Trưởng đại diện JETRO: Việt Nam rất mạnh ngay cả khi đối mặt với nguy cơ

Hồng Phúc
TGVN.Trả lời phỏng vấn TG&VN, ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội nhấn mạnh Việt Nam trong trung và dài hạn sẽ tiếp tục là nước có nền kinh tế tăng trưởng tốt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trưởng đại diện JETRO: Việt Nam rất mạnh ngay cả khi đối mặt với nguy cơ
Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội.

Thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản là một trong những mục tiêu chính của Văn phòng JETRO tại Việt Nam. Những hoạt động chính của Văn phòng JETRO tại Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu trên?

Hoạt động chính của Văn phòng JETRO tại Việt Nam là xúc tiến đầu tư và thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trong đó về thương mại thì hoạt động chính là hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm từ Nhật Bản sang Việt Nam.

Các biện pháp hỗ trợ cụ thể như: Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia gian hàng triển lãm tại các sự kiện triển lãm tại Việt Nam; Tổ chức các buổi đàm phán kết nối kinh doanh (business matching); Phái cử doanh nghiệp mua hàng (nhà nhập khẩu) sang Nhật Bản tham dự các triển lãm giới thiệu sản phẩm; Tư vấn hoạt động xuất khẩu dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn; Hỗ trợ riêng bởi các chuyên gia xuất khẩu; Cung cấp thông tin thông qua các hội thảo; Cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu (Trade Tie-up Promotion Program:TTPP)…

JETRO sử dụng nhiều kênh hỗ trợ khác nhau để hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại. Tất cả các văn phòng JETRO trên toàn Nhật Bản đều tiếp nhận và hỗ trợ các cuộc hội đàm thương mại. Tham khảo thông tin về TTPP tại đây: https://www.jetro.go.jp/ttppoas/index.html

Hiên nay, do tác động của dịch Covid-19, việc đi lại quá cảnh bị hạn chế, do vậy chúng tôi đang rất tích cực trong việc tổ chức các hội đàm thương mại trực tuyến. Từ ngày 24/8, chúng tôi bắt đầu triển khai chương trình hội đàm thương mại có tên “Good Goods Japan”, chương trình trưng bày các mặt hàng tiêu dùng ưu việt của Nhật Bản tại văn phòng JETRO Hà Nội, các nhà nhập khẩu có thể trực tiếp ghé thăm và xem các mặt hàng.

Với các doanh nghiệp muốn có thông tin chi tiết hơn thì chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức các buổi họp trực tuyến giữa các bên. Thông qua chương trình, đến nay đã có 30 buổi hội đàm và bắt đầu cho thấy kết quả tích cực của việc tiến tới ký kết hợp đồng. Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành các hội đàm thương mại tương tự cho các dịch vụ và mặt hàng khác nhau của mỗi địa phương Nhật Bản.

Theo ông, doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá về Việt Nam như thế nào, cả về cơ hội và thách thức trong bối cảnh đại dịch Covid-19?

Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đang phải đối mặt các rủi ro. Thứ nhất, hạn chế hoạt động kinh doanh do gặp khó khăn trong việc di chuyển. Thứ hai, mức độ phục hồi của thị trường nội địa Việt Nam. Thứ ba, thị trường xuất khẩu chính Nhật, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và ASEAN chưa rõ dấu hiệu phục hồi. Thứ tư, các doanh nghiệp Nhật Bản có trụ sở chính tại Nhật đang thận trọng trong việc mở rộng đầu tư.

Trong những rủi ro nêu trên thì điểm thứ nhất và thứ hai có thể dần trông thấy khả năng phục hồi, nhưng điểm thứ ba và thứ tư thì rất khó để dự đoán.

Còn về mặt tích cực, thứ nhất, hoạt động kinh doanh vẫn tiếp diễn do kiểm soát tốt dịch Covid-19. Thứ hai, hoạt động kinh tế tương đối ổn định so với các nước lân cận. Thứ ba, Chính phủ Việt Nam rất tích cực trong việc thu hút mời gọi đầu tư từ nước ngoài, đặt biệt là đặt kỳ vọng cao đối với đầu tư từ Nhật Bản. Thứ tư, sự phát triển của hoạt động số hóa và khởi nghiệp được cho là cơ hội để phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới.

Thêm vào đó là trước thời kỳ Covid-19, Việt Nam có thể tuyển dụng nguồn nhân lực với giá thấp. Việc Việt Nam tham gia ký kết nhiều các hiệp định thương mại tự do (FTA) được coi là lợi thế.

Trưởng đại diện JETRO: Việt Nam rất mạnh ngay cả khi đối mặt với nguy cơ
Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư ICT Nhật Bản vào Đà Nẵng, ngày 30/9/2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói “Việt Nam có không gian đủ lớn cho các kế hoạch đầu tư, kinh doanh tham vọng, phù hợp với các chiến lược tái cấu trúc và dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản”. Ông nghĩ gì về nhận định trên?

Tôi xin nêu ra một ví dụ gần đây. Theo kết quả thẩm tra lần 1 của Văn phòng cục JETRO về “Chương trình hỗ trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng nước ngoài”, trong số 30 doanh nghiệp được lựa chọn thì có 15 doanh nghiệp tại Việt Nam. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhìn chung, đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp Nhật Bản đều giảm, trong bối cảnh như vậy vẫn có tới 15 doanh nghiệp “rất tích cực trong việc đầu tư tại Việt Nam”. Điều này thể hiện rằng “Việt Nam rất mạnh ngay cả khi đối mặt với nguy cơ”.

Điều này cũng đã nhận được sự đánh giá rất cao từ Chính phủ Việt Nam và ngày 7/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có buổi gặp mặt đối thoại với các doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 14 doanh nghiệp được lựa chọn (1 doanh nghiệp vắng mặt do không nhập cảnh được). Thủ tướng đã trực tiếp lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp và rất nhiệt tình trả lời giải đáp thắc mắc.

Doanh nghiệp Nhật Bản từ những năm 2000 có xu hướng đầu tư quá nhiều vào Trung Quốc do coi Trung Quốc là địa điểm sản xuất, thị trường lớn mạnh. Hiện nay nhận thấy rằng đó là rủi ro nên doanh nghiệp cần phải phân tán địa điểm sản xuất.

Tin liên quan
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với đoàn doanh nghiệp và một số tổ chức kinh tế Nhật Bản Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với đoàn doanh nghiệp và một số tổ chức kinh tế Nhật Bản

Các quốc gia chính ở ASEAN thì nước nào cũng có ưu và nhược điểm, nhưng kể từ khi gia nhập WTO thì môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày một tốt hơn. Theo các khảo sát của JETRO những năm gần đây thì Việt Nam đã trở thành một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất đối với doanh nghiệp Nhật Bản.

Ban đầu Việt Nam được chú ý với tư cách là địa điểm xuất khẩu, nhưng với dân số 95 triệu người, Việt Nam cũng là thị trường nội địa tiềm năng, do vậy đầu tư hướng đến thị trường nội địa gia tăng. Trong khối ASEAN, quốc gia vừa là địa điểm xuất khẩu hấp dẫn đồng thời lại có thị trường nội địa tiềm năng rất ít. Việt Nam trong trung và dài hạn sẽ tiếp tục là nước có nền kinh tế tăng trưởng tốt.

Ông từng nhận định rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sẽ sớm phục hồi trở lại sau khi dịch Covid-19 được khống chế. Tại sao vậy?

Tình hình thực tế không đơn giản như vậy. FDI bao gồm đầu tư của các doanh nghiệp đã có mặt tại Việt Nam và đầu tư của các doanh nghiệp chưa có mặt tại Việt Nam. Tùy vào sự kiểm soát dịch Covid-19, đầu tư của doanh nghiệp đã có mặt tại Việt Nam được kỳ vọng rằng sẽ sớm phục hồi hơn và thực tế là đã có một phần đang phục hồi. Tuy nhiên, do khó khăn trong việc bị hạn chế di chuyển nên sự phục hồi đầu tư của các doanh nghiệp chưa có mặt tại Việt Nam sẽ cần nhiều thời gian hơn.

Theo một cách nhìn khác thì tùy vào ngành nghề, dịch vụ sản phẩm, thị trường tiêu thụ mà thời gian phục hồi cũng khác nhau. Cụ thể các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, dịch vụ bán lẻ, thương mại điện tử, IT, y tế hướng đến thị trường nội địa và các sản phẩm liên quan đến máy móc IT, máy tính hướng đến thị trường đang có sự phục hồi nhanh là Trung Quốc thì FDI được kỳ vọng sẽ nhanh chóng hồi phục.

Tuy nhiên, đầu tư mở rộng liên quan đến xe hơi, du lịch và khách sạn, xây dựng, hạ tầng thì chưa thấy có triển vọng hồi phục. Thậm chí nghe nói xây dựng, hạ tầng sẽ cho thấy tác động tiêu cực.

Hơn nữa, tùy thuộc vào tình hình tài chính của công ty mẹ cũng như tình hình kinh tế của quốc gia đó mà đầu tư nước ngoài sẽ khác nhau.

Xin cảm ơn ông!

Phát triển hơn nữa Đối tác chiến lược sâu rộng Nhật Bản-Việt Nam

Phát triển hơn nữa Đối tác chiến lược sâu rộng Nhật Bản-Việt Nam

TGVN. Báo TG&VN giới thiệu thông điệp của Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của ...

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản: Tiếp đà thăng hoa

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản: Tiếp đà thăng hoa

TGVN. Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Phu nhân thăm ...

Đại sứ Vũ Hồng Nam: Chuyến thăm của Thủ tướng Suga Yoshihide thể hiện 'sự tin cậy cao' với Việt Nam

Đại sứ Vũ Hồng Nam: Chuyến thăm của Thủ tướng Suga Yoshihide thể hiện 'sự tin cậy cao' với Việt Nam

TGVN. Trả lời phỏng vấn TG&VN, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam khẳng định việc Thủ tướng Suga Yoshihide lựa chọn ...

Hồng Phúc (thực hiện)

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhanh trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Thử nghiệm công nghệ phủ quang học chống phản chiếu mới cho camera iPhone 16 Pro

Thử nghiệm công nghệ phủ quang học chống phản chiếu mới cho camera iPhone 16 Pro

Việc nâng cấp này sẽ chỉ xuất hiện trên bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max.
Dự báo thời tiết: Bắc Bộ có mưa dông rải rác, nhiệt độ mát mẻ, riêng Tây Bắc nắng nóng

Dự báo thời tiết: Bắc Bộ có mưa dông rải rác, nhiệt độ mát mẻ, riêng Tây Bắc nắng nóng

Sáng 18/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm; riêng khu Tây ...
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Lệnh kìm kẹp của Mỹ đưa Trung Quốc lên vị trí thống trị thị trường chip thế hệ cũ

Lệnh kìm kẹp của Mỹ đưa Trung Quốc lên vị trí thống trị thị trường chip thế hệ cũ

Tổng sản lượng vi mạch điện tử (IC) của Trung Quốc đã tăng 40%, cho thấy nước này đang mở rộng sản xuất chip thế hệ cũ.
Chuyển đổi số đặt yêu cầu mới cho ngành xuất bản

Chuyển đổi số đặt yêu cầu mới cho ngành xuất bản

Chuyển đổi số đặt yêu cầu mới cho ngành xuất bản, muốn phát triển phải hoạt động đồng thời ở cả 2 không gian: cũ và mới.
Cuộc tấn công chưa từng có của Iran vào Israel có ý nghĩa gì đối với năng lượng toàn cầu? Tehran sẽ làm điều này nếu ‘không có gì để mất’

Cuộc tấn công chưa từng có của Iran vào Israel có ý nghĩa gì đối với năng lượng toàn cầu? Tehran sẽ làm điều này nếu ‘không có gì để mất’

Trong vài tuần qua, thị trường năng lượng khá lạc quan bất chấp căng thẳng gia tăng ở Trung Đông, nhất là sau cuộc tấn công của Iran vào Israel.
Giá vàng hôm nay 18/4/2024: Giá vàng duy trì ổn định, được 'hậu thuẫn' tăng cao, SJC bắt đầu hạ nhiệt?

Giá vàng hôm nay 18/4/2024: Giá vàng duy trì ổn định, được 'hậu thuẫn' tăng cao, SJC bắt đầu hạ nhiệt?

Giá vàng hôm nay 18/4/2024 duy trì ổn định khi nhu cầu trú ẩn an toàn tăng trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Ngân hàng Trung Quốc thắt chặt hạn chế giao dịch từ Nga, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn

Ngân hàng Trung Quốc thắt chặt hạn chế giao dịch từ Nga, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn

Kể từ cuối tháng 3, tình hình thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ (NDT) từ Nga đã trở nên tồi tệ hơn.
Mức tăng trưởng 'khoảng 5%' không còn là vấn đề với Trung Quốc, chuyên gia lo 'có quá nhiều trứng trong một giỏ'

Mức tăng trưởng 'khoảng 5%' không còn là vấn đề với Trung Quốc, chuyên gia lo 'có quá nhiều trứng trong một giỏ'

Khi GDP quý I/2024 của Trung Quốc được công bố, chuyên gia cho rằng, mức tăng trưởng GDP "khoảng 5%" năm 2024 của đất nước nằm trong tầm tay.
IMF: Không có nền kinh tế phát triển nào trên thế giới có tốc độ tăng trưởng èo uột như Đức

IMF: Không có nền kinh tế phát triển nào trên thế giới có tốc độ tăng trưởng èo uột như Đức

Ngày 16/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế Đức, từ mức 0,5% như dự báo hồi tháng 1 xuống mức ít ỏi 0,2%.
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 thăm dò các khả năng, Mỹ nói 'mệnh lệnh nhân đạo', ủng hộ EU làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 thăm dò các khả năng, Mỹ nói 'mệnh lệnh nhân đạo', ủng hộ EU làm điều này

G7 đang thăm dò các khả năng để giải phóng khối tài sản của Nga bị đóng băng ở nước ngoài trị giá khoảng 300 tỷ USD nhằm hỗ trợ Ukraine.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/4: Yen Nhật xuống đáy gần 34 năm, thị trường tự do vượt đỉnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/4: Yen Nhật xuống đáy gần 34 năm, thị trường tự do vượt đỉnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/4 ghi nhận đồng USD giảm khi các nhà đầu tư tập trung vào dữ liệu lạm phát của Mỹ.
Phiên bản di động