Thị trường chứng khoán Việt Nam không bị tụt hậu. (Ảnh: Trọng Hiếu) |
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Hưng và Giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại Dragon Capital Lê Yến Quỳnh, Việt Nam mang lại những lợi thế không thể phủ nhận cho các nhà đầu tư.
Chính sách kinh tế vĩ mô "lành mạnh"
Việt Nam hiện tăng trưởng ở mức 6,5% nhờ 4 yếu tố: Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, các chính sách kinh tế vĩ mô “lành mạnh”, sự gia tăng tầng lớp trung lưu thúc đẩy nhu cầu và sức hấp dẫn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
"Tài sản" đầu tiên của Việt Nam là dân số. Việt Nam có dân số trẻ và có trình độ. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng. Trong nền kinh tế có 72% hoạt động được thúc đẩy bởi tiêu dùng trong nước. Đây là một tài sản lớn.
Ông Nguyễn Quang Hưng nhận định: “Ngay cả khi tầng lớp trung lưu đang hình thành, chi phí lao động tại Việt Nam vẫn thấp hơn ở Trung Quốc. Điều này đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài".
Song song với đó, xuất khẩu đang tăng trưởng. Việt Nam vẫn xuất khẩu nhiều nông sản, trong khi từ năm 2010, tỷ trọng xuất khẩu liên quan đến công nghệ đã tăng gấp 5 lần và hiện đã vượt quá 30%.
Quốc gia Đông Nam Á đang trở thành cường quốc xuất khẩu với thị phần toàn cầu tăng đều đặn, hiện nay đạt 1,6%.
Lạm phát được kiểm soát
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng không đi kèm áp lực về giá. Lạm phát vẫn ở mức thấp: 2,9% trong 12 tháng qua.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Hưng cho rằng, mức lạm phát thấp giúp Việt Nam kiểm soát giá năng lượng tốt hơn so với phương Tây.
Ngoài ra, cơ cấu năng lượng gồm 42% năng lượng tái tạo, trong đó thủy điện chiếm 30,6%, giúp kiểm soát giá năng lượng. Thuế dầu chỉ ở mức 37%.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý tài chính và tiền tệ không tìm cách chống lạm phát mà chỉ đơn giản là để hỗ trợ tiền tệ.
Hãng Dragon Capital tin rằng, cuộc khủng hoảng lạm phát toàn cầu còn lâu mới kết thúc và chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ không ảnh hưởng đến Việt Nam.
Thị trường chứng khoán không bị tụt hậu
Với nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, thị trường chứng khoán Việt Nam không bị tụt hậu. Vốn hóa đã tăng từ 30 tỷ USD vào tháng 1/2012 lên 286 tỷ USD.
Bà Lê Yến Quỳnh cho biết: “Đây là thị trường đang mở cửa cho khách hàng bán lẻ và ngày càng số hóa. Đây cũng là thị trường có tính thanh khoản, với 1.600 công ty được niêm yết, 54 trong số đó có vốn hóa từ 1 tỷ USD đến 15 tỷ USD”.
Bà Lê Yến Quỳnh cũng thừa nhận, sự biến động trên thị trường do cách tiếp cận cảm tính, không xuất phát từ quan điểm kinh tế và đôi khi dẫn đến các đợt bán tháo mạnh. Đó là xu hướng hành vi mà bà Quỳnh hy vọng sẽ “trở nên bình thường” khi có sự xuất hiện của các nhà đầu tư quốc tế.
| Việt Nam 'thăng hạng' uy tín toàn cầu - cơ hội cho doanh nghiệp bứt tốc năng lực cạnh tranh Xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới đang tạo ra những cơ hội to lớn cho Việt Nam và cộng đồng ... |
| Hạ mạnh triển vọng châu Á, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7% năm 2022 Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đứng đầu nhóm ASEAN-5, trong khi đó hạ mạnh tăng trưởng GDP ... |
| Thụy Sỹ: Báo Agefi nhận định 'Việt Nam là con hổ mới của châu Á' Tờ Agefi của Thụy Sỹ vừa đăng bài với tiêu đề 'Việt Nam là con hổ mới của châu Á' của tác giả Guy Mettan, ... |
| Thị trường chứng khoán kém hiệu quả nhất Đông Nam Á, chuyên gia vẫn nói Việt Nam là lựa chọn số một Trang mạng bnnbloomberg.ca ngày 6/10 đưa tin, tính đến thời điểm hiện tại trong năm 2022, thị trường chứng khoán của Việt Nam hoạt động ... |
| Quý III/2022, thị trường lao động khởi sắc, số người có việc làm tăng đáng kể Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục đà khởi sắc, thị trường lao động quý III/2022 tiếp tục duy trì đà phục hồi. Lực ... |