Trung Quốc thận trọng chờ kết quả bầu cử Mỹ, 'cân não' chuẩn bị đối sách với chính quyền Biden

Nhã Anh
TGVN. Ngày 9/11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ, Bắc Kinh hiểu rằng kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ được xác định theo luật pháp Mỹ. Cùng ngày, báo Trung Quốc có bài đánh giá những động thái cần thiết của Trung Quốc nhằm đối phó với chính quyền Mỹ mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Quốc thận trọng chờ kết quả bầu cử Mỹ, 'cân não' chuẩn bị đối sách với chính quyền Biden
Trung Quốc đang cân não chuẩn bị đối phó với chính quyền Biden. (Nguồn: Global Times)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đưa ra phát biểu này tại cuộc họp báo thường kỳ khi được hỏi liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chúc mừng ứng cử viên của đảng Dân chủ Joe Biden sau khi truyền thông Mỹ đưa tin ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 vừa qua hay không.

Cùng ngày, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã đăng bài viết nói về những động thái cần thiết của Trung Quốc nhằm đối phó với một cơ chế Bộ tứ mới của chính quyền mới của Mỹ.

Chiến lược của Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, vốn được đẩy mạnh dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama và được đương kim Tổng thống Donald Trump "nâng cấp" thành Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nay càng được Washington chú trọng dưới tên gọi nhóm Bộ tứ (QUAD), bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Với xu hướng tiếp tục tăng cường sự hiện diện tại khu vực này, chính quyền tương lai của ông Joe Biden, người vừa được truyền thông Mỹ công bố đắc cử Tổng thống, dường như sẽ duy trì một số chính sách của chính quyền đương nhiệm, nhằm kiềm chế Trung Quốc, đối thủ lớn nhất của Mỹ trong khu vực.

Các biện pháp mà chính quyền Biden cần thực hiện để đối phó Trung Quốc bao gồm mở rộng các liên minh quân sự và tăng cường quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh nhằm duy trì sự vị trí số một của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đó là lý do Mỹ mong muốn thành lập ngay cơ chế QUAD dù đây có thể không phải là một liên minh chính thức.

Nếu được chính thức thành lập, QUAD có thể tập trung vào các vấn đề như Triều Tiên, Iran, Nga và Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Một mặt, Mỹ nỗ lực xây dựng một liên minh quân sự tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Mặt khác, Washington muốn mở rộng Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) về phía Đông. QUAD thực chất là một bước đi nhằm biến các liên minh song phương của Mỹ thành một cơ chế hợp tác bốn bên. Ngoại trừ Ấn Độ, hiện Mỹ đã thiết lập liên minh quân sự với cả Australia và Nhật Bản.

Trước tình hình này, Trung Quốc phải giữ được quyết tâm mang tính chiến lược, tiếp tục nỗ lực thực hiện kế hoạch phát triển và chuẩn bị cho các thách thức quân sự.

Trong các vấn đề trọng tâm như chủ quyền, các lợi ích an ninh và phát triển, Trung Quốc không được có bất kỳ sự thỏa hiệp nào, dù là nhỏ nhất. Khi cần thiết, Trung Quốc cần sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ lợi ích quốc gia, bao gồm vấn đề Đài Loan, Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và quyền phát triển tại nước ngoài.

Mặt khác, Trung Quốc cần tăng cường tình hữu nghị với các nước giềng, xây dựng các quy tắc hợp tác đôi bên cùng có lợi và vô hiệu hóa các quan hệ của Mỹ trong khu vực.

Ngoài ra, Trung Quốc cần chú ý hơn tới một số nước như Hàn Quốc, New Zealand và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm ngăn chặn Mỹ thiết lập các liên minh quân sự mới. Trung Quốc cần nỗ lực phát huy sức mạnh quốc gia tổng lực, công nghệ và các lĩnh vực khác, để Mỹ thấy rằng kiềm chế Trung Quốc là điều không thể.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung thời tân Tổng thống Mỹ: Mong manh nhưng ổn định hơn, liệu có tiếp tục ‘ngừng bắn’?

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung thời tân Tổng thống Mỹ: Mong manh nhưng ổn định hơn, liệu có tiếp tục ‘ngừng bắn’?

TGVN. Sau chiến thắng của ông Joe Biden trước đương kim Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử Mỹ 2020, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ...

Lịch sử bầu cử Mỹ 20 năm trước liệu có lặp lại?

Lịch sử bầu cử Mỹ 20 năm trước liệu có lặp lại?

TGVN. 20 năm trước, truyền thông Mỹ đã sớm đưa tin ông Al Gore thắng cử và trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. ...

Thế giới dự đoán ảnh hưởng quốc tế sau khi tân Tổng thống Mỹ Biden lộ diện

Thế giới dự đoán ảnh hưởng quốc tế sau khi tân Tổng thống Mỹ Biden lộ diện

TGVN. Khi ông Joe Biden gần như giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ, các nước trên thế giới đã chuyển sang tập trung ...

(theo Reuters, Global Times)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Đọc thêm

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'.
Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Năm 2024, Tiền Giang thu hút thêm 6 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 39 lượt dự ...
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động