Mong đợi gì từ Hội nghị An ninh Munich 2025

TS. Đặng Thanh Phú
Hội nghị An ninh Munich năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới đầy biến động, phân mảnh và khó lường.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Đức phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị An ninh Munich lần thứ 61. (Ảnh Tân Hoa xã)
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị An ninh Munich lần thứ 61. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Hội nghị An ninh Munich (MSC) lần thứ 61 diễn ra từ ngày 14-16/2 tại thành phố Munich của Đức như thường niên. Đây là một diễn đàn toàn cầu quan trọng về chính sách an ninh quốc tế, quy tụ các lãnh đạo quốc gia, nhà ngoại giao, và chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau để thảo luận về một số thách thức an ninh cấp bách nhất trên thế giới.

Bối cảnh mới có gì mới?

Điểm mới của hội nghị lần này có lẽ là sự trở lại của vị Tổng thống thứ 47 của Mỹ Donald Trump. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới đang mong đợi những thay đổi từ Washington để có thể thay đổi cục diện an ninh toàn cầu hiện nay.

Báo cáo An ninh Munich được công bố trước hội nghị nhấn mạnh, MSC 2025 tập trung vào xu hướng “đa cực hóa” của thế giới, khi trật tự quốc tế ngày càng bị phân cực, không chỉ giữa các quốc gia mà còn ngay trong nội bộ nhiều nước, đưa ra các rủi ro đối với hòa bình, thịnh vượng và hợp tác quốc tế trong bối cảnh các mối đe dọa toàn cầu ngày càng gia tăng.

Tin liên quan
Hội nghị An ninh Munich: Trung Quốc khẳng định duy trì quan hệ thương mại bình thường với Nga, hoan nghênh đàm phán hòa bình cho Ukraine Hội nghị An ninh Munich: Trung Quốc khẳng định duy trì quan hệ thương mại bình thường với Nga, hoan nghênh đàm phán hòa bình cho Ukraine

Chủ đề của hội nghị theo đó tập trung vào vấn đề như: thách thức an ninh toàn cầu, quản trị toàn cầu, các giải pháp hòa bình Ukraine, Trung Đông, các rủi ro công nghệ... Chủ tịch MSC Christoph Heusgen chủ trì hội nghị, với sự tham dự của Tổng thống nước chủ nhà Đức Frank-Walter Steinmeier, lãnh đạo các tổ chức của Châu Âu như Tổng thư ký NATO Mark Rutte, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Roberta Metsola. Phái đoàn Mỹ do Phó Tổng thống JD Vance dẫn đầu cùng đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Ukraine và Nga Keith Kellogg. Nga, vắng mặt tại diễn đàn này từ năm 2022, không tham dự MSC 61.

MSC 2025 năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, Nhà Trắng đón nhận sự trở lại của Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ lần 2, cơ quan lập pháp châu Âu tại Brussels bước sang một chu kỳ mới và nước chủ nhà Đức chuẩn bị cho cuộc bầu cử quốc hội mới ngay sau hội nghị.

Vắng nhân vật chính

Việc Tổng thống Donald Trump không tham dự MSC 2025, thay vào đó chỉ cử “phó tướng” là Phó Tổng thống JD Vance dẫn đầu phái đoàn của Mỹ cho thấy ông Trump không quan tâm nhiều đến sự kiện lần này của châu Âu. Trong khi đó, có đến 60 nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ, cùng 150 bộ trưởng tham dự hội nghị.

Sự vắng mặt của ông Donald Trump cho thấy hội nghị khó lòng đạt được các cam kết, thỏa thuận để giải quyết các vấn đề được xem là thách thức an ninh toàn cầu hiện nay. Về vấn đề hòa bình Ukraine, cuộc điện đàm trước đó giữa Tổng thống Donald Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 12/2, kéo dài hơn 90 phút, bàn về giải pháp chấm dứt xung đột Ukraine, được xem là thắng lợi lớn của Nga, giúp Điện Kremlin dần phá vỡ được thế phong tỏa của phương Tây.

Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cũng đã đưa ra tuyên bố cho rằng Washington sẽ không ủng hộ mong muốn gia nhập NATO của Ukraine. Nhận xét về cuộc điện đàm trên, Điện Kremlin nhấn mạnh, ngoài vấn đề Ukraine, ông Trump và ông Putin còn bàn về mối quan hệ song phương Nga – Mỹ trong lĩnh vực kinh tế. Trong khi đó, theo tờ New York Times nhận xét, đối với ông chủ Điện Kremlin, cuộc điện đàm đã mang đến một bước ngoặt lớn như bất kỳ trận chiến nào trong cuộc xung đột kéo dài 3 năm qua ở Ukraine. Cuộc điện đàm nhìn chung đã gây thất vọng lớn cho các đồng minh phương Tây của Mỹ ở châu Âu, đẩy châu Âu vào thế bế tắc trong giải quyết xung đột giữa Ukraine và Nga.

Phó Tổng thống J.D.Vance dẫn đầu phái đoàn Mỹ tham dự hội nghị (Ảnh: Reuters)
Phó Tổng thống JD Vance dẫn đầu phái đoàn Mỹ tham dự hội nghị. (Nguồn: Reuters)

Những thay đổi ảnh hưởng

Trước hết là vấn đề NATO, nhà lãnh đạo mới của khối này là ông Mark Rutte, cựu Thủ tướng Hà Lan. Người tiền nhiệm của ông Rutte là ông Jens Stoltenberg bắt đầu đảm nhiệm vai trò Chủ tịch MSC từ sau MSC 61. Ông Stoltenberg được kỳ vọng sẽ dẫn dắt MSC thực hiện các đối thoại có tác động về phòng ngừa xung đột, hợp tác và đổi mới chính sách. Trong khi đó, với cựu Thủ tướng Hà Lan, đây là lần đầu tiên ông giữ cương vị lãnh đạo tổ chức này. Việc ông Mark Rutte tiếp quản vị trí Tổng thư ký NATO từ ông Jens Stoltenberg (từ ngày 1/10/2024) là lần đầu tiên vị trí lãnh đạo cao nhất của NATO thay đổi trong 1 thập kỷ.

Ông Rutte được cho là vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong lãnh đạo khối NATO, nên chắc hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn để gắn kết khối liên minh này của phương Tây cũng như củng cố và phát triển mối quan hệ mật thiết giữa khối này với Mỹ. Điều này càng trở nên khó khăn khi ông Trump chính thức trở lại Nhà Trắng. Ông Trump ngay từ khi trở lại nắm quyền đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn đối với châu Âu. Ngoài ra, các quốc gia thành viên NATO đang đứng trước áp lực mới khi buộc phải tăng ngân sách quốc phòng lên mức 5% GDP (tăng hơn so với mức đóng góp hiện tại là 2%) theo yêu cầu của tân Tổng thống Mỹ.

Điều này xem ra vượt khả năng của các nước thành viên NATO, bởi cho đến nay chỉ có 23/32 nước thành viên NATO đáp ứng yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng đạt mức 2% GDP. Với nước chủ nhà của hội nghị, MSC 61 diễn ra chỉ một tuần trước cuộc bầu cử Quốc hội của Đức (23/2). Nước Đức đang chứng kiến những chia rẽ sâu sắc giữa các đảng phái chính trị trong nội bộ của nước này. Thủ tướng Đức Olaf Scholz và đảng SPD của ông đang có những quan điểm xung đột gay gắt với liên minh đảng CDU/CSU về an ninh châu Âu, như tiếp tục hay không hỗ trợ Ukraine, vấn đề di trú và tiếp nhận người tị nạn.

Theo thăm dò mới nhất của Viện Infratest Dimap, liên minh hai đảng CDU/CSU đang tạm dẫn đầu với 31%, tiếp theo là AfD với 21%, và đảng SPD của Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz chỉ giành được 15%. Cũng giống với một số nước châu Âu, nước Đức đang phải đối mặt với làn sóng trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, cực hữu. Với MSC 61, cả hai đảng cực hữu của Đức là Alternative for Germany (AfD) và đảng cánh tả Liên minh (DIA) đều không được mời tham dự với lý do không tuân thủ nguyên tắc chính của hội nghị là hòa bình thông qua đối thoại (đại diện của hai đảng đã rời khỏi hội trường khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang phát biểu trong cuộc họp toàn thể Quốc hội Đức vào tháng 6/2024).

Do đó, với sự sự vướng bận trên, Đức xem ra khó tập trung vào các vấn đề của MSC 61. Với Brussels (EC), Ba Lan đã chính thức thay thế Hungary để đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đến hết 30/6/2025, một sự trùng khớp với sự khởi đầu nhiệm kỳ mới của Ủy ban châu Âu với yêu cầu phải đề ra các mục tiêu chiến lược, giải pháp cho 5 năm năm tới. Đây được xem là thách thức lớn cho Ba Lan và khối EU để thiết lập các chương trình nghị sự tập trung vào các biện pháp nhằm tăng cường an ninh và quốc phòng của khối, trong bối cảnh EU đang đối mặt với hàng loạt sóng gió chính trị cùng bất ổn kinh tế bủa vây các nước trong khu vực.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Đức, ngày 14/2/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich. (Nguồn: AP)

Có như kỳ vọng?

MSC 2025 dường như tiếp tục nối tiếp các quan ngại chung từ các hội nghị trước đó, đặc biệt là từ hội nghị MSC 2023, khi chủ đề chính về “Vẽ lại tầm nhìn” đưa ra các nhận định về an ninh toàn cầu trước nhiều thách thức từ các cuộc cạnh tranh của thế giới, như: cơ sở hạ tầng toàn cầu, hạ tầng kỹ thuật số, không gian mạng đến thương mại, vốn làm đảo ngược logic cấu trúc thương mại quốc tế, gia tăng sự phân mảnh và xu hướng phi toàn cầu hóa, trật tự hạt nhân và sự ổn định chiến lược; chưa thật sự đạt hiệu quả như mong đợi.

Hội nghị lúc đó được kỳ vọng xây dựng được một tầm nhìn hướng tới một trật tự dựa trên luật lệ trong bối cảnh cạnh tranh trật tự quốc tế diễn ra khốc liệt, buộc các cường quốc phải tính toán đến những quan ngại chính đáng, lợi ích của cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thế giới vẫn tiếp tục hứng chịu những tác động tiêu cực của quá trình đa cực hóa trật tự quốc tế, dẫn đến sự chia rẻ sâu sắc và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn giữa các cường quốc và kết cục là gây ra các khủng hoảng và mối đe dọa toàn cầu như hiện nay.

Từ thực tế trên cho thấy, MSC 61 lần này dường như là một sự kiện thường niên, “đến hẹn lại lên” và không đạt được kết quả như kỳ vọng. Tổng thống Donald Trump và chính quyền 2.0 của ông không quan tâm nhiều đến việc củng cố mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu, thay vào đó là trọng tâm xứ lý các vấn đề về Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Trung Đông và các vấn đề khác có liên quan trực tiếp đến lợi ích sống còn của Mỹ cũng như phù hợp với quan điểm về “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Donald Trump.

Đã đến lúc cần nhìn lại tính thực chất, hiệu quả của MSC, xét trên các yếu tố về tầm nhìn chung, tôn chỉ, sự đoàn kết và kết nối. Tất cả tiêu chí trên cho đến nay đều cho thấy thiếu hiệu quả và tính bền vững. MSC cần vượt qua những khó khăn, cản trở trên để thật sự trở thành một “diễn đàn độc lập” quan trọng nhất nhằm trao đổi quan điểm giữa các nhà quyết định chính sách an ninh quốc tế theo đúng tôn chỉ của nó.

Với Việt Nam, kết quả MSC 2025 giúp có thêm cơ hội xem xét, chủ động trong tham gia định hình trật tự an ninh toàn cầu; xử lý các tác động từ cạnh tranh giữa các nước lớn nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro đối với Việt Nam; đồng thời qua đó tìm kiếm được các cơ hội từ chính những thách thức an ninh toàn cầu nói trên.

Trước thềm Hội nghị An ninh Munich quy tụ hàng loạt quan chức hàng đầu thế giới, xảy ra vụ đâm xe nghi là khủng bố, hàng chục người bị thương

Trước thềm Hội nghị An ninh Munich quy tụ hàng loạt quan chức hàng đầu thế giới, xảy ra vụ đâm xe nghi là khủng bố, hàng chục người bị thương

Ngày 13/2, Thủ hiến bang Bayern (Đức) Markus Soder tuyên bố, vụ lao xe ở Munich trước đó cùng ngày có thể là hành động ...

Hội nghị An ninh Munich: Trung Quốc khẳng định duy trì quan hệ thương mại bình thường với Nga, hoan nghênh đàm phán hòa bình cho Ukraine

Hội nghị An ninh Munich: Trung Quốc khẳng định duy trì quan hệ thương mại bình thường với Nga, hoan nghênh đàm phán hòa bình cho Ukraine

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 14/2 tuyên bố Trung Quốc và Nga vẫn duy trì quan hệ kinh tế và thương mại bình ...

Mỹ kêu gọi Đức 'để ngỏ cánh cửa' trong bầu cử, Thủ tướng Scholz phản đối gắt, nói 'không chấp nhận người ngoài can thiệp vào nền dân chủ'

Mỹ kêu gọi Đức 'để ngỏ cánh cửa' trong bầu cử, Thủ tướng Scholz phản đối gắt, nói 'không chấp nhận người ngoài can thiệp vào nền dân chủ'

Tại Hội nghị An ninh Munich ngày 15/2, Thủ tướng Scholz đã phản đối sự can thiệp từ bên ngoài vào các cuộc bầu cử ...

Ukraine cảnh báo nguy cơ 'bị đứng ngoài' trong đàm phán với Nga

Ukraine cảnh báo nguy cơ 'bị đứng ngoài' trong đàm phán với Nga

Ngày 15/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng sẽ rất "nguy hiểm" nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp người đồng cấp Nga Vladimir ...

Mỹ tuyên bố muốn NATO 'vĩ đại trở lại', liên minh quân sự tung hai sáng kiến tăng cường phòng thủ

Mỹ tuyên bố muốn NATO 'vĩ đại trở lại', liên minh quân sự tung hai sáng kiến tăng cường phòng thủ

Trong bối cảnh tình hình an ninh thế giới ngày càng phức tạp, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã có những ...

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 20/3/2025: Xử Nữ hãy nắm bắt cơ hội

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 20/3/2025: Xử Nữ hãy nắm bắt cơ hội

Tử vi hôm nay 20/3/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/3/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 3 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/3/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 3 năm 2025

Lịch âm 20/3. Lịch âm hôm nay 20/3/2025? Âm lịch hôm nay 20/3. Lịch vạn niên 20/3/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/3/2025: Tuổi Dậu cẩn thận chi tiêu

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/3/2025: Tuổi Dậu cẩn thận chi tiêu

Xem tử vi 20/3 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/3/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Mister Tourism World 2025 tại Việt Nam khẳng định không thu hồi danh hiệu

Mister Tourism World 2025 tại Việt Nam khẳng định không thu hồi danh hiệu

Ban tổ chức cuộc thi đã tổ chức họp báo liên quan đến việc tạm hoãn hoặc thu hồi danh hiệu của thí sinh thuộc Top 6 cuộc thi Mister ...
Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025 ghi nhận thị trường trong nước sát mốc 100 triệu/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn.
Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua

Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua

Những dấu chân lặng lẽ của lực lượng Công an cơ sở vẫn luôn in dấu, bởi chỉ có gần gũi với đồng bào mới có thể đưa ra các ...
Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Mỹ-Hàn huy động hơn 1.000 quân diễn tập chỉ huy chiến đấu quy mô lớn

Mỹ-Hàn huy động hơn 1.000 quân diễn tập chỉ huy chiến đấu quy mô lớn

Các binh sĩ của Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành diễn tập huấn luyện chỉ huy chiến đấu quy mô lớn trong 5 ngày, từ 16-20/3.
Ukraine tấn công kho chứa dầu Nga, châu Âu nói gì về điện đàm Trump-Putin?

Ukraine tấn công kho chứa dầu Nga, châu Âu nói gì về điện đàm Trump-Putin?

Phản ứng về cuộc điện đàm giữa hai tổng thống Nga và Mỹ nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine, giới lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ hoan nghênh.
Bị coi là trở ngại trong quá trình kết nạp Ukraine, Hungary chẳng ngại nhận việc nắm giữ 'tương lai của quá trình mở rộng EU'

Bị coi là trở ngại trong quá trình kết nạp Ukraine, Hungary chẳng ngại nhận việc nắm giữ 'tương lai của quá trình mở rộng EU'

EU hiện không thể mở nhóm đàm phán đầu tiên về việc kết nạp Ukraine do sự cản trở của Hungary.
Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể có nữ Chủ tịch?

Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể có nữ Chủ tịch?

Chính phủ Đức có ý định đề cử Ngoại trưởng Annalena Baerbock làm Chủ tịch Đại hội đồng LHQ nhiệm kỳ 2025-2026.
Tiếp tục 'dứt tình' với Paris, 3 nước Sahel cùng nhau rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ

Tiếp tục 'dứt tình' với Paris, 3 nước Sahel cùng nhau rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ

Các chính quyền quân sự Niger, Mali và Burkina Faso đã công bố quyết định rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF).
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của  ‘kỷ lục gia’

'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của ‘kỷ lục gia’

Sự trở lại của ông Donald Trump cùng những chính sách quyết liệt đầy tranh cãi đồng nghĩa với một nước Mỹ ‘vĩ đại trở lại’?
EU tái vũ trang

EU tái vũ trang

Trong bối cảnh an ninh khu vực đối mặt với nhiều thách thức, kế hoạch 'tái vũ trang châu Âu' đánh dấu bước ngoặt trong chính sách quốc phòng của EU.
Chủ tịch EC thăm Ấn Độ: Bước ngoặt là đây

Chủ tịch EC thăm Ấn Độ: Bước ngoặt là đây

Chuyến thăm của lãnh đạo EC phản ánh mong muốn mở rộng quan hệ với Ấn Độ, đất nước có vai trò ngày càng then chốt trong nền chính trị toàn cầu.
Ba năm xung đột Nga - Ukraine: Cục diện thế giới đang thay đổi

Ba năm xung đột Nga - Ukraine: Cục diện thế giới đang thay đổi

Cuộc xung đột Nga-Ukraine không chỉ tiêu hao lớn nguồn lực của cả hai bên mà còn dẫn đến những thay đổi chưa từng có trên phạm vi toàn cầu.
Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Trong một bài phân tích gần đây trên Foreign Affairs, ông Celeste Wallander, cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc (Mỹ) đã đánh giá về khả năng phòng thủ của Ukraine trong trường ...
Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Nga và Triều Tiên dường như đã xích lại gần nhau hơn bởi xung đột tại Ukraine và mối quan hệ này có thể tiếp tục duy trì vững chắc trong tương lai.
Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc lên kế hoạch chế tạo các tàu chiến tên lửa lớn, được trang bị vũ khí hạng nặng cho một cuộc đối đầu tiềm tàng trên biển.
Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Nga đã rút ra được bài học từ thỏa thuận Minsk, không muốn để Ukraine và phương Tây lợi dụng các thỏa thuận để 'câu giờ'.
Thỏa thuận ngừng bắn Nga-Ukraine: Moscow không hào hứng với 'quả bóng trên sân nhà', ván cược của Kiev thành hay bại?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga-Ukraine: Moscow không hào hứng với 'quả bóng trên sân nhà', ván cược của Kiev thành hay bại?

Thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine có thể không nhận được cái 'gật đầu' từ phía Nga nhưng Kiev ít nhiều đã cải thiện được quan hệ với Washington.
Lý do các nhà đầu tư thận trọng trước kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng của EU

Lý do các nhà đầu tư thận trọng trước kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng của EU

Mặc dù Liên minh châu Âu (EU) muốn tăng cường chi tiêu quân sự nhưng khả năng đáp ứng của các công ty quốc phòng châu Âu còn nhiều hạn chế.
Phiên bản di động