25 năm quan hệ Việt Nam-Mỹ:

Trường Fulbright và hành trình 'Việt Nam hóa' tri thức toàn cầu

Việt Lâm
TGVN. Hơn 30 năm trước, khi được các nhà lãnh đạo Việt Nam mời trở lại thăm Hà Nội, cựu lính thủy đánh bộ trong chiến tranh Việt Nam, ông Thomas Vallely, khi đó là Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard không thể nào hình dung đó sẽ là điểm khởi đầu cho hành trình kiến tạo một di sản giáo dục quan trọng bậc nhất trong quan hệ Việt–Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng Quốc khánh Hoa Kỳ
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink: Từ mẩu chuyện 'đời' tới chất keo nối hai đất nước
3110 giao sy perkins trong cuyc gyp vyi ong nguyyn cy thych
Giáo sư Perkins trong cuộc gặp với ông Nguyễn Cơ Thạch.

Khởi nguồn từ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP), một chương trình hợp tác giữa Trường Quản lý Nhà nước Kennedy, Đại học Harvard và Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thành lập năm 1994, sau 25 năm, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright đã ghi tên mình vào bản đồ các trường chính sách công đẳng cấp quốc tế khi trở thành chương trình đầu tiên ở Đông Nam Á đạt chuẩn kiểm định của NASPAA.

Từ một chuyến đi học về kinh tế thị trường cho các nhà lãnh đạo Việt Nam

Đầu năm 1989, khi ông Thomas Vallely cùng Giáo sư Dwight Perkins, lúc đó là Giám đốc Viện Phát triển Quốc tế Harvard đến thăm Việt Nam, hai nước còn chưa bình thường hóa quan hệ. Họ phải bay qua Thái Lan rồi nhận visa ngay tại cửa khẩu Nội Bài – ông Vallely nhớ lại.

Việt Nam thời bấy giờ mới bắt đầu tiến trình Đổi mới và đang đương đầu với một cuôc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Lạm phát vượt quá 400%. Mùa đông năm 1987-1988, phần lớn dân số miền Bắc và miền Trung phải chịu cảnh thiếu lương thực. Năm 1989, sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các đối tác thương mại và viện trợ chủ chốt của Việt Nam đẩy đất nước lún sâu hơn vào khủng hoảng. Ấn tượng của nhóm Harvard về Hà Nội thuở ấy là “các kệ hàng trống trơn, khách sạn hầu như không có và các con đường toàn người đi xe đạp, hãn hữu lắm có vài chiếc xe Jeeps chạy qua”.

Những vết thương chiến tranh với Mỹ đã cản trở bất kỳ khả năng hợp tác nào, trong khi “hầu như có rất ít người hiểu biết về kinh tế học để chúng tôi có thể nói chuyện được”, Giáo sư Perkins kể. Ngoại trưởng Việt Nam khi ấy, ông Nguyễn Cơ Thạch chia sẻ với nhóm giáo sư Harvard rằng ông phải đọc và dịch sang tiếng Việt cuốn Kinh tế học của Paul Samuelson để tìm hiểu về các khái niệm của kinh tế thị trường – bất kỳ điều gì để tìm ra con đường thoát khỏi hiện trạng đổ nát hoang tàn thời hậu chiến.

Tầm nhìn thực tế này của các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đóng vai trò tiên quyết cho sự hình thành của trường Fulbright. Ngược với những lo ngại ban đầu, nhóm chuyên gia của Harvard thấy mình được chào đón ở Việt Nam và đươc tạo điều kiện nghiên cứu bất kỳ vấn đề kinh tế quan trọng nào (nông nghiệp và công nghiệp là hai trọng tâm nghiên cứu ban đầu). Những kết quả nghiên cứu đầu tiên được tập hợp thành cuốn Theo hướng Rồng bay, xuất bản vào năm 1994, trong đó các tác giả ứng dụng lý thuyết kinh tế thị trường để giải thích ý nghĩa của những cân đối kinh tế cơ bản trong nền kinh tế “định hướng thị trường” ở Việt Nam, từ đó đề xuất những chính sách về kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành với hoài bão là Việt Nam sẽ tận dụng những tiềm năng quý báu của mình để hóa rồng như kinh nghiệm của một số con rồng ở Đông Á.

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, người được Bộ Ngoại giao phân công đi phiên dịch trong những trao đổi của đoàn giáo sư Harvard với ông Đào Duy Tùng, Thường trực Ban Bí thư khi đó, kể rằng cuốn “Theo hướng rồng bay” đã được đón nhận nhiệt tình và được nhiều nhà lãnh đạo cấp cao chuyền tay đọc. “Theo hướng rồng bay” đã thực sự có “đóng góp nổi bật vào tiến trình đổi mới”, nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát, người tham gia hỗ trợ nhóm nghiên cứu nhận xét.

Nhưng có lẽ, những nỗ lực giáo dục mà chương trình Việt Nam của Harvard đã triển khai mới để lại dấu ấn lâu dài hơn cả. Trong những năm 1990 và 1991, Thomas Vallely và David Dapice, một nhà kinh tế khác của Viện Phát triển Quốc tế Harvard đã tổ chức hai chuyến tham quan, khảo sát cho các nhà hoạch định chính sách, các bộ trưởng phụ trách kinh tế và nhiều quan chức cấp cao khác của Việt Nam đến Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Đối với nhiều thành viên, chuyến đi là cơ hội ban đầu để gặp gỡ những đồng sự chịu trách nhiệm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống người dân.

Mỗi khi thành viên trong đoàn bắt gặp điều gì họ thích thú, họ hỏi ngay lập tức “chúng tôi có thể làm được điều này bằng cách nào?”, Vallely nhớ lại. Tiến sĩ Dapice trực tiếp giải thích với đoàn những nguyên lý kinh tế, như: làm thế nào để giảm thiểu rủi ro của sự thiếu hụt phân bón vốn không được trù tính trước trong kinh tế kế hoạch hóa, chẳng hạn như bằng cách mua bán với các nhà cung cấp nước ngoài và cho phép giá cả tăng lên để thu hút những người bán.

Các buổi trao đổi, theo lời kể của Tiến sĩ Dapice, xoay quanh nhiều chủ đề, từ vai trò của giáo dục và tổ chức của xã hội hiện đại, cho đến những đối thoại thẳng thắn về những vấn đề mà các nhà lãnh đạo Việt Nam rất quan tâm như tiền bạc và quyền lực có mối quan hệ ra sao, tham nhũng xảy ra như thế nào. Trong các thành viên tham gia chuyến học tập ngày ấy có ông Phan Văn Khải, người trở thành Thủ tướng Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2006, một trong những nhà cải cách, nhà kỹ trị có đóng góp quan trọng nhất trong thời kỳ đất nước cải cách, mở cửa.

Sau này, cố Thủ tướng Phan Văn Khải từng chia sẻ, ông đã học hỏi được rất nhiều điều, đặc biệt về nền kinh tế thị trường chỉ qua các buổi gặp gỡ, trao đổi, thảo luận này với nhóm giáo sư Harvard. “Những kiến thức đó, tôi đã áp dụng thành công trong thời kỳ đương nhiệm, góp phần đưa đất nước phát triển”, ông Khải phát biểu trong buổi lễ trao bằng tốt nghiệp cho những thạc sĩ chính sách công khóa đầu tiên của Trường Fulbright năm 2010.

3124 ong thomas vallely y cha yy cya chyyng trinh giyng dyy kinh ty fulbright
Ông Thomas Vallely – Cha đẻ của Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright.

… đến hành trình “Việt Nam hóa” tri thức toàn cầu

Ấn tượng về chuyến tham quan học hỏi về kinh tế thị trường ở các nước châu Á sâu sắc đến mức ý tưởng về sự hiện diện của Harvard ngay tại Việt Nam để giúp đào tạo các kiến thức kinh tế học ứng dụng cho các nhà quản lý, cán bộ Việt Nam không còn là một mơ ước viển vông về mặt chính trị nữa, dù khi đó hai nước còn chưa bình thường hóa quan hệ. Đại học Kinh tế TP.HCM được chọn để hơp tác cùng Chương trình Việt Nam, Đại học Harvard thành lập Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Năm 1994, cơ sở đào tạo của FETP được khởi công xây dựng tại khu đất Võ Thị Sáu, quận 3, với số vốn 1,750,000 USD tài trợ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Khi mới bắt đầu, FETP tổ chức các khóa đào tạo một năm về kinh tế học, mô phỏng chương trình giảng dạy của Trường Harvard Kennedy. Các giảng viên kì cựu được huy động từ những trường đại học hàng đầu của Mỹ – trong số đó có Giáo sư Perkins, người đứng lớp một khóa học mô phỏng lớp về Kinh tế Phát triển Đông Á của ông ở Harvard, Giáo sư Dapice (Đại học Tufts), và Giáo sư James Riedel (Đại học John Hopkins)…với sự giúp sức của nhóm trợ giảng người Việt.

“Khi đó, chúng tôi dạy các khóa kinh tế học tân cổ điển theo đúng cách mà bạn sẽ học ở Harvard. Chúng tôi sử dụng sách giáo khoa Mỹ và không thực sự kết nối những gì chúng tôi giảng dạy với các vấn đề chính sách công ở Việt Nam khi đó”, ông Thomas Vallely kể lại.

Nhưng với các thế hệ học viên những khóa đầu tiên của FETP, dù chương trình chỉ giảng dạy những kiến thức kinh tế học kinh điển của thế giới, thì với họ, vẫn như mở ra “một bầu trời hoàn toàn mới mẻ” mà ở đó, họ được “làm mới lại từ tư duy cho đến tri thức”.

Ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch tỉnh Bến Tre, một trong những học viên khóa đầu tiên (1994-1995), nhớ lại khi tham gia chương trình, ông đã có bằng cử nhân kinh tế công nghiệp của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Thế nhưng, một năm ở FETP, ông thấy mình và các bạn học hào hứng khám phá “những kiến thức hoàn toàn mới mẻ về kinh tế vi mô và vĩ mô, về các công cụ điều hành nền kinh tế, đặc biệt là hai công cụ vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường: Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ”.

Khi máy tính và Internet vẫn còn là khái niệm xa vời với hầu hết dân số Việt Nam (cuối năm 1997 Việt Nam mới hòa mạng Internet toàn cầu), thì những học viên FETP đã được hướng dẫn học và sử dụng thành thạo máy tính và Internet phục vụ cho công việc học tập và nghiên cứu.

1401 y
Hiệu trưởng Trường Quản lý Nhà nước Harvard Kennedy Doug Elmendorf có bài giảng với công chúng và cựu học viên, học viên Cao học Fulbright về Kinh tế Toàn cầu.

Phải mất 5-6 năm sau, theo ông Vallely, khi những quan sát, nghiên cứu và trải nghiệm về Việt Nam của nhóm giảng viên FETP đủ toàn diện và sâu sắc để đưa những vấn đề thực tiễn sinh động của Việt Nam vào trọng tâm chương trình đào tạo. Có những môn học đặc trưng chỉ có ở Fulbright như Tiếp thị địa phương, Thẩm định dự án đầu tư, Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường…” Ở những nền kinh tế phát triển, những vấn đề này không nóng bỏng và có nhiều tính thời sự. Nhưng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi và bước vào giai đoạn đòi hỏi cải cách quyết liệt, những khái niệm và kiến thức mới này trở nên hết sức quan trọng”, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh giải thích.

Ngay cả trong những môn học mang tính lý thuyết và kinh điển của mọi chương trình đào tạo kinh tế hay chính sách công tiêu chuẩn như Kinh tế học vi mô, Kinh tế lượng…các giảng viên Fulbright vẫn lồng ghép những tình huống thực tiễn của Việt Nam để người học có thể áp dụng ngay những gì mình học vào việc giải quyết một vấn đề về quản lý hay về phân tích chính sách.

Ông Phan Chánh Dưỡng, giảng viên môn Tiếp thị địa phương của Trường Fulbright, một môn học dạy học viên cách thức làm thế nào để thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế địa phương. Bằng những trải nghiệm sâu sát thực tế của một người tham gia sáng lập khu chế xuất Tân Thuận, khu chế xuất đầu tiên của cả nước đầu những năm 1990, và sau này là khu đô thị Phú Mỹ Hưng, từ một vùng đầm lầy hoang vu trở thành trung tâm kinh tế – tài chính phồn thịnh của TP.HCM ngày nay, ông Dưỡng đã biến mỗi giờ học thành những cuộc thảo luận sôi nổi về những tình huống và câu hỏi mà mỗi học viên đối mặt trong thực tiễn công việc của họ.

“Nếu như ở trường Harvard Kennedy, các khóa học tập trung vào lý thuyết và xây dựng các mô hình để cố gắng tìm hiểu cách thức vận hành của thế giới thì ở đây, học viên luôn trăn trở với những vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt – làm thế nào để bạn tìm ra giải pháp, làm thế nào bạn đến được đó?”, ông Dưỡng nhận xét.

Đưa những vấn đề thực tiễn vào lớp học, tranh luận cùng giảng viên và bạn học để tìm ra giải pháp thực tế và sáng tạo đã trở thành một truyền thống của các học viên trường Fulbright. Từ chính sách môi trường và năng lượng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay thúc đẩy hiệu quả các dự án đối tác công tư (PPP) cho đến xây dựng một nền quản trị nhà nước hiện đại, luận văn tốt nghiệp của các học viên Fulbright là những bài phân tích chính sách hết sức thực tiễn mà họ có thể tiếp tục theo đuổi khi rời trường, trở về với công việc hàng ngày.

0913 ggg
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường và ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam Đại học Harvard, người sáng lập Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và Đại học Fulbright Việt Nam tại Đại học Harvard năm 2013.

Một trong những cựu học viên chương trình Đào tạo cao cấp của FETP những khóa đầu tiên, ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian làm lãnh đạo Quảng Nam những năm 2000, đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét với các chính sách và sáng kiến phát triển kinh tế vùng, mà nổi bật là Khu kinh tế mở Chu Lai và thành phố Hội An.

Ông Thomas Vallely nhớ lại, nhóm giảng viên Fulbright được ông Phúc mời đến thăm Quảng Nam và chia sẻ tầm nhìn biến Hội An, khi ấy vẫn còn vắng khách, trở thành một điểm đến sống động. Lúc đó, Quảng Nam cũng dự định xây một nhà máy nhiệt điện than. Giáo sư David Dapice đã góp ý thẳng thắn với người học trò cũ rằng: “Ông chỉ có thể chọn hoặc du lịch, hoặc nhiệt điện. Quảng Nam không thể vừa có Hội An như ông muốn, vừa có nhà máy nhiệt điện”.

Giờ đây, Hội An đã trở thành điểm đến du lịch được toàn thế giới biết đến. Còn Chủ tịch tỉnh Quảng Nam năm xưa, nay đã là Thủ tướng Chính phủ.

Còn với Chủ tịch tỉnh Bến Tre, dù những kiến thức cơ bản ông học cách đây 25 năm giờ đã lạc hậu nhưng “Cái mà tôi học được ở trường Fulbright là cách tiếp cận vấn đề, phương pháp tư duy, phương pháp nhìn nó soi rọi nó ở nhiều chiều khác nhau và cái đấy không bao giờ cũ”, ông Cao Văn Trọng chia sẻ trong một bữa ăn tối với Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Pete Peterson: Từ gian nan buổi đầu đến mối lương duyên bền vững

Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Pete Peterson: Từ gian nan buổi đầu đến mối lương duyên bền vững

TGVN. Bồi hồi về những ngày đầu, thán phục bước tiến vượt bậc trong quan hệ Mỹ-Việt Nam và tin tưởng vào tương lai là ...

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường: Có lòng tin mới có quan hệ thực chất

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường: Có lòng tin mới có quan hệ thực chất

TGVN. Trả lời phỏng vấn TG&VN nhân kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mỹ (12/7/1995-12/7/2020), nguyên Thứ trưởng Ngoại ...

Chương trình Học giả Fulbright Việt Nam 2020

Chương trình Học giả Fulbright Việt Nam 2020

Ngày 21/3, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam ra thông báo tuyển chọn ứng viên cho Chương trình Học giả Fulbright Việt ...

Việt Lâm

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

Xem nhiều

Đọc thêm

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi khẩn cấp quyên góp 404 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoạt động viện trợ nhân đạo tại Nam Sudan trong năm tới trong bối ...
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Chiều 2/11, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện ...
Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 1/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 dành ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Từ ngày 28-30/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã tham dự Triển lãm Halal Expo được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riyadh.
Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Ngày 1/11, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Bộ Nội vụ tổ chức chung khảo Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính.
Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng, giảm trái chiều tại thị trường miền Bắc và miền Nam, giao dịch trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg.
Hội phụ nữ ASEAN tại Ankara tổ chức hoạt động thiện nguyện

Hội phụ nữ ASEAN tại Ankara tổ chức hoạt động thiện nguyện

Hoạt động thăm Trung tâm trẻ tình thương Ankara là một trong những hoạt động được Phu nhân Đại sứ Việt Nam khởi xướng...
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ ngày 29-31/10, Đoàn đại biểu do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến dẫn đầu sang thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động