Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến sân bay Brandenburg ở Berlin ngày 18/6. (Nguồn: Tân Hoa xã) |
Ngày 18/6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Berlin để tổ chức tham vấn liên chính phủ Trung Quốc-Đức lần thứ 7 trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Đức. Trước đó, hồi tháng Tư, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã mời người đồng cấp Trung Quốc sang thăm Berlin để đối thoại nhằm "hạ nhiệt" quan hệ giữa châu Âu và Bắc Kinh.
Dự kiến, ông Lý Cường tiếp kiến Tổng thống nước chủ nhà Frank-Walter Steinmeier, chủ trì Tham vấn liên chính phủ Trung Quốc-Đức lần thứ 7 cùng với người đồng cấp Olaf Scholz, tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế và kỹ thuật Trung Quốc-Đức, gặp gỡ đại diện các cộng đồng doanh nghiệp và công nghiệp Đức, thăm các công ty Đức tại bang Bavaria.
Ông Lý Cường nhấn mạnh, Berlin là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức Thủ tướng Trung Quốc và chuyến thăm này sẽ thúc đẩy tình hữu nghị truyền thống của hai nước, mở rộng lĩnh vực hợp tác và triển vọng mới trong quan hệ song phương.
Theo nhà lãnh đạo này, những năm qua, quan hệ hai nước chứng kiến đà phát triển ổn định, mở khóa nhiều thành tựu mới từ kinh tế-thương mại, công nghệ, giao lưu văn hóa, cho tới phát triển xanh. Bắc Kinh khẳng định sẵn sàng trao đổi thẳng thắn và thực chất với phía Berlin dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, tìm kiếm điểm chung trong khi bảo lưu sự khác biệt nhằm đạt được kết quả cùng có lợi.
Thủ tướng Lý Cường cho rằng, đây là cơ hội tốt đẹp để tiếp tục khám phá tiềm năng hợp tác, xử lý đúng đắn các bất đồng và làm phong phú thêm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Nỗ lực này sẽ gửi đi tín hiệu tích cực và mạnh mẽ nhằm duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu ổn định-hòa bình-thịnh vượng của thế giới.
Đáng chú ý, chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh ngày 14/6, Đức vừa công bố Chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hòa Liên bang. Trong tài liệu này, Berlin một lần nữa nhấn mạnh quan điểm cho rằng, Bắc Kinh "vừa là đối thủ, vừa là đối tác, vừa là thách thức mang tính hệ thống".
| Một nhà ngoại giao Trung Quốc thăm Italy vào thời điểm quan trọng liên quan BRI Chuyến thăm Italy của một Vụ trưởng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên quan đến việc gia hạn Bản ghi nhớ (MOU) Sáng kiến ... |
| Vì đâu giới xuất bản Trung Quốc ‘ngại’ sách Mỹ? Các nhà xuất bản sách tại Trung Quốc đang thận trọng hơn trong lưu hành các tựa sách liên quan tới Mỹ, trong bối cảnh ... |
| Cảnh báo Hàn Quốc 'đặt cược sai' trong quan hệ Mỹ-Trung, Đại sứ Trung Quốc tại Seoul bị triệu tập Vào tối 8/6, Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc Hình Hải Minh đã kêu gọi Seoul điều chỉnh lại cách tiếp cận với Washington ... |
| Ngoại trưởng Hàn Quốc muốn gặp người đồng cấp Trung Quốc, lo ngại mất cân bằng quan hệ với Moscow và Bắc Kinh Ngày 15/6, Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin bày tỏ hy vọng gặp mặt người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương tại Diễn đàn khu ... |
| Chiến lược An ninh quốc gia Đức: Cần nhưng đã đủ? Các chuyên gia nhận định việc Đức công bố Chiến lược An ninh quốc gia đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hòa Liên bang ... |