Trung Quốc-Australia: Mối quan hệ cộng sinh từ mặt hàng 'tốt hơn cả vàng', Bắc Kinh vẫn phải 'nghiến răng' chi tiền

Hoàng Nam
Các chuyên gia kinh tế nhận định, trước mắt, Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ‘nghiến răng’ tiếp tục mua quặng sắt của Australia, ngay cả khi quan hệ song phương đang căng thẳng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những vách đá đỏ giàu quặng sắt ở vùng Pilbara, Australia. (Nguồn: ABC News)
Những vách đá đỏ giàu quặng sắt ở vùng Pilbara, Australia. (Nguồn: ABC News)

Lái xe dọc theo cao tốc Great Northern Highway qua vùng Pilbara xa xôi của miền Tây Australia vào lúc mặt trời mọc thực sự là một trải nghiệm độc đáo.

Một khung cảnh với sắc vàng, đỏ và xanh lá cây bao quanh, bầu trời rực rỡ với sắc hồng và không khí trong lành.

Bên dưới vẻ đẹp tự nhiên đó là thứ rất có có giá trị nhất đối với Australia - quặng sắt, thứ nguyên liệu để sản xuất ra sắt, thép, những mặt hàng vô cùng quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào.

Mặt hàng này đã giúp Australia giảm thâm hụt ngân sách 50 tỷ USD, là điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Tốt như vàng, thậm chí hơn vàng

Đầu tháng 5 năm nay, quặng sắt giao ngay trên thị trường thế giới đã đạt mức giá kỷ lục mọi thời đại, 240 USD/tấn, tăng 50 USD/tấn so với mốc 190 USD/tấn vào thời kỳ đỉnh điểm cách đây 1 thập niên.

Là nhà cung cấp quặng sắt lớn nhất trên thế giới, rõ ràng, Australia đã thu được rất nhiều tiền từ mặt hàng được cho là có giá trị hơn cả vàng này.

, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên liên bang Australia Keith Pitt trong chuyến công tác tại mỏ Mt Whaleback của BHP. (Nguồn: ABC)
, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên liên bang Australia Keith Pitt trong chuyến công tác tại mỏ Mt Whaleback của BHP. (Nguồn: ABC)

Trong chuyến thăm mỏ Mt Whaleback với lịch sử 53 năm hoạt động của tập đoàn khai thác và xuất khẩu quặng sắt BHP ở Pilbara, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên liên bang Australia Keith Pitt cho biết: "Australia đã ghi nhận giá quặng sắt cao kỷ lục, và kỳ vọng trong năm tài chính 2021 (kết thúc vào tháng 6 tới), giữa bối cảnh đại dịch, Australia sẽ phá vỡ mọi kỷ lục về xuất khẩu năng lượng và tài nguyên".

BHP là doanh nghiệp quặng sắt lớn thứ 2 Australia. Dự kiến trong năm nay, công ty đạt sản lượng xuất khẩu 255 triệu tấn quặng sắt.

Mặt hàng “bom tấn” của Australia

Quặng sắt là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Australia và Bộ Tài chính nước này dự đoán giá trị thị trường mặt hàng này sẽ tăng từ 103 tỷ USD năm ngoái lên 136 tỷ USD trong năm tài chính 2021.

Khi giá trị của hàng hóa tăng lên, lợi nhuận của các công ty khai thác mỏ tăng lên, đương nhiên tiền thuế và tiền bản quyền mà các doanh nghiệp phải nộp cho chính phủ liên bang và tiểu bang cũng tăng theo.

Bộ trưởng Pitt nói khi thăm nhà máy của BHP: “Doanh thu tiền bản quyền và thuế tăng đang tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế và giúp chi trả cho các dịch vụ thiết yếu… Những gì tôi thấy ở đây là một lực lượng lao động rất tận tâm, những người vô cùng tự hào về công việc của mình”.

Vị trí thống trị mặt hàng quặng sắt toàn cầu của Australia đã không có bất kỳ sự cạnh tranh nào kể từ tháng 1/2019, khi sản lượng khai thác của nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, Brazil, bị giảm đáng kể sau vụ sập đập Samarco.

Cùng với đó, đại dịch Covid-19 càn quét quốc gia Nam Mỹ tiếp tục cản trở hoạt động khai thác mỏ và điều này giúp Australia trở thành nhà cung cấp quặng sắt lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, nền kinh tế xứ sở kangaroo lại được trao thêm cơ hội để gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu “bảo bối” của mình khi Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã phục hồi nhanh chóng sau đại dịch và hiện đang tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng, các tòa nhà cao tầng, đường xá… khiến nhu cầu về sắt thép tăng đáng kể.

Vào tháng 4/2021, sản lượng thép của Trung Quốc đã đạt mức cao nhất mọi thời đại.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, trong 4 tháng đầu năm, sản lượng thép của nước này cao hơn khoảng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bà Elizabeth Gaines, Giám đốc điều hành của công ty khai thác quặng sắt Fortescue Metals, nói với The Business: "Nhu cầu lớn của thị trường đẩy giá thép tăng cao, kéo theo giá quặng sắt xuất khẩu cũng tăng".

Elizabeth Gaines, Giám đốc điều hành của công ty khai thác quặng sắt Fortescue Metals. (Nguồn: ABC)
Bà Elizabeth Gaines, Giám đốc điều hành của công ty khai thác quặng sắt Fortescue Metals. (Nguồn: ABC)

Tuy nhiên, ông Vivek Dhar, nhà nghiên cứu kinh tế của công ty khai thác mỏ và năng lượng CBA nhận định: "Chúng tôi dự báo giá quặng sắt sẽ trở lại mốc khoảng 110 USD/tấn vào cuối năm nay".

Hiện, giá mặt hàng này đã giảm khoảng 20% (ở mức dưới 200USD/tấn) so với mức cao kỷ lục được ghi nhận chỉ vài tuần trước (240 USD/tấn).

Nhà kinh tế cấp cao Marcel Thieliant của Capital Economics gần đây cũng cho biết: "Khi đầu tư bất động sản của Trung Quốc chậm lại và các nhà đầu tư phải đối mặt với các ràng buộc tài chính chặt chẽ hơn, chúng tôi dự đoán giá quặng sắt sẽ giảm xuống 140 USD/tấn vào cuối năm nay".

Mối quan hệ cộng sinh

Trung Quốc đã áp đặt thuế quan đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ Australia trong năm qua, nhưng ít ai nghĩ rằng nước này cũng sẽ làm được điều đó với quặng sắt.

Theo công ty dịch vụ tài chính toàn cầu UBS, 70% quặng sắt xuất khẩu của Australia là tới Trung Quốc, chiếm khoảng 60% tổng lượng quặng sắt mà quốc gia châu Á nhập khẩu mỗi năm.

Bộ trưởng Pitt thừa nhận: “Nói một cách thẳng thắn, họ cần chúng tôi và chúng tôi cần họ”.

Được biết, hiện doanh thu từ quặng sắt chiếm khoảng 5% GDP của Australia.

Ông Pitt nói: “Chúng tôi có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và chúng tôi muốn mối quan hệ đó tiếp tục phát triển. Chúng tôi đã có các thỏa thuận thương mại. Chúng tôi hy vọng tất cả các đối tác thương mại đều đáp ứng những yêu cầu của các thỏa thuận, bao gồm cả Trung Quốc".

Với số lượng xuất khẩu quá lớn, bất kỳ sự cắt giảm nào đối với xuất khẩu quặng sắt của Australia cũng sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế và ngân sách của chính phủ.

Bà Gaines giải thích: "Trong năm tài chính kết thúc vào ngày 20/6/2020, tổng số tiền thuế mà các công ty khai thác mỏ cùng người lao động làm việc trong ngành đã nộp cho chính phủ là khoảng 24 tỷ USD. Năm nay, các công ty hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, tôi hy vọng tổng số thuế mà lĩnh vực này đóng góp cho ngân sách chính phủ sẽ là con số rất đáng kể”.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, Trung Quốc đang bắt đầu triển khai những biện pháp cần thiết để giảm giá cũng như giảm sự phụ thuộc vào quặng sắt của Australia. Quốc gia châu Á đang mở rộng hoạt động sản xuất quặng sắt của riêng mình cũng như tìm kiếm các nhà cung cấp ở châu Phi.

Hoạt động khai thác quặng sắt của công ty BHP. (Nguồn: ABC)
Hoạt động khai thác quặng sắt của công ty BHP. (Nguồn: ABC)

Tuy nhiên, nhà phân tích Julian Evans-Pritchard của Capital Economics nhận định: “Trước mắt, Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc 'nghiến răng' tiếp tục mua quặng sắt của Australia, ngay cả khi quan hệ song phương vẫn đang căng thẳng.

Nhưng sự phụ thuộc này sẽ giảm dần theo thời gian nhờ nguồn cung từ các thị trường khác tăng lên, sử dụng thép tái chế nhiều hơn và nhu cầu thép của Trung Quốc giảm bớt".

Chuyên gia này cũng dự báo, Bắc Kinh có thể dừng nhập khẩu quặng sắt của Canberra vào giữa thập kỷ này.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng điều đó khó xảy ra.

Ông Dhar nói: “Tôi tin rằng vị thế của Australia sẽ vẫn rất vững chắc.

Bạn phải nhớ rằng, xuất khẩu quặng sắt của Australia sang Trung Quốc chiếm một tỷ trọng lớn đến mức để thay thế việc mua hàng từ Canberra, Bắc Kinh sẽ cần nhập khẩu rất rất nhiều từ các thị trường khác”.

Do đó, trong bối cảnh hiện nay, căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Australia đang tiếp diễn, tuy nhiên, hai nước vẫn có mối quan hệ cộng sinh khó tách rời.

TIN LIÊN QUAN
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (21-27/5): Trung Quốc tạo thuận lợi cho hàng xuất nhập khẩu; Mỹ đề xuất dự luật chống gian lận thương mại
Tiền Trung Quốc đang chảy sang 'túi' Australia giữa căng thẳng chính trị
Học giả Australia bị xét xử tội gián điệp ở Trung Quốc, Ngoại trưởng Payne chỉ trích quy trình tố tụng 'bí mật và không rõ ràng'
Căng thẳng Trung Quốc-Australia: Những con át chủ bài khiến Canberra tự tin 'không lùi bước'
Giá quặng sắt phá mọi kỷ lục; nhu cầu tại Trung Quốc bùng nổ, thép cuộn cán nóng liên tục lập đỉnh
Tiêu điểm quốc tế trong tuần: G7 'trở lại', EU vẫn 'giận dỗi' Nga, Trung Quốc-Australia lại xích mích
(theo ABC/The Business)

Đọc thêm

(Trực tuyến) Bàn tròn: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

(Trực tuyến) Bàn tròn: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Báo Thế giới & Việt Nam tường thuật trực tiếp cuộc trao đổi với hai nhà ngoại giao trong chương trình: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta.
Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Liên doanh của Mazda tại Trung Quốc được cho là sẽ ra mắt một mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế cho Mazda6.
Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Ngày 18/4, Suri - con gái của tài tử Tom Cruise và diễn viên Katie Holmes - cài hoa trên tóc và che ô hồng đi mua hoa trong sinh ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Xem tử vi 20/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe mui trần McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam với những nâng cấp vượt trội, đi kèm mức giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động