Trung Quốc tự tin đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022, sẵn sàng 'giá nào cũng trả'

Khang Minh
Trung Quốc đang nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5% trong năm nay, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với hàng loạt rào cản và trở ngại như chiến sự Nga-Ukraine; căng thẳng kéo dài với Washington và các đồng minh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất...
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trung Quốc đã đưa ra một loạt các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong báo cáo công tác gần đây của Chính phủ nhằm giảm bớt những âu lo về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hiện đang chiếm một phần tư GDP toàn cầu.

Về tài chính, Bắc Kinh dự kiến phát hành 3,65 nghìn tỷ NDT (tương đương 578 tỷ USD) trái phiếu để cấp vốn cho các dự án xây dựng.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô hàng đầu của Trung Quốc cho biết, hiện có khoảng 102 siêu dự án được đề xuất trong kế hoạch 5 năm (2021-2025), đang trong quá trình thực hiện và đợi cấp vốn.

Dự kiến, Bắc Kinh cũng sẽ gia hạn việc cắt giảm thuế và hoàn lại khoảng 2,5 nghìn tỷ NDT trong năm 2022 để hỗ trợ ngành sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể và tạo thêm hơn 11 triệu việc làm.

Trung Quốc tự tin đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022, sẵn sàng 'giá nào cũng trả'
Trung Quốc đang nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5% trong năm nay. (Nguồn: Investopedia)

Thách thức muôn trùng

Tuy nhiên, xung đột Nga-Ukraine nổ ra đã giáng một “đòn mạnh” vào nền kinh tế toàn cầu và che khuất triển vọng phát triển của Trung Quốc.

Ngân hàng ING đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc 0,6 điểm phần trăm xuống 4,8 phần trăm vào cuối tháng Hai, đồng thời cho rằng việc “mạnh tay” chi cho cơ sở hạ tầng chưa thể bù đắp cho mức tăng trưởng tiêu dùng ngày càng chậm lại.

Đến Ngân hàng Morgan Stanley, từ lâu vốn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc, hôm 10/3 đã tuyên bố hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2022 khoảng 20 điểm cơ bản xuống còn 5,3% trong bối cảnh căng thẳng tại Ukraine chưa có hồi kết.

Tin liên quan
Không phải khủng hoảng năng lượng hay Zero Covid, đây mới là vấn đề khiến Trung Quốc Không phải khủng hoảng năng lượng hay Zero Covid, đây mới là vấn đề khiến Trung Quốc 'đau đầu' nhất lúc này

“Mức giảm phản ánh tình hình kinh tế trong nước đang phục hồi chậm chạp; xuất khẩu có khả năng yếu hơn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, nhu cầu toàn cầu giảm và giá dầu cao hơn”, ông Robin Xing, chuyên gia kinh tế Trung Quốc của Morgan Stanley nhận định.

Larry Hu, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Tập đoàn Tài chính Macquarie Capital, cảnh báo: “Mục tiêu chắc chắn có thể đạt được nếu Bắc Kinh kiên quyết, nhưng cái giá phải trả sẽ rất đắt.

Theo chuyên gia này, quy mô của các biện pháp kích cầu sẽ phụ thuộc vào việc xuất khẩu có tiếp tục ổn định và liệu tiêu dùng trong nước có phục hồi hay không.

Các cơ quan chức năng Trung Quốc hiện vẫn chưa tiết lộ đánh giá về tác động của xung đột Nga-Ukraine với nền kinh tế quốc gia, nhưng Shi Yinhong, giáo sư Quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc cảnh báo về những thách thức ngày càng gia tăng khi thế giới đang phân cực sâu sắc.

Trong khi đó, việc Trung Quốc “tách mình” khỏi hệ thống tài chính toàn cầu vốn bị ràng buộc chặt chẽ với đồng USD đặt ra nhiều băn khoăn về tác động của cuộc chiến Nga-Ukraine tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Có hiệu lực từ ngày 11/3, Trung Quốc đang mở rộng biên độ thả nổi hàng ngày đối với đồng NDT so với đồng Ruble của Nga trên thị trường liên ngân hàng, nền tảng thương mại ngoại hối của nước này cho biết ngày 10/3.

Bắc Kinh không nêu chi tiết nhưng quyết định được đưa ra sau khi đồng tiền của Nga chịu áp lực giảm giá lớn trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây gia tăng.

Động thái này cũng cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực đối phó với tác động bất ổn từ chiến sự khiến Nga ngày càng trở nên xa rời các thị trường toàn cầu.

Bộ công cụ chính sách "lợi hại"

Bắc Kinh đã nhiều lần nhấn mạnh đến việc cần thiết của sự ổn định kinh tế và kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5,5%, cao hơn mức 5% cần thiết để Trung Quốc tăng gấp đôi quy mô kinh tế vào năm 2035 - một mục tiêu phát triển dài hạn của nước này.

Trong bài phát biểu khai mạc kỳ họp lưỡng hội thường niên của Trung Quốc vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã thừa nhận những thách thức toàn cầu và trong nước đang gia tăng, và việc đạt được mục tiêu GDP có ý nghĩa quan trọng để ổn định việc làm nhưng sẽ “đòi hỏi những nỗ lực gian khổ”.

Trung Quốc tự tin đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022, sẵn sàng 'giá nào cũng trả'
Năm 2021, tiêu dùng đóng góp vào 65,4% tăng trưởng GDP của Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Chính phủ Trung Quốc hiện đang quản lý khoảng 200 “gã khổng lồ” công nghiệp, nhiều ngân hàng quốc doanh lớn và hàng nghìn quỹ tài chính cấp địa phương. Sở hữu trong tay “bộ công cụ chính sách” khá vững chắc, Trung Quốc đã khá thành công khi vận dụng bộ công cụ này để đạt được mục tiêu tăng trưởng.

Tin liên quan
Xung đột Nga-Ukraine không thể ngăn Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế số 1 thế giới Xung đột Nga-Ukraine không thể ngăn Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế số 1 thế giới

Chính sách tiền tệ của nước này cũng được nới lỏng, việc hạ lãi suất 10 điểm cơ bản đã được công bố vào tháng Một và Ngân hàng Trung ương (PboC) dự kiến sẽ trích 1 nghìn tỷ NDT lợi nhuận cho kho bạc của chính phủ trong năm nay.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, chính sách tài khóa cũng sẽ đóng một vai trò nổi bật.

Nhà kinh tế Zhao Wei thuộc Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Sinolink Securities cho biết, chi tiêu chính phủ tăng lên và có thể đạt 8,4% tổng sản phẩm quốc nội, cao hơn nhiều so với tỷ lệ thâm hụt ngân sách 2,8%.

Điều này sẽ giúp hỗ trợ cho các dự án giao thông, năng lượng, viễn thông và củng cố hạ tầng đô thị, giúp thúc đẩy đầu tư hiệu quả.

“Trung Quốc đang trên con đường ổn định kinh tế. Nền kinh tế có thể chạm đáy trong quý đầu tiên và đang dần trở lại mức tăng trưởng hợp lý”, ông Zhao Wei nhấn mạnh.

Cựu Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (World Bank) Justin Lin Yifu, người hiện đang rất lạc quan về triển vọng kinh tế của Trung Quốc, cho biết các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ được thúc đẩy trong thời gian tới, trong bối cảnh nguồn tín dụng từ các ngân hàng quốc doanh đang dồi dào.

“GDP của Trung Quốc có tiềm năng tăng 6% hoặc thậm chí cao hơn trong năm nay”, ông lạc quan.

Tang Yao, Phó giáo sư tại Trường Quản lý Quảng Hoa thuộc Đại học Bắc Kinh, nhận định mục tiêu GDP mà Chính phủ đưa ra rất có thể hoàn thành nhờ các công cụ chính sách dự trữ của Bắc Kinh giúp bù đắp những bất ổn bên ngoài.

Ông Tang cho biết, Trung Quốc có nhiều khả năng để cải thiện các chính sách kiểm soát đại dịch của mình, vì chính sách Zero Covid hiện tại đã được thực hiện nghiêm túc, giúp giải phóng tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề.

Năm 2021, tiêu dùng đóng góp vào 65,4% tăng trưởng GDP của Trung Quốc, đầu tư chiếm 13,7% và 20,9% từ xuất khẩu ròng.

“Điều cấp thiết nhất hiện nay là thực hiện hiệu quả và hiệu quả hơn nữa các chính sách hỗ trợ được nêu trong báo cáo công tác của chính phủ vừa qua”, ông Tang khẳng định.

Trung Quốc 'loay hoay' giải 'bài toán kinh tế' với Nga và phương Tây

Trung Quốc 'loay hoay' giải 'bài toán kinh tế' với Nga và phương Tây

Đối với Trung Quốc, Nga là một đối tác hết sức quan trọng, đặc biệt là trong việc hợp sức đối trọng lại với phương ...

Trung Quốc công bố mục tiêu kinh tế 2022: Tăng trưởng GDP 5,5%, tạo hơn 11 triệu việc làm

Trung Quốc công bố mục tiêu kinh tế 2022: Tăng trưởng GDP 5,5%, tạo hơn 11 triệu việc làm

Ngày 5/3, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội Trung Quốc khóa XIII, Thủ tướng nước này Lý Khắc Cường đã đọc ...

(theo SCMP)

Đọc thêm

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên đầy sang trọng và quyến rũ với phong cách thời trang gợi cảm, khoe trọn những nét đẹp cơ thể.
Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

G7 đang tìm cách sử dụng tài sản trị giá gần 300 tỷ USD của Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt kể từ năm 2022 để hỗ ...
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024 ghi nhận thị trường thế giới chờ thông tin kinh tế Mỹ, SJC tăng vọt sau một thông báo từ Ngân hàng Nhà nước.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập...
Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4, dầu Brent tăng 1,42 USD, dầu WTI của Mỹ tăng 1,46 USD. Trong nước, giá xăng ngày mai có thể giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít.
Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Phiên bản di động