Trung Quốc muốn Nhật Bản ‘kiệt sức’ trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư?

Minh Quân
TGVN. Chiến lược của Trung Quốc có thể thất bại nếu Nhật Bản và Mỹ đẩy mạnh hợp tác gần Senkaku/Điếu Ngư, gia tăng nguy cơ xung đột mà không bên nào mong muốn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Thời gian qua, Trung Quốc đã tăng cường hiện diện cả dân sự và quân sự quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp, hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản, với ý đồ từng bước làm suy sụp sức kháng cự của Tokyo. Đến nay, chiến lược này dường như đã đạt được hiệu quả.

Trong một phần của chiến lược trên, Trung Quốc đã điều các máy bay quân sự tiến hành hàng trăm chuyến bay trong khu vực, buộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) phải điều máy bay chiến đấu ngăn chặn từ sáng tới tối. Tuy vậy, các nhà quan sát cho rằng mặc dù chiến thuật này đang khiến đội ngũ nhân lực và trang thiết bị của JSDF trở nên kiệt sức, song cũng trở thành một rủi ro lớn đối với Trung Quốc.

Trung Quốc muốn Nhật Bản ‘kiệt sức’ trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư?
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn là điểm nóng trong quan hệ Trung-Nhật những năm qua. (Nguồn: Kyodo)

Từ năm 2008, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) đã bắt đầu báo cáo về số lượng tàu Hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong khoảng thời gian đó, chỉ xảy ra một vài vụ việc như vậy, với tần suất không vượt quá 10 vụ/năm. Tuy nhiên, từ khi Chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo này tháng 9/2012 tới cuối 2012, Trung Quốc đã điều 428 lượt tàu Hải cảnh tới vùng biển ngoài khơi cách Senkaku/Điếu Ngư từ 12 đến 24 hải lý.

Từ năm 2013 đến năm 2018, bình quân mỗi năm có 720 lượt tàu Hải cảnh Trung Quốc đi vào vùng biển tương tự. Trong năm 2020, 1.157 tàu Hải cảnh Trung Quốc đã đi vào vùng biển tiếp giáp Senkaku/Điếu Ngư, tăng hơn 5% so với năm 2019 và gần gấp 3 lần so với năm 2012.

Tháng 7/2020, Kyodo dẫn các nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản tiết lộ các chuyến bay thường xuyên của Trung Quốc đã buộc Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) xuất kích trên biển Hoa Đông từ lúc bình minh cho tới khi mặt Trời lặn trong mỗi ngày. Kể từ đó, Tokyo và Bắc Kinh đã nhất trí tái khởi động đàm phán về Senkaku/Điếu Ngư, song vẫn còn rất nhiều sự nghi ngờ cần phải vượt qua.

Ông Derek Grossman - chuyên gia an ninh của RAND Corporation cho rằng sức ép từ các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã khiến năng lực duy trì các hoạt động bình thường của JASDF đối mặt với tình trạng căng thẳng nghiêm trọng. Ông Grossman nhận định: “(JASDF) đã phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi của đội ngũ phi công, cũng như chi phí bảo trì máy bay… (và) xu hướng thường xuyên hóa các hoạt động ngăn chặn khiến JASDF gặp nhiều khó khăn hơn trong việc xác định sự khác nhau giữa các vụ việc. Đó chính xác là tâm lý không chắc chắn mà Bắc Kinh muốn gieo vào các đối thủ tiềm tàng của họ trước một cuộc xung đột vũ trang thực sự”.

Trong khi đó, chuyên gia Timothy Heath - cũng làm việc cho RAND Corporation - nhận định chiến lược của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư dựa trên ý đồ từng bước làm suy sụp sức kháng cự của Nhật Bản để Tokyo cuối cùng phải chấp nhận mà không cần phải giao tranh.

Theo ông Heath, Trung Quốc hiện nắm giữ một số nhân tố có lợi. “Trước hết, số lượng khổng lồ của các nguồn lực sẵn có dành cho lực lượng Hải cảnh và Hải quân Trung Quốc mang lại lợi thế vật chất quan trọng. Nhật Bản không thể có được số lượng tàu thuyền và máy bay tương tự Trung Quốc. Tokyo sẽ trở nên kiệt sức nếu cố gắng làm như vậy”.

Tuy nhiên, ông Heath cũng cảnh báo chiến lược của Trung Quốc có thể thất bại nếu Nhật Bản và Mỹ đáp trả sức ép ngày càng lớn bằng cách đẩy mạnh hợp tác gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, qua đó làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng hoặc xung đột mà không quốc gia nào mong muốn. Chuyên gia trên kết luận: “Sự sụp đổ của quan hệ Trung-Nhật có thể khiến Tokyo trở thành kẻ thù và khiến cho tình hình an ninh Trung Quốc trở nên kém ổn định hơn về mặt tổng thể”.

Học giả Trung Quốc: 3 thách thức và 3 cơ hội trong quan hệ Trung-Nhật

Học giả Trung Quốc: 3 thách thức và 3 cơ hội trong quan hệ Trung-Nhật

TGVN. Mặc dù quan hệ Trung-Nhật vẫn tồn tại một số thách thức nhưng đồng thời vẫn có cơ hội hợp tác trên một số ...

Biển Hoa Đông: Nhật Bản chỉ trích tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Senkaku

Biển Hoa Đông: Nhật Bản chỉ trích tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Senkaku

TGVN. Ngày 27/11, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã chỉ trích tuyên bố công khai gần đây của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ...

Nhật Bản từng lên kế hoạch đáp trả Trung Quốc ở Biển Đông

Nhật Bản từng lên kế hoạch đáp trả Trung Quốc ở Biển Đông

TGVN. Theo Kyodo, các nguồn thạo tin quan hệ Nhật-Trung ngày 21/11 cho biết, Nhật Bản năm 2016 từng lên kế hoạch điều tàu phòng ...

(theo South China Morning Post)

Đọc thêm

Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Chuyến thăm hai ngày của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp cao...
CEO Meta Mark Zuckerberg ‘bốc hơi’ hơn 18 tỷ USD trong một ngày

CEO Meta Mark Zuckerberg ‘bốc hơi’ hơn 18 tỷ USD trong một ngày

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, cổ phiếu Meta tiếp tục giảm khiến cho tài sản ròng của Mark Zuckerberg “bốc hơi” hơn 18 tỷ USD. Nhưng ông chủ ...
Dự báo thời tiết hôm nay (27/4): Nắng nóng đặc biệt gay gắt diện rộng; Bắc Bộ, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C; cảnh báo mưa, giông

Dự báo thời tiết hôm nay (27/4): Nắng nóng đặc biệt gay gắt diện rộng; Bắc Bộ, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C; cảnh báo mưa, giông

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực hôm nay (27/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Trưởng Ban công tác Á-Úc thuộc Hội đồng châu Âu

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Trưởng Ban công tác Á-Úc thuộc Hội đồng châu Âu

Ngày 26/4, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã tiếp ông Michal Safianik, Trưởng đoàn Ban công tác Á-Úc (COASI) thuộc Hội đồng châu Âu.
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động