TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc nêu vấn đề Kashmir, Ấn Độ nói đây là “vấn đề nội bộ” | |
Ấn Độ cảnh báo về lập trường của Trung Quốc đối với Pakistan |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Pakistan Imran Khan trong chuyến thăm Bắc Kinh tháng 4/2019. (Nguồn: AP) |
Thủ tướng Pakistan Imran Khan có nhiều lý do để phải lo ngại về Thượng đỉnh không chính thức lần thứ hai giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra Modi tại Chennai, thủ phủ của bang Tamil Nadu, Ấn Độ. Thượng đỉnh lần thứ nhất tại Vũ Hán vào tháng 4 năm ngoái đã khởi đầu cho quá trình "tái cài đặt" quan hệ Ấn –Trung sau căng thẳng kéo dài 73 ngày ở vùng biên giới Doklam.
Thượng đỉnh Chennai sắp tới được trông đợi sẽ mang lại tín hiệu tốt lành về giải pháp tranh chấp biên giới và gia tăng xuất khẩu hàng Ấn Độ sang Trung Quốc nhằm làm giảm thâm hụt thương mại.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng hy vọng đạt tiến triển trong dự án Hành lang Bangladesh – Trung Quốc - Ấn Độ - Myanmar, vốn nằm ngoài Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) đầy tham vọng của ông Tập mà Ấn Độ kiên quyết phản đối.
Đặc biệt, ông Modi cũng sẽ tìm cách trấn an ông Tập rằng quyết định ngày 5/8 về việc bãi bỏ Điều 370 trong Hiến pháp về trao quyền tự trị đặc biệt cho bang Jammu và Kashmir, và lập Ladakh là vùng lãnh thổ liên bang không hề ảnh hưởng đến Đường Kiểm soát thực tế (LOC) giữa hai nước.
Một quan hệ Ấn – Trung nồng ấm hơn và sự im lặng của Bắc Kinh trước quyết định ngày 15/8 là điều không mong muốn đối với Pakistan. Vì lẽ đó, ông Imran Khan vội vã thực hiện chuyến thăm Bắc Kinh lần thứ 3 kể từ khi nắm quyền Thủ tướng vào tháng 8 năm ngoái.
Cựu ngôi sao cricket của Pakistan cũng sẽ tìm kiếm sự đảm bảo của ông Tập đối với các dự án của Trung Quốc ở Pakistan, đặc biệt là Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) trị giá 60 triệu USD, lá cờ đầu của BRI.
Khởi động từ năm 2015, một số dự án CPEC giai đoạn đầu đã đến gần hoàn thiện song phần triển khai giai đoạn hai chậm chạp hơn dưới thời Thủ tướng Imran.
Thăm Trung Quốc, Thủ tướng Imran Khan muốn thúc đẩy CPEC, dự án lá cờ đầu của BRI. (Nguồn: Modern Diplomacy) |
Nhân chuyến thăm, nhà lãnh đạo Pakistan không quên tranh thủ kết hợp kêu gọi nhà đầu tư Trung Quốc thông qua việc tham dự Diễn đàn Kinh doanh Trung Quốc – Pakistan vào ngày 8/10.
Pakistan cũng quan tâm đến phiên họp sắp tới của FATF - cơ quan liên chính phủ có nhiệm vụ thiết lập tiêu chuẩn, phát triển và thúc đẩy các chính sách quốc gia và quốc tế nhằm chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
FATF gồm 39 thành viên, trong đó có Mỹ, Trung Quốc và Ủy ban châu Âu (EC), đã liệt Pakistan vào danh sách "xám" gồm các nước thiếu sự kiểm soát chặt chẽ về việc chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Ngày 21/6 vừa qua, FATF ra thời hạn cho Pakistan đến tháng 10 phải tăng cường chiến dịch chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, theo đúng kế hoạch hành động được cộng đồng quốc tế nhất trí. Nếu không có tiến triển, FATF sẽ đưa ra biện pháp tiếp theo.
| Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan sẽ tham gia các cuộc tập trận chiến lược của Nga TGVN. Ngày 20/8, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, quân đội 7 nước, trong đó có Trung Quốc, Pakistan và Ấn Độ, sẽ tham gia ... |
| Trung Quốc kêu gọi Ấn Độ và Pakistan "kiềm chế tối đa" Ngày 28/2, trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Người Phát ngôn Lục Khảng đã đưa ra những phản ứng đầu ... |
| Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan: Thách thức và triển vọng Theo Ngoại trưởng Anh Boris Johnson,"Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan" (CPEC) là “sáng kiến kỳ diệu”, làm sống lại con đường tơ lụa cổ xưa, ... |