Đó là đánh giá của ông Đào Hà Trung, Chủ tịch Hội Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh tại Hội thảo Truy xuất nguồn gốc hàng hóa góp phần tạo thuận lợi thương mại diễn ra sáng 24/8, tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương tổ chức.
Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 400 đại biểu đại diện các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học & Công nghệ, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản, thực phẩm cùng các đơn vị có liên quan.
Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc là một hoạt động còn khá mới song đã và đang được triển khai nhanh chóng. Việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc trên các sản phẩm, hàng hóa ngày càng trở nên phổ biến, người tiêu dùng và các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, qua đó nâng cao niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm có gắn tem truy xuất nguồn gốc.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung vào thảo luận về về những yêu cầu và sự cần thiết của truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nội địa và xuất khẩu. (Ảnh: TL) |
Hội thảo giúp các doanh nghiệp Việt Nam cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức để tạn dụng các cơ hội thuận lợi, vượt qua khó khăn thách thức trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, đồng thời giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt thực tế, nhu cầu của doanh nghiệp đối với hoạt đồng này để có hình thức quản lý phù hợp.
Theo ông Đào Hà Trung, hiện nay, truy xuất nguồn gốc có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nói riêng và đời sống xã hội toàn dân nói chung. Trong hệ thống truy xuất nguồn gốc, tem truy xuất nguồn gốc là yếu tố quan trọng đóng vai trò định danh đối tượng, cần truy xuất, giúp liên kết dữ liệu và try cứu thông tin truy xuất trong suốt chuỗi cung ứng.
Ông Đào Hà Trung, Chủ tịch Hội công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: NT) |
“Tuy nhiên, quy trình truy xuất nguồn gốc mới là yếu tố đảm bảo cho sự thành công và tin cậy của một hệ thống truy xuất nguồn gốc” – ông Trung khẳng định.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy doanh nghiệp và người tiêu dùng hiện nay chưa hiểu hết ý nghĩa của truy xuất nguồn gốc, chưa hiểu đúng bản chất của ruy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự nghiên cứu, xây dựng triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm ngành hàng cụ thể.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung vào thảo luận về về những yêu cầu và sự cần thiết của truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nội địa và xuất khẩu; thực tế ứng dụng truy xuất nguồn gốc tại các doanh nghiệp, liên kết hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các vấn đề xoay quanh truy xuất nguồn gốc góp phần tạo thuận lợi thương mại cũng được các đại biểu và các chuyên gia trao đổi. Theo đó, truy xuất nguồn gốc góp phần minh bạch quá trình sản xuất, minh bạch nguồn nguyên liệu, định mức sử dụng, chi phí; chống gian lận, hiện tượng làm giả, làm nhái sản phẩm.
Ngoài ra, theo các diễn giả, truy xuất nguồn gốc còn góp phần không nhỏ nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu, trước hết là thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Việt, chống hiện tượng gian lận nhãn mác của thực phẩm nước ngoài.