Đây là sáng kiến do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) hợp tác cùng Happiness Saigon thực hiện trong một nỗ lực nhằm bảo vệ trẻ em trước những vấn đề liên quan đến ô nhiễm không khí.
Trường học đặc biệt nằm trên đỉnh tòa nhà cao nhất Đông Nam Á Landmark 81 ở TP. Hồ Chí Minh. (Nguồn: Cafe F) |
"The High School" là một ngôi trường đặc biệt cách mặt đất 461m, nằm trên đỉnh của tòa nhà Landmark 81 ở TP. Hồ Chí Minh. Đây cũng là tòa nhà cao nhất Đông Nam Á, và là tòa nhà cao thứ 15 trên thế giới.
Tháng 7 vừa qua, một lớp gồm 18 học sinh đã có buổi học đầu tiên tại đây. Ở lớp học này, các bạn nhỏ đã có bài học đặc biệt về không khí và tác động của bụi mịn.
Theo GreenID, những nghiên cứu gần đây cho thấy, bụi mịn PM2.5 không chỉ gây hại đến phổi mà còn phá hủy tế bào não. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập của trẻ. "Đây chính là giải pháp để minh chứng rằng nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, rất có thể, nơi an toàn nhất để trẻ em học tập trong tương lai là 'The High School'-nơi cách mặt đất hàng trăm mét", đại diện Green ID cho biết.
Trong bối cảnh của đại dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe trước tác động của bụi mịn lại càng trở nên quan trọng hơn. Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) được công bố vào đầu năm nay đã chỉ ra mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và sự gia tăng tỷ lệ tử vong do Covid-19. Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra rằng sự gia tăng 1μg/m3 nồng độ PM2.5 có thể dẫn tới gia tăng 8% nguy cơ tử vong do Covid-19 ở những khu vực tiếp xúc lâu dài với bụi mịn.
Đáng lo ngại hơn là tác động nghiêm trọng của bụi mịn đối với trẻ em – nhóm đối tượng có nguy cơ cao do tiếp xúc lâu dài với bụi mịn trong suốt quá trình phát triển. Các chất độc tổn hại thần kinh tồn tại trong không khí ô nhiễm có thể tác động đến não bộ chưa hoàn thiện và gây ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ. Ô nhiễm không khí có thể ngăn cản tiến trình phát triển sinh học của phổi, cơ thể của trẻ gặp khó khăn hơn trong việc chuyển hóa, giải độc và bài tiết các chất độc hại có trong không khí ô nhiễm.
Xét theo trọng lượng cơ thể, lượng oxi trẻ em hít vào cao gấp đôi người lớn ở trạng thái bình thường. Lượng oxy hít vào thậm chí còn cao hơn nữa khi trẻ tham gia hoạt động thể chất. Trẻ có khả năng mắc bệnh thường xuyên hơn và mất nhiều thời gian hơn để phục hồi. Những em bé sinh ra bởi người mẹ thường xuyên tiếp xúc không khí ô nhiễm trong thời kỳ mang thai có nguy cơ cao bị sinh non và nhẹ cân.
| Ô nhiễm không khí - thủ phạm của gần 500.000 trẻ sơ sinh tử vong trong năm 2019 TGVN. Theo báo cáo Tình trạng Không khí toàn cầu năm 2020, 476.000 trẻ sơ sinh trên thế giới tử vong do ô nhiễm không ... |
| Tìm thấy nơi có không khí sạch nhất Trái đất TGVN. Loại không khí sạch nhất trên Trái đất vừa được phát hiện thấy ở vùng đất xa xôi hẻo lánh. |
| Hà Nội tiếp diễn tình trạng ô nhiễm không khí nặng TGVN. Đến hết tháng 2, miền Bắc duy trì kiểu thời tiết có sương mù, lặng gió, ít mưa. Cùng với các nguồn phát thải ... |