Mẫu dầu thô tại mỏ dầu Yarakta, vùng Irkutsk, Nga. (Nguồn: Reuters) |
Con số nói trên cao hơn so với mức chưa đến 86 triệu tấn nhập khẩu từ Saudi Arabia. Đây là lần đầu tiên Nga trở thành nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Trung Quốc kể từ năm 2018.
Các nhà máy lọc dầu tại quốc gia Đông Bắc Á đã tìm đến dầu Moscow do giá rẻ hơn và tuyến đường vận chuyển tương đối ngắn. Trong khi đó, giá dầu của Saudi Arabia cao hơn và những bất đồng gần đây với các nhà xuất khẩu Iran đang tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với dầu Nga.
Theo tính toán của hãng tin Bloomberg dựa trên dữ liệu hải quan, giá trị nhập khẩu dầu Nga của Trung Quốc trong năm 2023 đạt 60,6 tỷ USD, tương đương với mức giá trung bình khoảng 77 USD/thùng.
Dữ liệu chỉ ra, Iraq và Malaysia là nhà cung cấp dầu thô lớn thứ ba và thứ tư cho Trung Quốc trong năm 2023.
Ngoài ra, Moscow cũng là nhà cung cấp dầu nhiên liệu hàng đầu cho nền kinh tế số 2 thế giới trong năm 2023, vận chuyển 9,6 triệu tấn. Malaysia là nước xuất khẩu lớn thứ hai, cung cấp 6,93 triệu tấn.
* Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho hay, trong tháng 12/2023, sản lượng dầu Nga xuất khẩu đạt 7,8 triệu thùng/ngày, vượt mức trước dịch Covid-19 và cao nhất từ tháng 3/2023. Tuy nhiên, doanh thu tháng 12 năm ngoái chỉ khoảng 14,4 tỷ USD, mức thấp nhất 6 tháng.
Theo tổ chức trên, giá dầu giảm là lý do khiến khoản thu và lãi từ "vàng đen" của nước này chững lại. Chiết khấu tăng trong khi giá giảm, khiến doanh thu tụt dốc nhưng vẫn ở mức "chấp nhận được".
Trong năm 2023, Moscow tích cực chuyển hướng bán năng lượng từ phương Tây sang châu Á, tận dụng tối đa đội tàu cũ để vận chuyển dầu thô.
Nga liên tục tăng chiết khấu cho các quốc gia mua nhiên liệu từ nước này, như Trung Quốc, Ấn Độ. Nga chủ yếu cung cấp năng lượng cho các "nước thân thiện".
Trong khi đó, nguồn cung cho các đối thủ khác, như Liên minh châu Âu (EU), giảm tới gần 78%.
IEA dự đoán: "Doanh thu từ xuất dầu thô của Moscow sẽ tăng trở lại khi giá trên thị trường đi lên, do những tác động từ bất ổn địa chính trị tại Trung Đông".