Trường Sa trong tôi là…

Minh Quân
Chuyến đi tới huyện đảo Trường Sa đã góp phần giúp tôi hiểu hơn về ‘phần Đất nước’ của bản thân mình để tiếp tục ‘giữ lấy nước’ như lời Bác Hồ căn dặn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(06.08) Các phóng viên, báo chí Đoàn Công tác số 5 chụp ảnh lưu niệm trên Nhà giàn DK-1. (Ảnh: Hữu Tuấn)
Các phóng viên báo chí Đoàn công tác số 5 chụp ảnh lưu niệm trên nhà giàn DK-1/18. (Ảnh: Hữu Tuấn)

Với tất cả người dân Việt Nam, quần đảo Trường Sa từ lâu đã là một phần máu thịt không thể tách rời. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đặt chân tới vùng đất thiêng liêng ấy để ngắm nhìn, lắng nghe và cảm nhận chân lý ấy riêng mình.

Tôi không phải là ngoại lệ. Trường Sa trong tôi có lúc chỉ là định nghĩa địa lý, là địa danh trên bản tin Thời tiết lúc 7h tối, trong phát biểu khẳng định chủ quyền của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao hay những ngày tháng Ba nhớ về Gạc Ma.

Vì thế, tôi cảm thấy vinh dự khi được góp mặt trong đoàn công tác số 5 thăm huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1 vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 vừa qua.

Đọc đến đây, không ít người sẽ thắc mắc: Tại sao tác giả lại không viết ngay sau khi chuyến đi kết thúc, khi cảm xúc dâng trào và ký ức còn nguyên vẹn? Đó là điều tôi từng trăn trở, từ khi bước chân lên con tàu kiểm ngư, rung cảm sau cuộc trò chuyện với các chiến sĩ hay lúc bồi hồi chấm dứt hành trình tại Cam Ranh.

Cuối cùng, tôi đã lựa chọn một cách khác. Đó là chờ đợi. Bởi lẽ, khi dòng cảm xúc không còn rạo rực, lúc mảnh ký ức đã dần phai nhạt, thứ đọng lại sau cùng mới là đáp án cho câu trả lời mà tôi hằng tìm kiếm: “Trường Sa trong tôi là gì?”

(06.08) Mặt trời lẩn khuất sau những đám mây trắng trên Biển Đông. (Ảnh: Minh Quân)
Mặt trời lẩn khuất sau những đám mây trắng trên Biển Đông. (Ảnh: Minh Quân)

Ngày, trời và biển

Trường Sa trong tôi có màu xanh thăm thẳm của Biển Đông, sự hững hờ của đám mây trắng phơn phớt hay cái trong vắt của tiết trời vào Hạ. Những con sóng khi nhẹ nhàng, lúc lại nổi lên bàng bạc, cùng vài chú cá heo thoắt ẩn thoắt hiện chào đón tàu của chúng tôi tới Trường Sa. Khi chiều buông nắng tắt, chúng tôi thường lên boong tàu để ngắm nhìn cảnh mặt trời lùi vào sau những đám mây nhạt màu.

Tuy nhiên, khác với nhiều người, vốn ưa thích tắm mình trong ánh bình minh rực rỡ hay chiêm ngưỡng buổi hoàng hôn nhạt màu, tôi lại tận hưởng bầu không khí về đêm hơn cả.

Bởi lẽ, đó là khi tôi có thể hội ngộ với các vì sao không tên, thứ tôi tưởng chừng đã lãng quên sau ánh đèn phố thị. Tia sáng le lói từ vô vàn vì tinh tú, hay lập lòe nơi vài chiếc tàu đánh bắt mực xa xa khác biệt đến lạ so với những gì tôi thường thấy. Dưới chân, những con sóng đủng đỉnh vỗ vào mạn tàu, như ru chúng tôi chìm sâu hơn vào giấc ngủ, chuẩn bị cho hành trình phía trước.

Trường Sa trong tôi là những hòn đảo đá tưởng chừng khô cằn nhưng lại tràn đầy sức sống. Cơn nắng oi ả hay từng đợt gió biển mặn mòi chỉ khiến những cây bàng vuông thêm căng tràn nhựa sống.

Tuy nhiên, thứ tôi thấy thú vị hơn cả là các vườn rau. Dù trồng trên mẩu đất khô cằn, đựng trong chiếc thùng xốp hay vươn lên từ chiếc chậu nhỏ buộc trên kệ sắt, tất cả cây, rau ấy, dù là rau muống, xà lách, mùi thơm, diếp cá hay quả bí, mướp đều mơn mởn đến lạ.

Anh Thương, nhiếp ảnh gia từ Lâm Đồng tôi có dịp ở chung phòng đã may mắn được nếm mùi vị rau thơm và mùi do các chiến sĩ gửi tặng. Với anh, chỉ từng đó thôi đã đủ để biến gói mì ăn liền đơn giản thành “bát mì ngon cuộc đời anh”.

(06.08) Vườn rau xanh trên đảo. (Ảnh: Minh Quân)
Vườn rau xanh trên đảo. (Ảnh: Minh Quân)

Tôi chẳng may may nghi ngờ những lời ấy. Bởi tôi biết, với hạt giống từ đất mẹ, được bồi đắp bằng nắng, gió biển và mồ hôi của lính đảo, những luống rau xanh rì là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của người Việt trên vùng biển thiêng liêng của tổ quốc.

Một “đặc sản” khác chào đón chúng tôi trên đảo là những chú chó ta với đủ loại sắc màu – đen, trắng, lốm đốm, vằn sọc – đều đủ cả. Một đảo, đá bé nhưng lại có tới hàng chục chú chó. Khi thì các chú thủng thẳng quanh đảo, thi thoảng đắm mình trong làn nước, lúc lại tới quấn quýt người lính, giúp họ vơi nỗi nhớ nhà.

Bên mặt nước, cô chim cà kheo chân đỏ thả dáng kiêu kỳ trong cái nắng vàng của buổi sớm. Ngay cả những viên đá san hô trên đảo Trường Sa Đông, với vô vàn họa tiết độc đáo và lạ mắt, dường như cũng có sức sống mạnh mẽ của riêng mình.

Hòa mình trong cái mênh mông của biển cả, thưởng thức vẻ đẹp đất trời, tôi càng thấm thía hơn câu nói của Bác: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.

“Thổi hồn” đảo xa

Ấy nhưng với tôi, thứ làm nên cái “hồn” của những hòn đảo, đá trong vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc vẫn luôn là con người. Trường Sa trong tôi là những mẩu chuyện, nhẹ nhàng nhưng nặng tình yêu gia đình, đất nước của người lính đảo.

Từng đợt nắng gắt trên đảo Núi Le A có thể khiến làn da của Q. thêm phần đen sạm và lấm tấm mồ hôi, nhưng chẳng thể làm giảm sự nhiệt tình của chàng trai Phú Yên. Q. kể tôi nghe nơi vùng vịnh nắng gió, về trải nghiệm trên hòn đảo nơi biển xa hay nỗi nhớ nhà khắc khoải, khiến em thêm chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc.

Còn B., người lính chỉ ngoài 20 tuổi ở Trường Sa Lớn, lại chia sẻ với tôi về bỡ ngỡ ngày đầu đặt chân lên đảo, tới kỷ niệm khi ăn cái Tết đầu tiên trên vùng biển đảo thiêng liêng cùng những người đồng chí, anh em mới quen. Với B., háo hức là khi đón chờ cơn mưa mang theo dòng nước mát, xua tan nắng gắt dai dẳng.

Nụ cười vô tư, hồn nhiên của người chiến sĩ ấy như đưa tôi trở lại 10 năm trước, khi tinh thần lạc quan và lòng nhiệt huyết dồi dào của tuổi trẻ đã giúp tôi vượt qua những ngày đơn độc nơi đất khách quê người.

(06.08) Chiến sỹ canh gác trên đảo Đá Lát thuộc huyện đảo Trưởng Sa. (Ảnh: Minh Quân)
Chiến sĩ canh gác trên đảo Đá Lát thuộc huyện đảo Trưởng Sa. (Ảnh: Minh Quân)

Tuy nhiên, câu chuyện khiến tôi ấn tượng hơn cả lại đến từ anh S., người con xứ Thanh, một miền đất địa linh nhân kiệt của tổ quốc. Với giọng nói nhỏ nhẹ, anh kể cho tôi nghe chuyện đời mình, từ 13 năm ở trên Nhà giàn DK-1/18 tới gia đình nhỏ ở Đắk Nông, về cơn mưa tháng 7 hay những lần nhà giàn chông chênh khi bão về. Xen giữa lời chia sẻ ấy là sự khiêm tốn, đôi chút tự hào và dường như cả niềm khắc khoải.

Có lẽ, với anh S., nhà giàn DK-1/18 đã là ngôi nhà thứ hai, nơi anh dành cả tuổi thanh xuân để giữ gìn và xây dựng, đóng góp vào công cuộc bảo vệ chủ quyền, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, như lời thề năm nào của cố Đại tướng Lê Đức Anh: “Trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta”.

Lắng nghe những chia sẻ, trò chuyện của lính đảo đã khiến tôi nhận ra rằng canh giữ nơi đầu sóng, ngọn gió của đất nước không chỉ là nhiệm vụ mà đã trở thành mong mỏi của họ, luôn sẵn sàng chiến đấu mỗi khi Tổ quốc gọi tên mình.

Thế nhưng, thứ làm nên sức mạnh, giúp dân tộc Việt Nam đứng vững sau hơn 4.000 năm lịch sử không chỉ là binh hùng, tướng mạnh hay tinh thần chiến đấu quật cường, mà còn đến từ quan hệ gắn bó “như cá với nước” giữa quân và dân.

Những chiếc ôm thân tình của đại biểu đoàn công tác số 5 dành cho các chiến sĩ, sự hào hứng, rạng rỡ khi đón xem tiết mục văn nghệ từ đoàn văn công tỉnh Khánh Hòa hay một rừng tay vẫy chào tiễn biệt chúng tôi rời đảo Trường Sa Lớn là minh chứng cho tình cảm gắn kết, keo sơn ấy.

(06.08) Các chiến sỹ chụp ảnh cũng đại biểu và văn công Đoàn Công tác số 5. (Ảnh: Minh Quân)
Các chiến sĩ chụp ảnh cũng đại biểu và văn công đoàn công tác số 5. (Ảnh: Minh Quân)

Cảm xúc người về

Với anh Phạm Anh Tú, chuyên viên Bộ Thông tin & Truyền thông, cảm xúc trong chuyến đi đầu tiên ra huyện đảo Trường Sa có thể gói gọn trong ba từ “cảm, thương và trân trọng” – cảm phục, yêu thương và trân trọng sự đóng góp của các chiến sĩ ngày đêm bám đảo, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Còn với nhạc sĩ Trần Khánh Nam, tác giả bài hát Hoa sóng ngàn năm, chuyến hải trình đầu tiên ra vùng biển cực Đông của đất nước đã khơi gợi nhiều xúc cảm trong tâm hồn người con xứ Huế.

Để rồi, trong phút ngẫu hứng đêm cuối cùng trên tàu, chúng tôi đã có vinh dự được lắng nghe nhạc phẩm nổi tiếng do chính ông thể hiện. Tiếng guitar đơn sơ, hòa cùng chất giọng mộc mạc nhưng truyền cảm như đưa chúng tôi trở về với làng quê Việt, nơi lớp lớp người đã sinh ra, lớn lên, chiến đấu để rồi lại hòa mình vào hoa sóng, ngàn đời đua nở nơi biển xanh…

Trong bài thơ Đất nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng viết: “Trong anh và em hôm nay; Đều có một phần Đất nước”. Chuyến đi tới huyện đảo Trường Sa đã góp phần giúp tôi, anh Tú, chú Nam và hàng trăm đại biểu khác trong đoàn công tác số 5 hiểu hơn về “một phần Đất nước” trong bản thân mình, lấy đó là động lực tiếp tục đóng góp vào công cuộc “giữ lấy nước” như lời Bác Hồ từng căn dặn.

Trường Sa: Những cảm xúc khó phai

Trường Sa: Những cảm xúc khó phai

Là một trong số ít những người may mắn được đặt chân đến Trường Sa, tận mắt chứng kiến sự kiên cường của các chiến ...

Kiều bào với tình yêu Trường Sa

Kiều bào với tình yêu Trường Sa

Chiều 30/5, tại Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã diễn ra buổi gặp mặt với các kiều bào tham gia ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động