Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo khác trong sự kiện công bố IPEF ở Tokyo hôm 23/5. (Nguồn: Reuters) |
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho rằng, Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) phục vụ lợi ích của Mỹ và tìm cách loại trừ các quốc gia khác.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khởi động kế hoạch nói trên vào ngày 23/5.
Sáng kiến mới nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực, 5 năm sau khi cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thành tựu từ thời cựu Tổng thống Barack Obama nhằm thúc đẩy sự can dự của Mỹ ở châu Á.
Theo Nhà Trắng, Khuôn khổ kinh tế này sẽ tập trung vào các vấn đề quan trọng, như thương mại, chuỗi cung ứng, biến đổi khí hậu và chống tham nhũng.
Nhà Trắng coi nỗ lực mới là một cách để giảm lạm phát trong nước trong dài hạn, điều mà Tổng thống Biden đã coi là ưu tiên hàng đầu.
| Vì sao Mỹ chọn Nhật Bản để công bố 'vũ khí chiến lược' mới tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Việc chính quyền ông Biden coi trọng Nhật Bản trong quá trình hình thành IPEF là do Mỹ muốn tranh thủ kinh nghiệm của Nhật ... |
| Sáng kiến kinh tế mới IPEF được công bố chính thức, 'sứ mệnh' của Mỹ là gì? Ngày 23/5, Nhà Trắng đã phát đi thông cáo báo chí có nhan đề 'Tại châu Á, Tổng thống Biden và hàng chục đối tác ... |