Trung đấu với Mỹ: Một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới

Thương mại chỉ là một phần trong các vấn đề tranh chấp giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, trải rộng từ các linh kiện bán dẫn cho đến tàu ngầm, từ các bộ phim bom tấn cho đến thám hiểm Mặt Trăng.     
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi "Phản đòn" Mỹ - Trung Quốc cáo buộc Washington bịa đặt việc ép chuyển giao công nghệ
trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi Huawei vào danh sách đen, đụng độ Mỹ - Trung sẽ nguy hiểm đến mức nào?
trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi
Trung đấu với Mỹ: Một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới. (Nguồn: The Economist)
trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi

"Phản đòn" Mỹ - Trung Quốc cáo buộc Washington bịa đặt việc ép chuyển giao công nghệ

Ngày 18/5, tờ Nhân dân Nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng bài chỉ trích Mỹ ...

Cuộc “so tài” về thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới đột ngột trở nên gay gắt, tờ The Economist ngày 18/5/2019 đã mở hồ sơ đặc biệt về cuộc tranh chấp này với hàng tựa ở trang bìa “Trung Quốc đấu với Mỹ: Một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới”. Hồ sơ gồm 9 bài phân tích và mở đầu bằng một bài xã luận, trong đó tuần báo Anh này cho rằng, vấn đề là làm thế nào để quản lý sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Khi Win – Win... lỗi thời

Trước đây, hai siêu cường đã tìm kiếm một hình thức giao dịch cả hai bên cùng có lợi, nhưng ngày nay, tình hình đã trở thành “tôi thắng thì anh phải thua”.

Nói cách khác, hoặc là Trung Quốc bị đánh quỵ và sẽ phải tuân theo trật tự của Mỹ; hoặc là Mỹ phải khiêm tốn rút lui ra khỏi khu vực phía Tây Thái Bình Dương. Có thể nói, đây là một kiểu chiến tranh lạnh mới, trong đó hầu như sẽ không có kẻ chiến thắng.

Trong thời gian gần đây, theo tuần báo Anh, quan hệ giữa hai siêu cường đã trở nên tồi tệ. Mỹ phàn nàn rằng, Trung Quốc đang vươn lên vị trí hàng đầu bằng cách gian lận, đánh cắp công nghệ, cũng như bằng cách phô trương sức mạnh ở Biển Đông hay bắt nạt các nền dân chủ như Canada và Thụy Điển. Trung Quốc bị cáo buộc là mối đe dọa cho hòa bình thế giới.

Về phần Trung Quốc, nước này đang bị kẹt giữa giấc mơ giành lại vị trí xứng đáng ở châu Á và nỗi lo sợ rằng, nước Mỹ, vì mệt mỏi và ghen tị, không thể chấp nhận đà đi xuống của chính mình, sẽ ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Đối với The Economist, nguy cơ thảm họa sắp diễn ra đang hiển hiện. Dưới thời các hoàng đế Kaiser, đế quốc Phổ đã lôi thế giới vào chiến tranh; Mỹ và Liên Xô trước đây như đã đùa với thảm họa nguyên tử. Ngay cả trong trường hợp Trung Quốc và Mỹ ngừng xung đột, thế giới sẽ phải gánh chịu hậu quả do việc tăng trưởng chậm lại và các vấn đề tồn tại khác do sự thiếu hợp tác giữ hai nước lớn.

Mong muốn của Mỹ là cô lập được Trung Quốc như họ đã từng làm với Liên Xô trước đây. Vấn đề là vào thời điểm đó, giao thương Mỹ - Liên Xô là 2 tỷ USD một năm, thì ngày nay, giao thương Mỹ - Trung Quốc cũng là 2 tỷ USD, nhưng là trong một ngày. Bên cạnh đó, nền kinh tế của hầu hết các đồng minh của Mỹ ở châu Á và châu Âu đều lệ thuộc vào việc buôn bán với Trung Quốc.

Hồ sơ đặc biệt của The Economist về căng thẳng Mỹ - Trung phân tích hầu như mọi khía cạnh của cuộc đọ sức, từ kinh tế, thương mại, cho đến văn hóa, xã hội và kể cả quân sự.

trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi

Huawei vào danh sách đen, đụng độ Mỹ - Trung sẽ nguy hiểm đến mức nào?

TGVN. Sắc lệnh của Tổng thống Trump, đưa Huawei vào danh sách đen bắt đầu có hiệu lực từ 17/5. Cuộc chiến thương mại Mỹ ...

Bài “Nhìn từ Washington” chẳng hạn, nêu bật sự đồng thuận trong chính giới Mỹ về mối đe dọa Trung Quốc. Những cáo buộc, theo đó Trung Quốc đã có hành vi trộm cắp và làm gián điệp nhắm vào Mỹ đã làm cho dư luận nước này tỏ ra không khoan nhượng hơn với Bắc Kinh.

Một ví dụ cụ thể của thái độ nghi kỵ gia tăng được ghi nhận trong bài “Xuống nông trại: Tại sao Lowa là nơi ông Tập Cận Bình ưa thích ở Mỹ”. Ngay tại bang nổi tiếng có cảm tình dành cho ông Tập Cận Bình, thái độ đối với Trung Quốc cũng đang thay đổi.

Ở chiều ngược lại, trong bài “Nhìn từ Bắc Kinh : Đồng sàng dị mộng”, tuần báo Anh cho thấy là người Trung Quốc càng lúc càng cay đắng hơn đối với người Mỹ, với việc nhiều quan chức đã tỏ thái độ thất vọng vì Tổng thống Donald Trump.

Một hậu quả được tuần báo Anh nêu bật trong bài “Thuyền chậm: Người Mỹ và Trung Quốc bình thường có dấu hiệu đang rời xa nhau”. Trao đổi văn hóa và giáo dục Mỹ - Trung không còn khởi sắc như trong những năm trước đây nữa.

Vũ khí hủy diệt hàng loạt?

Trong khi đó, tuần báo Pháp Courrier International cũng dành hồ sơ chính cho tình hình ở Mỹ, với một câu hỏi rất khiêu khích làm tựa trang bìa: “Giả sử nước Mỹ trở thành xã hội chủ nghĩa thì sao?”

Tại Mỹ, chiến dịch tranh cử Tổng thống vào tháng 11/ 2020 đã bắt đầu và cánh tả Mỹ, do các gương mặt tiêu biểu như Alexandria Ocasio-Cortez và Bernie Sanders dẫn đầu, dường như đang khởi sắc trở lại. Tuần báo Pháp đã trích dịch các bài phân tích trên báo chí Anh Mỹ về vấn đề này.

trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi
Trung đấu với Mỹ: Một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới. (Nguồn AP)

Hồ sơ của Courrier International đặc biệt chú ý đến các động thái ngoại giao của Mỹ thời chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Lý thú nhất có lẽ là bài “Kinh tế, vũ khí hủy diệt hàng loạt” đăng trên nhật báo Mỹ Wall Street Journal, nhận thấy chính quyền Donald Trump dùng sức mạnh kinh tế của Mỹ để áp đặt quan điểm chính trị của Washington với các nước khác, không những với Trung Quốc, Venezuela đã đành, mà cả với các đồng minh.

Courrier International cũng trích dịch một bài viết khác về ngoại giao đăng trên tờ New York Times ghi nhận: “Triều Tiên, Iran, Venezuela: Ông Trump nhân rộng các cuộc khủng hoảng”. Tổng thống Mỹ đã liên tục khởi động các trận chiến ngoại giao chống lại một số chế độ trên hành tinh. Vấn đề là các hành động này không cho thấy một tầm nhìn chiến lược dài hạn.

Trong số các hồ sơ nóng, có vấn đề Trung Đông với căng thẳng đang leo thang giữa Mỹ và Iran. Trong bài “Trump trên đường chiến tranh với Iran”, tạp chí Mỹ Foreign Policy, được Courrier International trích đăng, đã lo ngại rằng, dưới ảnh hưởng của các cố vấn diều hâu đang bao quanh, cũng như thói quen dùng những lời lẽ hiếu thắng, Tổng thống Mỹ có nguy cơ vô tình gây ra một cuộc chiến tàn khốc chống lại chế độ Iran.

Riêng về chính sách Triều Tiên của chính quyền Donald Trump, Courrier International đã trích dịch một bài viết trên tờ Kyunghyang Shinmun tại Seoul mang tựa đề lơ lửng “Chừng nào mà tên lửa của Triều Tiên không đe dọa Mỹ...”. Tờ báo đã tỏ thái độ phẫn nộ trước điều được cho là quan điểm ích kỷ của Washington trong hồ sơ hạt nhân Triều Tiên, chỉ nghĩ đến lợi ích của Mỹ mà thôi.

trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi Chính sách với Trung Quốc có thể là thất bại chiến lược mới của Mỹ

Theo chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin, các sự kiện gần đây như thất bại của đàm phán thương mại Mỹ - Trung, quyết định ...

trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi Quyết không thỏa hiệp, ông Trump “cài” ý đồ riêng trong đàm phán với Bắc Kinh

(TGVN). Không phải là ngẫu nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột thể hiện thái độ với Bắc Kinh, “cứng rắn” hơn bất kỳ ...

trung dau voi my mot cuoc chien tranh lanh kieu moi Đàm phán thương mại với Mỹ, ông Lưu Hạc mất chức danh “Đặc phái viên”

(TG&VN). Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc hiện không còn mang chức danh "Đặc phái viên" do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ...

(theo The Economist, Courrier)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều tờ báo của Argentina tiếp tục đăng bài về Chiến thắng Điện Biên Phủ, cho rằng thắng lợi đó bắt nguồn từ sức mạnh của khối đại đoàn kết ...
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng của ...
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của ...
Hãng xe sang Cadillac lùi kế hoạch chuyển hẳn sang ô tô thuần điện

Hãng xe sang Cadillac lùi kế hoạch chuyển hẳn sang ô tô thuần điện

Hãng xe sang Cadillac vừa công bố một chiến lược mới về tương lai của thương hiệu trong việc phát triển xe điện.
Hướng dẫn chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH của kỳ chi trả tháng 5/2024

Hướng dẫn chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH của kỳ chi trả tháng 5/2024

Ngày 22/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Công văn 1065/BHXH-TCKT về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH của kỳ chi trả tháng 5 năm 2024.
Sedan Trung Quốc MG7 sẽ ra mắt khách hàng Việt vào tháng 7/2024?

Sedan Trung Quốc MG7 sẽ ra mắt khách hàng Việt vào tháng 7/2024?

Mẫu sedan Trung Quốc MG7 có thể được ra mắt khách hàng Việt vào tháng 7 tới, cạnh tranh với các mẫu sedan hạng D như Toyota Camry hay Kia ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động