Mỹ đưa vào danh sách đen 14 tàu chở dầu của Nga. (Nguồn: AFP) |
Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với tập đoàn vận tải biển hàng đầu của Nga Sovcomflot, cho công ty này 45 ngày để tháo dầu và dỡ các hàng hóa khác khỏi 14 tàu chở dầu của mình trước khi lệnh trên được thực thi.
Trước đó, một liên minh bao gồm Nhóm các nền công nghiệp tiên tiến nhất thế giới (G7), Liên minh châu Âu và Australia đã áp đặt mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô của Nga. Quy định mức giá trần được đưa ra nhằm hạn chế nguồn lợi nhuận của Nga, đồng thời vẫn cho phép các nguồn cung từ nước này đến với các thị trường năng lượng.
Theo một phân tích của Bộ Tài chính Mỹ công bố hôm thứ 23/2, mức trần giá dầu của Nga của Mỹ và các nước khác đang làm giảm số tiền mà Nga có thể mang về.
Phân tích đó cho thấy trong tháng qua, chính sách này đã buộc Nga phải giảm giá dầu 19 USD/thùng. Tính đến sáng ngày 23/2, một thùng dầu bình thường được bán với giá khoảng 81 USD.
Tuy nhiên, Bộ này lưu ý rằng Nga đã tìm cách lách giới hạn, vận chuyển dầu của mình thông qua một “hạm đội bóng tối” - dẫn đến việc nước này bán dầu trên mức trần.
Đáp lại, Mỹ và các đồng minh đã có hành động tiếp theo. Phân tích mới cho biết các biện pháp bổ sung đã gây ra một số thiếu sót cho Nga; họ cho biết mức giảm giá 19 USD là cao hơn mức giảm giá dầu Nga từ 12 đến 13 USD vào tháng 10 năm ngoái.
Cùng ngày, phân tích được đưa ra từ tổ chức phi chính phủ Global Witness cho thấy Liên minh châu Âu đã nhập khẩu một lượng dầu đáng kể của Nga vào năm ngoái do có “lỗ hổng” trong lệnh trừng phạt cho phép dầu đã được tinh chế được đưa vào sử dụng trong khối này.
Global Witness cho biết rằng vào năm 2023, EU đã nhập khẩu 130 triệu thùng nhiên liệu từ các nhà máy lọc dầu xử lý dầu của Nga - mang lại doanh thu thuế khoảng 1,19 tỷ USD cho Moscow.
Cùng ngày 23/2, Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt trên diện rộng đối với Nga, nhằm vào hơn 500 cá nhân và tổ chức nhân cột mốc 2 năm xung đột Nga-Ukraine.