiệp Nhật rời khỏi nước Anh

Vương quốc Anh có thể nhìn thấy xu hướng di chuyển trụ sở các công ty Nhật Bản ra khỏi đất nước, sau khi Anh ...

tro thanh cong dan eu chi voi 100 euro Người dân EU sắp cần giấy phép để nhập cảnh vào Anh

Nước Anh đang cân nhắc cơ chế yêu cầu công dân các nước trong Liên minh châu Âu (EU) phải có giấy phép làm việc ...

Quang Chinh (theo The Guardian)