Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai bên lề Hội nghị AMM Retreat từ ngày 15-17/1 tại Nha Trang. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Bởi vì đã có họp hẹp, các nhà lãnh đạo ASEAN trong các cuộc họp cấp cao không còn e ngại nói ra những suy nghĩa của mình, do đó, ASEAN không còn có nhiều chia rẽ như những năm 1990.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các nền kinh tế ASEAN đã bị tấn công từ mọi phía và một thảm họa kinh tế ập đến là điều dễ hiểu. Những vấn đề mà ASEAN gặp phải cũng một phần là do thiếu các cuộc đối thoại thẳng thắn, trao đổi thông tin và dữ liệu giữa các quan chức ASEAN. Sau những vấn đề về kinh tế và chính trị trong ASEAN, Hiệp hội nhận thấy rằng những quy trình trao đổi ở cấp quan chức cấp cao hay Bộ trưởng là cần thiết.
Mô hình này đã được hiện thực hóa dưới vai trò Chủ tịch ASEAN của Singapore vào tháng 7/1999 khi cuộc họp hẹp cấp Bộ trưởng đầu tiên được tổ chức tại Đảo Sentosa để thảo luận các vấn đề của ASEAN và xác định mối quan hệ của ASEAN với các đối tác trên thế giới.
Kể từ đó, họp hẹp ASEAN là các diễn đàn chính để các quan chức ASEAN, Bộ trưởng ASEAN trao đổi thẳng thắn và đưa ra quan điểm trước mọi vấn đề, kể cả nhạy cảm nhất trong ASEAN.
Hiện nay, họp hẹp ASEAN còn được mở rộng để thảo luận các cuộc khủng hoảng cấp bách nảy sinh trong Hiệp hội. Ví dụ, vào tháng 12/2016, Myanmar đã tổ chức một cuộc họp hẹp để thảo luận về khủng hoảng Rakhine mặc dù thời điểm đó Myanmar không phải là Chủ tịch ASEAN.
Sau mỗi lần họp hẹp, khi đạt được sự đồng thuận, các vấn đề, quan điểm chung giữa các quan chức ASEAN sẽ được đưa vào chương trình chính thức trong năm của Hiệp hội.