Trưởng đoàn mục sư Tin lành quốc tế ấn tượng trước sự phát triển tự do, sống động của các tôn giáo Việt Nam

Thu Trang - Thu Hiền
Trưởng đoàn mục sư Tin lành quốc tế Bob Roberts chia sẻ cảm nhận về tình hình các tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam sau các buổi làm việc và tham quan tìm hiểu thực tế tại đất nước hình chữ S.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trưởng đoàn mục sư Tin lành quốc tế ấn tượng trước sự phát triển tự do, sống động của các tôn giáo Việt Nam
Mục sư Bob Roberts, Chủ tịch Viện Liên kết toàn cầu (IGE), Mỹ, Trưởng đoàn mục sư Tin lành quốc tế. (Ảnh: Thu Trang)

Trả lời Báo Thế giới và Việt Nam, mục sư Bob Roberts, Chủ tịch Viện Liên kết toàn cầu (IGE), Mỹ, Trưởng đoàn mục sư Tin lành quốc tế đang có chuyến thăm Việt Nam, bày tỏ đánh giá cao sự phát triển tự do, mạnh mẽ và sống động của các tôn giáo tại đất nước hình chữ S.

Ông có thể cho biết mục đích của đoàn mục sư Tin Lành quốc tế đến Việt Nam lần này và cảm nhận của ông về đất nước Việt Nam?

Tôi đã đến Việt Nam lần đầu tiên từ năm 1995 và hiện tôi lãnh đạo hai tổ chức hoạt động tại Việt Nam. Tổ chức đầu tiên là Global Ventures, một tổ chức kết nối con người dựa trên công việc, ví dụ như giáo viên kết nối với giáo viên, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp kết nối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Chúng tôi xây dựng cầu nối, giao lưu giữa các dân tộc và công việc nhân đạo.

Tổ chức thứ hai là Viện Liên kết toàn cầu (IGE), tập trung vào tự do tôn giáo trên toàn cầu và chúng tôi đã từng có hoạt động tại Việt Nam vào năm 2004.

Trở lại sau 20 năm, tôi đang đưa một nhóm các mục sư quốc tế đến để họ thấy những gì đã diễn ra ở Việt Nam, những tiến bộ mà đất nước này đạt được khi thực sự trở thành quốc gia kiểu mẫu trên thế giới trong việc sáng tạo, tìm ra giải pháp thay đổi.

Chúng tôi tới Việt Nam lần này với hai mục đích chính. Trước hết, có rất nhiều người thuộc Cơ đốc giáo trên thế giới. Việt Nam có một cộng đồng lớn các tín đồ Công giáo, Tin lành và nhiều nhánh Cơ đốc giáo khác.

Chúng tôi mong muốn kết nối với cộng đồng Cơ đốc toàn cầu. Vì vậy, đoàn chúng tôi tập hợp nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo tới từ các quốc gia khác nhau như Ấn Độ, Indonesia, Australia và nhiều quốc gia khác để kết nối với giáo hội ở Việt Nam, để chứng kiến sự truyền dạy về Chúa ở đây, về các nhà thờ và các bộ ngành liên quan.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn nhân cơ hội này đưa các mục sư quốc tế đến và chứng kiến sự phát triển của Việt Nam. Việt Nam thực sự là một đất nước tuyệt vời. Khi tôi đến đây 30 năm trước thì chỉ có xe đạp và vài chiếc xe máy, còn bây giờ đã có ô tô, rất nhiều xe máy và các phương tiện hiện đại khác. Do đó, tôi muốn các mục sư quốc tế đến đây để chứng kiến sự phát triển thực tế này và gặp gỡ cộng đồng Cơ đốc tại Việt Nam.

Cảm nhận của ông về đời sống của các tín đồ Tin lành qua chuyến thăm Việt Nam? Ông đánh giá thế nào về chủ trương, chính sách pháp luật của Việt Nam nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân?

Mỗi lần tới thăm các nhà thờ ở Việt Nam luôn là trải nghiệm tích cực đối với tôi. Nhà thờ ở Việt Nam hoạt động rất sôi nổi, ngày càng phát triển vững mạnh và đạt được nhiều thành tựu tuyệt vời. Chúng tôi đã được nghe kể về đời sống sinh hoạt phong phú của các nhà thờ ở Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới.

Khi đến thăm các nhà thờ ở Việt Nam, tôi rất ấn tượng vì các tín đồ hiểu rõ, tin và sống theo Kinh Thánh cũng như có nền tảng Kinh Thánh vững chắc.

Tôi ấn tượng khi thấy các tín đồ Tin lành được tự do tham gia vào cộng đồng tôn giáo và trở thành những công dân tốt, đóng góp giá trị cho sự thịnh vượng của Việt Nam. Nhà thờ Tin lành và Công giáo tại Việt Nam đều hoạt động mạnh mẽ.

Tôi đã có cơ hội thăm gặp Giáo hoàng Francis nhiều lần. Có lần chúng tôi đã có cuộc trò chuyện dài về Việt Nam vì có rất nhiều tín đồ Công giáo tại đây. Tôi khuyến khích Giáo hoàng: "Ngài cần đến thăm Việt Nam vì Giáo hội ở đó rất vững mạnh, sống động và không ngừng phát triển".

Có thể nói rằng, Chính phủ Việt Nam đang làm rất tốt trong lĩnh vực tôn giáo. Kể từ năm 2001, đã có nhiều đạo luật được ban hành nhằm thúc đẩy tự do tôn giáo, bảo vệ các nhà thờ và tổ chức tôn giáo, không chỉ Cơ đốc giáo mà còn các tôn giáo khác như Phật giáo.

Điều tôi thích ở Chính phủ Việt Nam là luôn sẵn sàng đối mặt với những thử thách. Tự do tôn giáo là vấn đề mà tất cả chúng ta đều phải nỗ lực hướng tới. Ngay cả ở Mỹ, chúng tôi cũng phải đối mặt với vấn đề kỳ thị Hồi giáo hay chống lại chủ nghĩa bài trừ Do Thái. Đôi khi cũng có những thách thức trong việc xây dựng nhà thờ... vì vậy, ở đâu cũng có thử thách.

Điều tôi yêu mến ở Chính phủ Việt Nam là họ luôn sẵn sàng giải quyết những thách thức đó. Và nếu bạn hỏi các tín đồ Tin lành và Công giáo tại đây, họ sẽ nói rằng dù có một số vấn đề tồn tại nhưng họ đều cảm thấy tự do và có thể thực hành đức tin của mình một cách thoải mái, công khai.

Đôi khi ở các vùng nông thôn, có thể do một vài bộ phận người dân chưa hiểu rõ luật hoặc có những yếu tố nảy sinh khác khiến cho việc tự do tôn giáo bị cản trở.

Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất là khi những vấn đề đó phát sinh, chúng ta cần phản hồi và xử lý nhanh chóng. Việt Nam đã làm điều đó rất tốt.

Tôi đang làm hết sức mình để chia sẻ với Chính phủ và Bộ Ngoại giao Mỹ về những thay đổi mà Việt Nam đã thực hiện. Nhiều nhà ngoại giao Mỹ làm việc trong lĩnh vực tự do tôn giáo đều công nhận rằng Việt Nam đã có những bước tiến lớn, không giống như nhiều quốc gia khác, để giải quyết những thử thách trong lĩnh vực này.

Trưởng đoàn mục sư Tin lành quốc tế ấn tượng trước sự phát triển tự do, sống động của các tôn giáo Việt Nam
Theo chương trình làm việc, Mục sư Bob Roberts gặp gỡ lãnh đạo VUFO; Bộ Ngoại giao, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tôn giáo Chính phủ; thăm điểm nhóm Tin lành Aquila và Hội thánh Tin lành quốc tế (HIF) tại Hà Nội, ngày 4/12. (Ảnh: An Lê)

Được biết Viện Liên kết toàn cầu (IGE) và Hội Việt-Mỹ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác đầu tiên trên lĩnh vực tôn giáo cách đây 20 năm. Ông đánh giá như thế nào về những thay đổi trong đời sống tôn giáo của người dân Việt Nam những năm qua? Kết quả hợp tác giữa hai bên đã tác động như thế nào tới tiến trình chung của quan hệ song phương?

Tôi đã tham gia vào IGE từ những đầu những năm 2000, trực tiếp chứng kiến lễ ký kết MOU và hoạt động với tư cách là Chủ tịch IGE trong khoảng thời gian một năm rưỡi qua.

Có thể nói rằng mối quan hệ giữa IGE và Chính phủ Việt Nam vô cùng tuyệt vời. Chúng tôi không chỉ là đối tác làm việc để giải quyết các vấn đề, chúng tôi đã trở thành bạn bè tốt và thân thiết.

Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ về các vấn đề pháp lý và thực tiễn, đồng thời xây dựng được các mối quan hệ con người trân trọng lẫn nhau. Mô hình hợp tác của IGE tại Việt Nam đang được nhân rộng ở Uzbekistan, Kazakhstan, Azerbaijan, Sudan, Pakistan và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Việt Nam, đối với IGE, không chỉ là nơi chúng tôi có thể giúp đỡ những người muốn trải nghiệm tự do tôn giáo, mà còn là nơi có thể cùng nhau học hỏi và lan tỏa đi khắp thế giới. Điều đó thật tuyệt vời!

Ông có thể chia sẻ kế hoạch của mình để thúc đẩy hợp tác giữa IGE, VUFO và các tổ chức khác tại Việt Nam để thúc đẩy đối thoại về tôn giáo và thúc đẩy hòa bình trong tương lai không?

Vâng, có vài dự định trong tương lai sắp tới và chúng tôi thật sự háo hức triển khai. Chúng tôi đã ký kết MOU thứ 3 vào năm ngoái. Một trong những điều chúng tôi muốn làm không chỉ về tự do tôn giáo mà còn về trách nhiệm tôn giáo và hợp tác cùng nhau để hướng tới các dự án cộng đồng.

Chúng tôi đã thăm các trung tâm phục hồi chức năng của các nhà thờ, giúp đỡ những người nghiện. Chúng tôi muốn có các cuộc trao đổi giữa các mục sư, nhà thờ và lãnh đạo chính phủ; cùng nhiều cuộc trao đổi giữa người dân Việt Nam và Mỹ.

Vừa qua, chúng tôi đã đến Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và thảo luận về việc tổ chức trao đổi đoàn và mời một trăm mục sư đến đây để giảng dạy về triết học, tận mắt chứng kiến cuộc sống ở Việt Nam. Sau đó, Việt Nam có thể cử học giả tới Mỹ để giảng dạy về Cơ đốc giáo và truyền đạt về cuộc sống ở đất nước mình.

Vì vậy, một trong những ước mơ của chúng tôi trong tương lai là làm thế nào để tổ chức những cuộc trao đổi giữa con người với con người, giúp quan hệ chúng ta đạt được những chiều sâu mới.

Xin cảm ơn ông!

Trưởng đoàn mục sư Tin lành quốc tế ấn tượng trước sự phát triển tự do, sống động của các tôn giáo Việt Nam
Trưởng đoàn mục sư Tin lành quốc tế trao đổi với phóng viên Báo Thế giới và Việt Nam. (Ảnh: Thu Trang)

Bắt đầu từ năm 2004, IGE đã làm việc với các nhà lãnh đạo quốc gia và người dân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động thuận lợi theo quy định của Hiến chương, Điều lệ của tổ chức tôn giáo và pháp luật.

IGE hiện đã đào tạo hơn 4.000 học giả, quan chức chính phủ, cố vấn chính sách, lãnh đạo tôn giáo và quân nhân Việt Nam về quản trị tôn giáo, quyền tôn giáo, tiêu chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị và Tổng Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị và Tổng Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài

Chiều 14/10, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trao quyết định bổ nhiệm lãnh ...

Việt Nam luôn trân trọng sự đồng hành của Liên hợp quốc và Điều phối viên thường trú trong quá trình phát triển

Việt Nam luôn trân trọng sự đồng hành của Liên hợp quốc và Điều phối viên thường trú trong quá trình phát triển

Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề nghị Liên hợp quốc (LHQ) tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong chia sẻ kinh nghiệm, tri thức, khuyến ...

Cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia cần tiếp tục phát huy hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước

Cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia cần tiếp tục phát huy hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đánh giá cao nỗ lực của cộng đồng người Việt tại Indonesia trong việc làm sâu sắc ...

Cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Điển chung sức đồng lòng đóng góp vào sự phát triển của quê hương

Cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Điển chung sức đồng lòng đóng góp vào sự phát triển của quê hương

Nhân dịp thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển, chiều 11/11, tại Stockholm, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gặp gỡ cộng ...

Đoàn mục sư Tin Lành quốc tế thăm và tìm hiểu về các mô hình sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam

Đoàn mục sư Tin Lành quốc tế thăm và tìm hiểu về các mô hình sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam

Ngày 4/12, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tiếp đoàn 14 người, bao gồm 12 mục sư Tin lành quốc ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 16/1/2025: Tuổi Tỵ tài chính vững mạnh

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 16/1/2025: Tuổi Tỵ tài chính vững mạnh

Xem tử vi 16/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 16/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 16/1/2025: Kim Ngưu đừng quá kiêu ngạo

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 16/1/2025: Kim Ngưu đừng quá kiêu ngạo

Tử vi hôm nay 16/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 16/1/2025, Lịch vạn niên ngày 16 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 16/1/2025, Lịch vạn niên ngày 16 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 16/1. Lịch âm hôm nay 16/1/2025? Âm lịch hôm nay 16/1. Lịch vạn niên 16/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Giá vàng thêm lý do để lo ngại, yếu tố Trung Quốc gây bất ngờ, chuyên gia đặt niềm tin vào tài sản năng động

Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Giá vàng thêm lý do để lo ngại, yếu tố Trung Quốc gây bất ngờ, chuyên gia đặt niềm tin vào tài sản năng động

Giá vàng hôm nay 16/1/2025 ghi nhận thị trường trong nước và thế giới 'dắt tay nhau' đi lên.
Giá tiêu hôm nay 16/1/2025: Thị trường ảm đạm; vượt Trung Quốc, Việt Nam trở thành nhà nhập khẩu tiêu lớn nhất từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/1/2025: Thị trường ảm đạm; vượt Trung Quốc, Việt Nam trở thành nhà nhập khẩu tiêu lớn nhất từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/1/2025 tại thị trường trong nước giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 147.000 đồng/kg.
Cơ hội hợp tác rộng mở trong lĩnh vực du lịch, văn hóa với tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc)

Cơ hội hợp tác rộng mở trong lĩnh vực du lịch, văn hóa với tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc)

Ngày 14/1, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện xúc tiến văn hóa - du lịch với chủ đề 'Tri âm Hồ Bắc tại Việt Nam - Gặp gỡ ...
Cùng Hoa hậu H'hen Niê lan tỏa Tết yêu thương đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Cùng Hoa hậu H'hen Niê lan tỏa Tết yêu thương đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ và phát triển giáo dục tổ chức chương trình Tết sẻ chia, Tết yêu thương cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Khởi động hai dự án trị giá 5,5 triệu USD giúp đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam

Khởi động hai dự án trị giá 5,5 triệu USD giúp đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam

Hai dự án mới do KOICA tài trợ sẽ giúp thúc đẩy những nỗ lực giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt ...
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân

Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân
Nội chiến khốc liệt, hơn 2,7 triệu người miền Đông CHDC Congo buộc phải rời bỏ nhà cửa trong năm 2024

Nội chiến khốc liệt, hơn 2,7 triệu người miền Đông CHDC Congo buộc phải rời bỏ nhà cửa trong năm 2024

Các cuộc đụng độ giữa lực lượng chính phủ và phiến quân M23 tại tỉnh Bắc Kivu, CHDC Congo thời gian qua khiến hơn 100.000 người phải đi lánh nạn.
Khánh thành Ngôi nhà Ánh Dương tại tỉnh Hòa Bình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực

Khánh thành Ngôi nhà Ánh Dương tại tỉnh Hòa Bình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực

Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết bạo lực trên cơ sở giới của Việt Nam được tái khẳng định khi ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại tỉnh Hòa Bình
Khủng hoảng nhân đạo đáng báo động ở Sudan và Nam Sudan

Khủng hoảng nhân đạo đáng báo động ở Sudan và Nam Sudan

Ngày 6/1, Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS) bày tỏ quan ngại về sự gia tăng mạnh mẽ tình trạng bạo lực với dân thường.
Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người

Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người

Đó là nhận định của Văn phòng theo dõi và chống mua bán người (J/TIP) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội từ 13-14/1.
Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong phòng ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình.
Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Làm gì, làm thế nào để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiệu quả hơn.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Sudan: Chiến tranh, nạn đói và nguy cơ 3,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính

Sudan: Chiến tranh, nạn đói và nguy cơ 3,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính

UNICEF đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Sudan, quốc gia đang bị chiến tranh và nạn đói hoành hành.
Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Phiên bản di động