Trước thách thức kinh tế chưa từng có, Trung Quốc kêu gọi công chức 'thắt lưng buộc bụng'

Châu Giang
Trong thông điệp kêu gọi công chức “thắt lưng buộc bụng”, Thủ tướng Lý Khắc Cường cảnh báo rằng Trung Quốc đang đứng trước những thách thức kinh tế chưa từng có do đại dịch Covid-19, đồng thời yêu cầu chính phủ các cấp nên cắt giảm chi tiêu và giảm một nửa chi tiêu “không cấp thiết và không thiết yếu”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Giống như hàng triệu công chức Trung Quốc khác, đối với anh Timothy Tian, nhân viên Nhà nước đang công tác tại tỉnh Chiết Giang, dịp Tết Nguyên đán năm nay sẽ là một cái Tết khó khăn và khắc nghiệt nhất trong vòng 1 thập kỷ khi đội ngũ công chức nước này sẽ buộc phải "thắt lưng buộc bụng" do thu nhập bị sụt giảm.

Anh Tian cho biết, ngay cả khi các hạn chế để chống dịch Covid-19 được nới lỏng, anh cũng không thể đủ tiền đi du lịch sau khi lương hàng tháng đã bị cắt giảm tới 2.000 Nhân dân tệ (khoảng 315 USD) xuống còn 5.000 Nhân dân tệ.

“Tổng tiền lương bị cắt giảm là khoảng 25% và tôi không dám mong đợi nhiều về khoản tiền thưởng cuối năm trong bối cảnh này”, anh Tian buồn bã chia sẻ, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi từ Chính phủ yêu cầu công chức cần phải "thắt lưng buộc bụng" hơn nữa.

Mức lương hàng tháng của anh Tian sẽ bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng hiệu suất...nhưng hiện giờ phần thu nhập này đã bị cắt giảm.

Trước thách thức kinh tế chưa từng có, Trung Quốc kêu gọi công chức 'thắt lưng buộc bụng'
Chính phủ Trung Quốc đang kêu gọi công chức nước này "thắt lưng buộc bụng" trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn. (Nguồn: SCMP)i

Mạnh tay cắt giảm

Lời kêu gọi đã gây không ít phản ứng trên mạng xã hội Trung Quốc khi nhiều người than phiền phải vật lộn để kiếm sống sau khi bị cắt giảm lương, phụ cấp.

Tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố, việc tăng cường cắt giảm chi tiêu là cần thiết trong bối cảnh hiện nay để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đồng thời, lưu ý rằng kể từ năm 2016, Trung Quốc đã giảm thuế và phí tới 8.600 tỷ Nhân dân tệ (gần 1.400 tỷ USD) và chính sách này sẽ tiếp tục được Chính phủ thúc đẩy để mang lại nhiều lợi ích hơn cho các doanh nghiệp và tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế.

Theo số liệu thống kê của Chính phủ, tính đến cuối năm 2015, Trung Quốc có khoảng 7,1 triệu công chức.

Trong bối cảnh thị trường việc làm cạnh tranh ngày càng gay gắt, trở thành công chức Nhà nước từng là niềm mơ ước của nhiều người với vị trí công việc ổn định, thu nhập tốt.

Tin liên quan
Chán làm tư nhân, giới trẻ Trung Quốc đua nhau quay về nhà nước Chán làm tư nhân, giới trẻ Trung Quốc đua nhau quay về nhà nước

Ngay cả các công chức ở một số địa phương có nền kinh tế sôi động và phát triển bậc nhất Trung Quốc như Thượng Hải hay khu vực bờ biển phía Đông, phía Nam đất nước, cũng cảm thấy khó khăn.

Một công chức đang công tác tại chính quyền tỉnh Quảng Đông cho hay, thời gian qua, anh và nhiều đồng nghiệp cũng bị cắt giảm đáng kể tiền lương.

"Đúng là chúng tôi đang thực hiện chính sách 'thắt lưng buộc bụng'. Theo những gì tôi được biết, nhiều người còn bị cắt giảm từ 20-30% lương, chủ yếu áp dụng đối với các khoản trợ cấp ngoài lương như trợ cấp nhà ở. Tiền lương của công chức có thể khác nhau giữa các thành phố trong tỉnh", một công chức giấu tên đang làm việc tại chính quyền tỉnh Quảng Đông tiết lộ.

Trên thực tế, mức lương cơ bản của đội ngũ công chức Trung Quốc khá thấp. Ngay cả các quan chức cao nhất làm việc ở cấp bộ cũng chỉ nhận được chưa đến 9.000 Nhân dân tệ (khoảng 1.440 USD) một tháng. Trong khi các quan chức cấp cơ sở - “xương sống” của đội ngũ cán bộ hành chính - nhận khoảng 5.000 Nhân dân tệ (khoảng 18 triệu đồng/tháng).

Tuy nhiên, ngoài lương cơ bản, tổng thu nhập của các công chức đã dần được nâng lên đáng kể nhờ có thêm các khoản trợ cấp về nhà ở, giao thông, giáo dục, viễn thông, chăm sóc trẻ em, y tế... và khoản tiền thưởng cuối năm ít khi được công khai tiết lộ.

Và đợt cắt giảm lần này chủ yếu là giảm trợ cấp và các khoản tiền thưởng. Một số nơi còn yêu cầu công chức hoàn trả lại các khoản tiền thưởng đã được nhận.

Tháng Sáu năm ngoái, chính quyền một thành phố ở tỉnh Giang Tây đã yêu cầu công nhân trong văn phòng tài nguyên nước của thành phố trả lại tiền thưởng, trong khi thành phố Dexing lân cận cũng kêu gọi các giáo viên gửi lại một nửa số tiền nhận hàng năm của họ.

Theo ông Alfred Wu, Giáo sư tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, động lực chính đằng sau chính sách “thắt lưng buộc bụng” là tình hình tài chính của nhiều địa phương ngày càng tồi tệ. Các khu vực này đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kép do đại dịch Covid-19 và sụt giảm doanh thu do thị trường nhà ở phát triển chậm.

“Thu nhập thực tế của công chức Trung Quốc không dựa chủ yếu trên hiệu suất và trách nhiệm của mỗi người, phần lớn chỉ để xác định mức lương cơ bản. Mức thu nhập của họ sẽ liên quan mật thiết đến tình hình tài chính của đơn vị và khu vực nơi họ đang công tác. Nhiều địa phương Trung Quốc đang rơi vào tình trạng 'báo động đỏ' về ngân sách nên họ sẽ phải cắt bớt tiền trợ cấp cho công chức", ông Wu lý giải.

Mới đây, trong thông điệp kêu gọi công chức tăng cường tiết kiệm, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã cảnh báo rằng Trung Quốc đang đứng trước những thách thức kinh tế “chưa từng có” do đại dịch Covid-19 gây ra, đồng thời yêu cầu chính phủ các cấp nên cắt giảm chi tiêu và giảm một nửa chi tiêu “không cấp thiết và không thiết yếu”.

Địa phương khủng hoảng ngân sách

Mặc dù Chính phủ đã cam kết sẽ hỗ trợ tài chính nhiều hơn cho các chính quyền địa phương nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt ngân sách, nhưng trong 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đến tháng 11/2021, chỉ duy nhất có thành phố Thượng Hải đạt thặng dư ngân sách tính, theo một báo cáo tài chính của địa phương.

Có tới 18 tỉnh, chủ yếu ở miền Tây, miền Bắc và miền Trung Trung Quốc, ghi nhận mức thâm hụt ngân sách, trong đó Tây Tạng dẫn đầu bảng với mức thâm hụt lên tới 177,6 tỷ Nhân dân tệ, gấp bảy lần con số thu ngân sách.

Trong một bài báo được xuất bản vào tháng trước, Lin Caiyi, Giáo sư Kinh tế tại Đại học Phúc Đán (Thượng Hải) ước tính, các khoản nợ của chính quyền địa phương dao động ở mức 30 nghìn tỷ Nhân dân tệ tính đến tháng 10/2021, trung bình hơn 21.000 Nhân dân tệ/người.

Trước thách thức kinh tế 'chưa từng có', Trung Quốc kêu gọi công chức 'thắt lưng buộc bụng'
Dù bị cắt giảm nhưng vị trí công chức tại các cơ quan công quyền vẫn luôn hấp dẫn các sinh viên mới tốt nghiệp Trung Quốc. (Nguồn: AFP)

Chính sách đóng cửa nghiêm ngặt Zero Covid-19 của Trung Quốc đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh tế của nhiều tỉnh và thành phố. Chưa kể, các địa phương còn phải chi một khoản tiền không nhỏ để mua một lượng lớn các bộ xét nghiệm để tiến hành nhiều đợt kiểm tra toàn diện cho người dân, chi phí vaccine, PPE...

Một quan chức y tế ở tỉnh Cam Túc phía Tây Bắc cũng đã xác nhận điều này. Ông cho biết tỉnh này đã chi “hàng chục triệu Nhân dân tệ” cho các bộ dụng cụ xét nghiệm và các thiết bị y tế cần thiết khác để ngăn chặn dịch bùng phát vào tháng 10 và nhiều bệnh viện nợ các nhà cung cấp hàng triệu Nhân dân tệ.

Đáng chú ý là bất chấp việc cắt giảm lương, trở thành công chức Nhà nước vẫn là mục tiêu và lựa chọn nghề nghiệp hàng đầu của các sinh viên sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là trong hai năm qua khi thị trường việc làm Trung Quốc ngày càng biến động giữa bối cảnh kinh tế suy thoái và các quy định bị thắt chặt.

“Ngày càng có nhiều lao động trẻ Trung Quốc từ bỏ công việc trong khu vực tư nhân, đặc biệt là những người trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ từng rất được săn đón. Họ thích một công việc ổn định hơn trong khu vực công, nơi vẫn còn nhiều hỗ trợ bao gồm giáo dục cho con cái, trợ cấp y tế, và quan trọng nhất là địa vị xã hội và mối quan hệ đi kèm với công việc", chuyên gia Alfred Wu phân tích.

Chiến lược 'Zero Covid-19' của Trung Quốc: Người ăn nên làm ra, kẻ chi tiêu dè xẻn

Chiến lược 'Zero Covid-19' của Trung Quốc: Người ăn nên làm ra, kẻ chi tiêu dè xẻn

Chiến lược “Zero Covid-19” của Trung Quốc đang khiến chi phí chống dịch tăng lên. Một số ngành vẫn tăng trưởng ấn tượng trong khi ...

Cuộc chiến “bát cơm sắt”

Cuộc chiến “bát cơm sắt”

Công việc nhàn hạ, tính ổn định cao cùng nhiều phúc lợi đi kèm… là những yếu tố khiến ngày càng nhiều người Trung Quốc ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 15/11: Thái Lan khởi động dự án 'Sầu riêng số', Nga duy trì hiện diện hải quân, đảng Cộng hòa 'chiếm' Hạ viện Mỹ

Điểm tin thế giới sáng 15/11: Thái Lan khởi động dự án 'Sầu riêng số', Nga duy trì hiện diện hải quân, đảng Cộng hòa 'chiếm' Hạ viện Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng ngày 15/11.
Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam và cơ hội cho các doanh nghiệp APEC

Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam và cơ hội cho các doanh nghiệp APEC

Sáng 14/11, Chủ tịch nước Lương Cường là khách mời chính, đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2024.
Giá tiêu hôm nay 15/11/2024: Nguyên nhân giá trong nước tăng, nhận định nhu cầu từ thị trường Trung Quốc năm 2025

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024: Nguyên nhân giá trong nước tăng, nhận định nhu cầu từ thị trường Trung Quốc năm 2025

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.
Doanh nghiệp Peru mong muốn tìm hiểu rõ hơn về thị trường Việt Nam

Doanh nghiệp Peru mong muốn tìm hiểu rõ hơn về thị trường Việt Nam

Trưa 14/11 theo giờ địa phương, tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp tiêu biểu ...
Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức CH Dominica: Nâng cao vị thế đa phương, củng cố niềm tin song phương

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức CH Dominica: Nâng cao vị thế đa phương, củng cố niềm tin song phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil và thăm chính thức CH Dominica từ ngày 16-21/11.
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển đăng các bài viết đề cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là thúc đẩy tương lai ...
59 tác phẩm xuất sắc được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

59 tác phẩm xuất sắc được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14/11, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam' năm 2024.
Ngày 20/11: Bất ngờ trước thư ngỏ của một hiệu trưởng

Ngày 20/11: Bất ngờ trước thư ngỏ của một hiệu trưởng

Một hiệu trưởng viết thư ngỏ từ chối nhận hoa chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và mong muốn phụ huynh gửi tới món quà khác.
Đạo đức người thầy 4.0

Đạo đức người thầy 4.0

Trong thời đại ngày nay, đạo đức nhà giáo càng trở nên cần thiết và phải được cập nhật, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và giáo dục.
Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Baoquocte.vn. Những thành quả đạt được trong 70 năm qua là tiền đề quan trọng, tạo đà để giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới.
Mathnasium Championship 2024:Kiến tạo tương lai từ tư duy Toán học

Mathnasium Championship 2024:Kiến tạo tương lai từ tư duy Toán học

Hành trình tìm kiếm tài năng Toán Tư duy khép lại với 36 thí sinh xuất sắc nhất toàn quốc tại vòng Chung kết Mathnasium Championship 2024.
Nền tảng giáo dục phong phú của gia đình Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Nền tảng giáo dục phong phú của gia đình Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Gia đình Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump không chỉ nổi bật với ảnh hưởng lớn trong kinh doanh, chính trị mà còn có một nền tảng giáo dục phong phú.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Ca nhiễm H5N1 đầu tiên phát hiện ở người tại Canada thuộc tuổi vị thành niên

Ca nhiễm H5N1 đầu tiên phát hiện ở người tại Canada thuộc tuổi vị thành niên

Giới chức y tế Canada cho biết trường hợp nghi ngờ đầu tiên mắc cúm gia cầm H5N1 ở người tại Canada đã được phát hiện tại bang British Columbia.
Chuyên gia cảnh báo: Cứ 3 giây có 1 người đột quỵ

Chuyên gia cảnh báo: Cứ 3 giây có 1 người đột quỵ

Thông tin trên được nêu tại Hội nghị đột quỵ quốc tế năm 2024 do Hội đột quỵ Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tổ chức.
Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể.
Ăn trứng vịt lộn sao cho đúng cách?

Ăn trứng vịt lộn sao cho đúng cách?

Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể tăng trưởng, tuy nhiên, cần lưu ý 3 vấn đề cần tránh khi sử dụng thực phẩm này.
Những lợi ích tuyệt vời từ chạy bộ

Những lợi ích tuyệt vời từ chạy bộ

Chạy bộ là môn thể thao tốt cho sức khỏe, làm tăng bè xương, tăng lắng đọng canxi ở xương, từ đó giúp xương chắc khỏe, lưu thông khí huyết tốt hơn.
Phiên bản di động