Điện Kính Thiên - cung điện quan trọng bậc nhất, nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự.
This browser does not support the video element.
Theo “Đại Việt Sử ký toàn thư”, điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời Vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời Vua Lê Thánh Tông. Điện Kính Thiên được xây dựng trên núi Nùng, ngay trên nền cũ của cung Càn Nguyên - Thiên An thời Lý, Trần.
Từ năm 1788, khi Vua Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân - Huế và sau đó nhà Nguyễn (1802 - 1945 ) cũng định đô tại đây thì thành Thăng Long trở thành trụ sở của Trấn Bắc Thành.
Năm 1805, Vua Gia Long cho xây dựng khu vực này làm hành cung để vua sử dụng mỗi khi các vua nhà Nguyễn “Bắc tuần”. Tên “Thành cổ Hà Nội” xuất hiện từ năm 1831, khi Vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính lớn, thành lập các tỉnh trên cả nước, trong đó có tỉnh Hà Nội, Thành Hà Nội là trụ sở của tỉnh Hà Nội.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường dẫn đầu đoàn kiều bào dâng hương tại Điện Kính Thiên. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Thời Pháp thuộc, vào cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp phá bỏ hành cung Kính Thiên và xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh tại đây. Ngôi nhà này được gọi là nhà Con Rồng (hay còn gọi là Long Trì), do phía trước và sau đều có rồng đá chầu.
Sau ngày 10/10/1954, khi quân ta vào tiếp quản Thủ đô, khu vực này trở thành nơi làm việc của Bộ Quốc phòng.
Năm 2004, Bộ Quốc phòng bàn giao lại một phần diện tích khu vực trung tâm (trục chính tâm) Thành cổ Thăng Long - Hà Nội cho UBND thành phố Hà Nội quản lý.
Điện Kính Thiên là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các địa danh lịch sử của Thành cổ Hà Nội. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới Cột cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía Đông và Tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Các cửa này đã được nhà nước bảo hộ Pháp liệt hạng từ năm 1925 cùng với một số di tích khác ở thành cổ.
Điện Kính Thiên là công trình trung tâm của hoàng cung thời nhà Lê (thế kỉ XV - XVIII) ở Thăng Long - Đông Kinh (Hà Nội). Năm 1428, sau chiến thắng quân Minh, Lê Thái Tổ tiếp tục đóng đô tại Thăng Long, cho xây dựng sửa sang lại hoàng thành bị hư hại. Điện Kính Thiên được xây dựng trong thời kì này. Đến 1886, điện bị phá huỷ, hiện chỉ còn di tích thềm bậc và nền điện (trong khu Thành cổ Hà Nội ngày nay).
Dự kiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ tiếp đoàn kiều bào tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế.
Vào lúc 14h00 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ chủ trì Lễ thả cá chép truyền thống tại Hồ Hoàn Kiếm. Báo Thế giới & Việt Nam tiếp tục đưa tin trực tuyến các hoạt động trong ngày của đoàn kiều bào.