TIN LIÊN QUAN | |
Ngã ngũ về quan hệ thương mại với Mỹ - EU mỗi người một ý | |
Nhân tố "737 MAX" ảnh hưởng như thế nào tới quan hệ thương mại Mỹ - Trung? |
Trung Quốc tuyên bố thỏa thuận thương mại với Mỹ phải có lợi cho đôi bên. (Nguồn: The Globe and Mail) |
Ông Lục Khảng đã đưa ra bình luận trên nhằm đáp trả những tin tức mà truyền thông đăng tải rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định không có bất cứ thỏa thuận nào thỏa mãn tỷ lệ "50-50" giữa Trung Quốc và Mỹ và nó phải “có lợi nhiều hơn” cho Washington do những hành vi thương mại trước đây của Bắc Kinh.
Ông Lục Khảng cho biết: "Hai khái niệm về "50-50" và "có lợi nhiều hơn" không giống nhau trong quan hệ thương mại".
Người Phát ngôn này nhấn mạnh thật phi thực tế khi yêu cầu 2 nền kinh tế phải hoàn toàn mở cửa và tương hỗ nhau trong hoạt động thương mại. Hơn nữa, toàn cầu hóa về kinh tế tự nó là một tiến trình mà các quốc gia bù đắp cho lợi thế cũng như đáp ứng nhu cầu lẫn nhau.
Ông Lục Khảng nêu rõ, thương mại có lợi cho cả hai phía nên được hiểu là nhượng bộ tổng thể và cân bằng các lợi ích trong bối cảnh tất cả các thị trường đều đang mở cửa.
Người Phát ngôn này cho rằng, thật không khoa học và thiếu chuyên nghiệp khi nghĩ đơn giản rằng nước Mỹ đã "chịu thua thiệt" trong quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Căng thẳng gia tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/5 ra lệnh áp mức thuế bổ sung, tăng từ 10% lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, đúng thời điểm hai bên đang tiến hành đàm phán.
Ông chủ Nhà Trắng thậm chí còn đe dọa áp thuế 25% đối với toàn bộ hàng hóa còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc có giá trị khoảng 325 tỷ USD, bất chấp những cảnh báo của giới chuyên gia cũng như các đồng minh trong đảng Cộng hòa rằng, mức thuế mới có thể khiến Trung Quốc đáp trả và đẩy cuộc chiến thương mại tưởng như sắp kết thúc này leo thang trở lại. Trung Quốc cũng thông báo sẽ tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Mỹ từ ngày 1/6 tới.
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã kết thúc vòng đàm phán tại thủ đô Washington ngày 10/5 mà không đạt thỏa thuận. Cả hai bên đều cho biết các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục tại Bắc Kinh.
Mỹ đã gây sức ép buộc Trung Quốc phải thay đổi các chính sách bảo vệ sở hữu trí tuệ của mình, cũng như các khoản trợ cấp lớn cho các công ty nhà nước, và giảm khoảng cách thâm hụt thương mại Mỹ - Trung. Bắc Kinh đã đề xuất một số nhượng bộ, bao gồm việc thông qua Luật đầu tư nước ngoài mới, hứa hẹn cấm chuyển giao công nghệ bất hợp pháp.
Trong một diễn biến khác, Thời báo New York (NYT) đưa tin, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có khả năng đưa Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ số Hikvision, hãng sản xuất thiết bị giám sát của Trung Quốc, vào danh sách đen.
Sau khi xuất hiện thông tin trên, giá cố phiếu của Hikvision được niêm yết trên sàn Thâm Quyến (Trung Quốc) trong phiên mở cửa sáng 22/5 đã giảm 10%.
Nhật - Mỹ khởi động vòng đàm phán đầu tiên về thỏa thuận thương mại song phương Ngày 15/4, Bộ trưởng Nhật Bản phụ trách đàm phán Toshimitsu Motegi đã có cuộc gặp với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Washington. |
Tổng thống Trump thận trọng không đưa ra dự đoán về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Tổng thống Trump ra thận trọng khi tuyên bố ông không dự đoán về khả năng các nhà đàm phán Mỹ - Trung sẽ đạt ... |
Không thực thi - thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung thất bại Theo thông báo của Nhà Trắng, ngày 4/4 Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, người đang có ... |