TIN LIÊN QUAN | |
Thiết bị thu gom rác thải trôi nổi trên sông sẽ triển khai tại Việt Nam? | |
Israel xây dựng nhà máy tái chế rác thải thành năng lượng đầu tiên |
Rác thải bao bì tại Trung Quốc không được xử lý hiệu quả. (Nguồn: Getty Images) |
Theo báo cáo của Tổ chức Greenpeace và các tổ chức phi chính phủ khác, lượng nguyên liệu bao bì mà các lĩnh vực sử dụng đã tăng lên 9,4 triệu tấn vào năm ngoái và đang trên đà tăng lên 41,3 triệu tấn vào năm 2025 nếu tốc độ sử dụng hiện nay không thay đổi.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba vừa tuyên bố doanh thu bán hàng của hãng ngay trong 9 giờ đầu tiên của sự kiện Ngày Độc thân đã đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với cùng thời điểm năm ngoái. Năm ngoái, ước tính đã có 1,88 tỷ gói hàng được vận chuyển trong giai đoạn từ ngày 11/11 - 16/11, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm 2017. Mặc dù vẫn chưa có số liệu chính thức về lượng rác thải được tạo ra từ hoạt động thương mại này, song Greenpeace ước tính con số này phải vượt 250.000 tấn.
Trung Quốc đang nỗ lực biến việc tái chế thành ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận, khi các khu đất để chôn lấp ngày càng hiếm và mối quan ngại về môi trường liên quan đến rác thải nhựa ngày càng tăng. Tuy nhiên, nước này lại chưa giải quyết rác thải từ hoạt động thương mại điện tử, khi mới chỉ tái chế được 5% bao bì nhựa.
Tháng trước, nhà chức trách Trung Quốc đã công bố tiêu chuẩn đóng gói mới, trong đó các doanh nghiệp vận chuyển chỉ được phép sử dụng một số loại nguyên liệu tái chế nhất định.
Về phần các doanh nghiệp, Alibaba tuyên bố đang khuyến khích khách hàng tái chế. Theo đó, công ty con phụ trách mảng chuyển phát Cainiao của Alibaba đã chọn ngày 20/11 là Ngày Tái chế bìa đặc biệt. Bên cạnh đó, JD - một nhà bán lẻ trực tuyến khác của Trung Quốc - cũng thông báo sẽ cắt giảm băng dính và giấy được dùng tại các nhà kho, bên cạnh việc sử dụng thêm các nguyên liệu dễ tái chế hơn.
Trung Quốc đang nỗ lực thiết lập các thành phố không rác thải, cũng như thúc đẩy các quy định phân lại rác bắt buộc tại các trung tâm lớn. Tuy nhiên, Antoine Grange - Giám đốc điều hành về tái chế tại SUEZ Asisa, công ty chuyên về các giải pháp xử lý nước thải, nhận định, các tỷ lệ tái chế của Trung Quốc chỉ ở mức 25%, do nước này còn thiếu cơ sở hạ tầng để phân loại rác.
Quy trình tái chế và tăng giá trị cho rác thải ở núi Everest Hàng chục tấn rác để lại sau hàng thập kỷ chinh phục ngọn núi Everest đã biến nơi đây thành núi rác cao nhất thế ... |
Kinh hoàng với rác thải nhựa tại "Thành phố nhựa" Manila TGVN. Một khu vực ở ngoại ô Manila, Philippines được mệnh danh là “Thành phố nhựa”. Nơi đây, người dân phải sống giữa rác thải nhựa ... |
Các địa điểm nổi tiếng thế giới 'ngập' trong rác thải Rác thải nhựa có thể ảnh hưởng tới đời sống của động vật hoang dã và hệ sinh thái của chúng ta suốt nhiều năm. |