Truyền thông về khát vọng phát triển của phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số

Lê An
Tối 25/11, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông 'Khát vọng phát triển của phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số' và khai mạc triển lãm 'Khát vọng phát triển'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tham dự sự kiện truyền thông 'Khát vọng phát triển của phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số' có bà Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc, Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình Mục tiêu Quốc gia; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương và Hà Nội, các tổ chức quốc tế, đoàn ngoại giao và một số phụ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu.

Truyền thông về khát vọng phát triển của phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: Lê An)

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga cho biết, nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách cụ thể tạo điều kiện để phụ nữ phát huy khả năng, sự đóng góp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có phụ nữ các dân tộc thiểu số. Hành trình khẳng định vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số là một hành trình lâu dài và bền bỉ, không ít chông gai nhưng cũng là hành trình của niềm tin, hạnh phúc, của khát vọng.

Với vai trò là tổ chức đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam luôn đồng hành cùng các lực lượng phụ nữ, nhất là phụ nữ ở địa bàn khó khăn, phụ nữ dân tộc thiểu số, miền núi. Nhiều phong trào thi đua, cuộc vận động thiết thực đã được phát động và thực hiện hiệu quả, như chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, các đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội…

Là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì thực hiện Dự án thành phần số 8 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã khẩn trương thành lập Ban điều hành Dự án cấp Trung ương; chủ động xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch thực hiện Dự án; tổ chức tập huấn, hỗ trợ Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh trong tham mưu xây dựng kế hoạch; kịp thời nắm bắt tình hình, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện Dự án.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga cho rằng, sự kiện truyền thông “Khát vọng phát triển cho phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số” có ý nghĩa là một trong những sự kiện có tính khởi đầu của Dự án 8 nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm và vận động sự vào cuộc của các cấp, ngành và toàn xã hội trong thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số; khích lệ, tạo điều kiện để phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số tiếp tục nỗ lực vươn lên vì sự bình đẳng và phát triển bền vững với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Trong giai đoạn tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiếp tục hành trình chung tay đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

Chia sẻ tại đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 10 dự án thành phần được giao cho các bộ, ngành tham gia chủ trì, quản lý và tổ chức thực hiện theo hướng đầu tư tổng thể, toàn diện phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được giao chủ trì, tổ chức thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

Đây là lần đầu tiên một tổ chức chính trị - xã hội trực tiếp tham gia công tác quản lý, điều hành một dự án cụ trong thể với quy mô lớn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia và là điều kiện thuận lợi để Hội và các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy bình đẳng giới và chăm lo đến đối tượng yếu thế là phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số... góp phần thúc đẩy sự phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong việc ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn triển khai Dự án tới các địa phương, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho rằng, về phía Ủy ban Dân tộc, với vai trò cơ quan chủ trì Chương trình, sẽ đồng hành, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Nhân dân các tỉnh trong công tác tổ chức thực hiện.

Sự kiện truyền thông cung cấp các thông tin và kết quả bước đầu của Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021-2030.

Chương trình còn diễn ra tọa đàm “Tiếng nói của phụ nữ” với những câu chuyện về hành trình chinh phục ước mơ và khát vọng của 5 diễn giả là những gương phụ nữ dân tộc thiểu số điển hình.

Đại diện cho các chị em dân tộc thiểu số Việt Nam, họ đã vươn lên mạnh mẽ, nỗ lực vượt qua định kiến giới và khẳng định giá trị bằng tài năng, tri thức; lan tỏa tinh thần tích cực trong cộng đồng; góp phần dựng xây quê hương, đất nước…

Truyền thông về khát vọng phát triển của phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số
Các nhân vật điển hình của phụ nữ dân tộc thiểu số chia sẻ câu chuyện của họ. (Ảnh: Lê An)

Dịp này, triển lãm “Khát vọng Phát triển” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện cũng diễn ra từ ngày 25/11 đến 9/12.

Triển lãm gồm 3 chủ đề trưng bày: “Rào cản cuộc sống”; “Sự thay đổi và điều mong đợi”; “Vì một niềm hạnh phúc trọn vẹn” với những câu chuyện về việc nhà, sinh kế, về những vấn đề xã hội như: tảo hôn; tục “nối dây”, gánh nặng kép trong gia đình mẫu hệ…

Triển lãm sẽ giúp người xem hiểu rõ hơn những thực trạng, rào cản, định kiến giới và khó khăn trong cuộc sống đang diễn ra tại nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà phụ nữ và trẻ em phải đối mặt và cảm nhận sâu sắc khát vọng phát triển, khát vọng cống hiến, sự thay đổi mạnh mẽ của những người phụ nữ trong thực hiện ước mơ, khẳng định những giá trị bản thân.

Chất liệu chính của triển lãm là những hình ảnh, thước phim sống động, câu chuyện được sẻ chia chân thực tại địa bàn các tỉnh Điện Biên, Quảng Bình, Gia Lai và Sóc Trăng - 4 trong 51 tỉnh, thành vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi triển khai các mô hình của Dự án thành phần số 8.

Phụ nữ và thanh niên Bệnh viện dã chiến Việt Nam thăm và tặng quà các trường học tại Nam Sudan

Phụ nữ và thanh niên Bệnh viện dã chiến Việt Nam thăm và tặng quà các trường học tại Nam Sudan

Trong các ngày 22 và 24/11, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) của Việt Nam, với lực lượng nòng cốt là Tổ ...

Một phụ nữ gốc Việt được trao giải thưởng Daesang danh giá của Hàn Quốc

Một phụ nữ gốc Việt được trao giải thưởng Daesang danh giá của Hàn Quốc

Chính quyền thành phố Seoul của Hàn Quốc đã chọn chị Nguyễn Thị Tâm Tình để trao giải thưởng Daesang danh giá ghi nhận sự ...

Australia: Thúc đẩy bình đẳng đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam

Australia: Thúc đẩy bình đẳng đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam

Chiến lược bình đẳng của Australia tại Việt Nam 2022-2027 nhằm hỗ trợ để tất cả mọi người đều có thể hưởng đầy đủ nhất ...

Chia sẻ kinh nghiệm các hoạt động dự án vì trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số

Chia sẻ kinh nghiệm các hoạt động dự án vì trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số

Hôm nay (5/8), Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm các hoạt động dự án “Chúng tôi Có thể” vì trẻ em gái vùng dân tộc ...

Thúc đẩy thực hiện quyền cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Thúc đẩy thực hiện quyền cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Việt Nam đã và đang xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để 'chớp' cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để 'chớp' cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Một quốc gia thành viên ASEAN cần giải 'bài toán' gia nhập BRICS thế nào để đa dạng hóa quan hệ kinh tế và củng cố vị thế?
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 21/2/2025: Kim Ngưu chú ý kiểm soát cảm xúc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 21/2/2025: Kim Ngưu chú ý kiểm soát cảm xúc

Tử vi hôm nay 21/2/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/2/2025: Tuổi Ngọ công việc khó hợp tác

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/2/2025: Tuổi Ngọ công việc khó hợp tác

Xem tử vi 21/2 - tử vi 12 con giáp hôm nay 21/2/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 21/2/2025, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 2 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 21/2/2025, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 2 năm 2025

Lịch âm 21/2. Lịch âm hôm nay 21/2/2025? Âm lịch hôm nay 21/2. Lịch vạn niên 21/2/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thụy Sỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045

Thụy Sỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045

Vụ trưởng Vụ châu Âu Bùi Hà Nam và Vụ trưởng Vụ châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ Heinrich Schellenberg đồng chủ trì Tham vấn chính trị.
Dỡ bỏ một loạt hạn chế với dòng vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đang kỳ vọng điều gì?

Dỡ bỏ một loạt hạn chế với dòng vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đang kỳ vọng điều gì?

Trung Quốc cam kết cho phép nhiều công ty, doanh nghiệp quốc tế tham gia sâu hơn vào nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài ...
Điểm hẹn Việt Nam

Điểm hẹn Việt Nam

Bạn nghĩ gì nếu Việt Nam là địa điểm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga rất được quốc tế trông đợi?
Quyền tiếp cận nước sạch trong pháp luật quốc tế và Việt Nam

Quyền tiếp cận nước sạch trong pháp luật quốc tế và Việt Nam

Tại Việt Nam, quyền tiếp cận nước sạch không chỉ được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý, mà còn là một trong những mục tiêu phát triển bền vững...
USCIRF công bố báo cáo thiếu khách quan về tự do tôn giáo Việt Nam

USCIRF công bố báo cáo thiếu khách quan về tự do tôn giáo Việt Nam

Những năm qua, USCIRF chủ yếu liên kết, tham vấn các thông tin, tài liệu về tôn giáo của Việt Nam từ các tổ chức phản động người Việt lưu vong...
Tết Nguyên đán ở vùng đồng bào dân tộc Khmer

Tết Nguyên đán ở vùng đồng bào dân tộc Khmer

Đồng bào Khmer sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long đã xem Tết Nguyên đán của người Kinh là một trong những cái Tết của dân tộc mình.
Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người

Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người

Đó là nhận định của Văn phòng theo dõi và chống mua bán người (J/TIP) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội từ 13-14/1.
Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong phòng ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình.
Bắc Ninh: Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Bắc Ninh: Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.
Việt Nam thể hiện vai trò tiên phong khu vực trong công tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam thể hiện vai trò tiên phong khu vực trong công tác phòng, chống mua bán người

Đó là nhận định của ông Jonathan Turley, Phó Giám đốc Văn phòng theo dõi và chống mua bán người (J/TIP) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi thăm Việt Nam
Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia tái khẳng định cam kết hợp tác với Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới, đem ánh dương cho cộng đồng.
Trưởng đại diện UNFPA: Cảm nhận rõ nỗ lực mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới của Việt Nam

Trưởng đại diện UNFPA: Cảm nhận rõ nỗ lực mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới của Việt Nam

Trưởng đại diện UNFPA Matt Jackson bày tỏ ấn tượng trước quyết tâm của Việt Nam để thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu giải pháp cho các địa phương, bao gồm Thái Nguyên, thúc đẩy di cư an toàn & triển khai Thỏa thuận GCM.
Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Thời gian qua, Công an tỉnh Thái Nguyên tích cực quản lý tình hình di cư & thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM)
Indonesia mời Google hợp tác bảo vệ trẻ em trên không gian số

Indonesia mời Google hợp tác bảo vệ trẻ em trên không gian số

Indonesia sẽ thực hiện các quy định chặt chẽ hơn để bảo vệ trẻ em khỏi việc tiếp xúc với nội dung nguy hiểm như khiêu dâm và cờ bạc trực tuyến.
Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Vàng Chỉnh Mình lập ra cái gọi là 'Liên minh người Mông vì công lý' để tiến hành các hoạt động chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Indonesia quyết tâm tạo 'vòng tròn an toàn' cho trẻ em trên không gian số

Indonesia quyết tâm tạo 'vòng tròn an toàn' cho trẻ em trên không gian số

Bộ Truyền thông và kỹ thuật số Indonesia bảo vệ trẻ em trong không gian số, giải quyết mối nguy từ cờ bạc trực tuyến, khiêu dâm, bạo lực tình dục.
Nữ giám đốc độc lập chiếm gần 25% tại top 100 công ty Hàn Quốc

Nữ giám đốc độc lập chiếm gần 25% tại top 100 công ty Hàn Quốc

Số lượng nữ giám đốc độc lập tại 100 công ty hàng đầu Hàn Quốc tiếp tục tăng vào năm 2024.
Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.
Lần đầu tiên, Brazil mở cửa cho phụ nữ tham gia nghĩa vụ quân sự

Lần đầu tiên, Brazil mở cửa cho phụ nữ tham gia nghĩa vụ quân sự

Việc phụ nữ đăng ký nghĩa vụ quân sự là chưa từng có ở Brazil, mặc dù phụ nữ đã tham gia quân ngũ chuyên nghiệp từ những năm 1980.
Phiên bản di động