Trung Quốc: Bùng nổ tranh cãi về việc ưu ái người tiêm vaccine Covid-19 'Made in China'

Thanh Thành
TGVN. Việc Bắc Kinh thông báo rằng công dân nước ngoài đã tiêm vaccine Covid-19 "Made in China" sẽ được ưu ái hơn khi nhập cảnh đang gây nhiều tranh cãi, nhất là tại những nước không dùng vaccine này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Quốc: Bùng nổ tranh cãi về việc ưu ái người tiêm vaccine Covid-19 'Made in China'
Tiêm phòng vaccine Covid-19 ở Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Gần đây, các du học sinh, dân kinh doanh và lao động ở Ấn Độ, Thái Lan và nhiều nước khác đang cách để trở lại Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, quy định cấp "thị thực vaccine" cho lao động nước ngoài của chính quyền nước sở tại đang làm bùng nổ nhiều tranh cãi.

Hồi tuần trước, ít nhất 28 đại sứ quán Trung Quốc, trong đó có cơ quan đại diện ở Australia, Hàn Quốc, Nigeria, Italia, Pakistan và Indonesia, ra thông báo cho biết công dân nước ngoài và các thân nhân đến Trung Quốc để làm việc sẽ không cần cung cấp thêm thông tin thị thực nếu họ có thể chứng minh rằng đã được tiêm vaccine do Trung Quốc sản xuất.

Tin liên quan
Covid-19: Dubai triển khai vaccine Trung Quốc, chuyên gia WHO tiếp cận bệnh viện Vũ Hán, vẫn tái nhiễm virus sau tiêm vaccine ở Israel Covid-19: Dubai triển khai vaccine Trung Quốc, chuyên gia WHO tiếp cận bệnh viện Vũ Hán, vẫn tái nhiễm virus sau tiêm vaccine ở Israel

Những người khác phải thực hiện theo các yêu cầu nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như phải có thư mời từ cơ quan ngoại giao, tổ chức thương mại hoặc doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.

Thông báo cũng cho biết, việc đơn giản hóa các thủ tục như vậy cũng được áp dụng cho những người nộp đơn xin thị thực khẩn cấp vì lý do nhân đạo, chẳng hạn như chăm sóc người thân bị bệnh nặng hoặc tham dự lễ tang. Nhưng thông báo mới nhất này lại không đề cập đến hàng chục nghìn sinh viên nước ngoài.

Tại Ấn Độ, nơi chỉ có chưa đến 3% dân số đã được tiêm phòng và không có vaccine Trung Quốc, thông báo của chính quyền Trung Quốc đã làm dấy lên cuộc tranh cãi gay gắt trên Twitter.

Nhiều người tranh luận về một số phương án khả thi, bao gồm cả việc đăng ký tiêm chủng ở nước thứ ba, chẳng hạn như Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hoặc Nepal trước khi đến Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chi phí đắt đỏ, có thể lên tới hàng nghìn USD. Đó là chưa kể việc phải tới quốc gia quá cảnh và có khả năng lây nhiễm Covid-19 khi di chuyển nhiều nơi.

Tại Thái Lan, nơi chính phủ đặt mục tiêu tiêm chủng cho một nửa dân số - khoảng 33 triệu người - vào cuối năm nay, chiến dịch tiêm phòng trên thực tế đang diễn ra quá chậm. Thái Lan có số sinh viên nước ngoài lớn thứ hai ở Trung Quốc, nhưng hầu hết trong số này hiện đã về nước và có nhu cầu quay trở lại.

Thái Lan hiện đã nhận được 1 triệu liều vaccine từ công ty Sinovac có trụ sở tại Bắc Kinh và dự kiến sẽ tiêm thêm 1 triệu liều vào tháng tới, nhưng cho đến nay nước này mới chỉ tiêm phòng cho khoảng 60.000 người.

Hồi năm ngoái, Sireethon Kowitveetham, 35 tuổi, một sinh viên Thái Lan tốt nghiệp ngành Trung Quốc học tại Đại học Chiết Giang đã gửi đề xuất có 1.000 chữ ký đến chính phủ Thái Lan và cả Trung Quốc, yêu cầu cho phép họ quay trở lại trường học. Tuy nhiên, cả hai chính phủ đều không phản hồi.

"Chúng tôi chia từng nhóm theo mức độ ưu tiên. Ví dụ, các sinh viên y khoa phải hoàn thành khóa thực tập ở Trung Quốc cần được quay lại trước", cô nói.

Trước thông báo mới từ Trung Quốc, nhiều người dân Ấn Độ cho rằng, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ nên có kho vaccine Trung Quốc và cung cấp cho người nộp đơn trước khi cấp thị thực cho họ.

"Quy trình tương tự có thể được Ấn Độ áp dụng cho những người Trung Quốc muốn đến Ấn Độ. Tôi cũng đánh giá cao và hiểu rằng một quốc gia có thể muốn bảo vệ người dân bằng cách chỉ tin tưởng vào vaccine của chính họ", Tapan Gadodia, một doanh nhân người Ấn Độ, cho hay.

Hồi tuần trước, khi được hỏi liệu Trung Quốc có xem xét cho phép người nước ngoài đã tiêm vaccine đã được WHO phê duyệt hay không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, các nhà sản xuất có thể "nộp đơn lên các cơ quan có thẩm quyền ở Trung Quốc và cơ quan này sẽ đưa ra quyết định hợp lý".

Trung Quốc đã đẩy mạnh chiến lược ngoại giao vaccine và tích cực cung cấp vaccine do nước này tự sản xuất cho các quốc gia đồng minh hoặc những nước đang thiếu hụt vaccine nghiêm trọng. Tuy nhiên, cho tới nay Bắc Kinh chưa phê chuẩn bất kỳ vaccine nước ngoài nào để sử dụng tại Trung Quốc.

TIN LIÊN QUAN
Công bằng trong tiếp cận vaccine covid-19: Ứng xử của Việt Nam
'Cuộc chiến' vaccine Covid-19 - một cuộc chiến tranh thế giới kiểu mới gây nóng thượng đỉnh EU
Cập nhật Covid-19 ngày 27/3: WHO sắp 'tung' kết quả điều tra nguồn gốc dịch ở Vũ Hán; Pháp bị liệt vào 'chỉ số lây nhiễm cao'; EU tranh chấp vaccine
Việt Nam nỗ lực đảm bảo nguồn cung vaccine Covid-19 cho người dân
Bộ Ngoại giao thông tin về kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 của Việt Nam
(theo Dân trí/SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III, vàng sẽ lên trên 2.800 trước Giáng sinh?
Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.500 – 140.200 đồng/kg.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Quốc hội Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Campuchia thúc đẩy triển khai hiệu quả các hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận đã ký kết.
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động