Cha mẹ cần nhận thức đầy đủ về quyền trẻ em

Khi trẻ em bị bạo hành, không chỉ các thương tích trên cơ thể đeo bám mà những tổn thương về tinh thần cũng sẽ ám ảnh các em suốt cuộc đời...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ts khuat thu hong cha me can nhan thuc day du ve quyen tre em 1 tỷ người đang chịu đựng bạo hành
ts khuat thu hong cha me can nhan thuc day du ve quyen tre em Cần quan tâm tới bạo hành giới tại cộng đồng dân tộc thiểu số

Điều 100 Luật Trẻ em năm 2016 nêu rõ: Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trau dồi kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại.

Làm sao để bảo vệ con em không bị bạo hành và xâm hại về nhân phẩm, sức khỏe, TG&VN đã có cuộc trao đổi ngắn với chuyên gia tâm lý - Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội.

ts khuat thu hong cha me can nhan thuc day du ve quyen tre em
Tiến sĩ Khuất Thu Hồng. (Nguồn: VTC)

Khoảng gần 2.000 trường hợp bạo lực và xâm hại trẻ em (năm 2012) thì đến năm 2013, con số này tăng lên 4.000 trường hợp, năm 2014 là 4.500 vụ. Đáng chú ý, có tới 70% số vụ là lạm dụng và xâm hại tình dục. Là một chuyên gia tâm lý, bà có suy nghĩ gì về những con số này?

Tôi cho rằng những con số đó phản ánh được một phần sự thật vì có thể có nhiều vụ xâm hại và bạo lực trẻ em mà không được báo cáo, hoặc gia đình và những người xung quanh lại không hiểu là đó là xâm hại, là bạo lực nên không tố cáo. Ngoài ra có một số địa phương vì bệnh thành tích nên không báo cáo đầy đủ số vụ xâm trẻ em.

Tuy nhiên, con số cũng nói lên thực tế tình trạng xâm hại, bạo lực trẻ em là vấn đề đáng báo động đối với chúng ta. Quyền trẻ em vẫn bị vi phạm mặc dù Việt Nam đã ký Công ước quyền trẻ em, ký luật trẻ em, có nhiều bộ luật khác để bảo vệ quyền trẻ em.

Khi những trẻ em bị bạo hành, không chỉ các thương tích trên cơ thể đeo bám mà những tổn thương về tinh thần cũng sẽ ám ảnh các em suốt cuộc đời. Nhiều trẻ bị bạo hành đã bị rối loạn tâm thần, trầm cảm, kích động, thậm chí là tự tử. Theo Tiến sĩ, nguyên nhân dẫn đến các vụ lạm dụng trẻ em, bạo lực ngày càng gia tăng là gì?

Tình trạng này gia tăng tôi nghĩ nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, lý do khác nhau. Thứ nhất, là nhận thức của người lớn, trong đó có cha mẹ, họ hàng, gia đình và người xung quanh chưa đầy đủ, đôi khi một số người vẫn quan niệm yêu cho roi cho vọt, giáo dục trẻ em bằng đánh đập, chửi mắng, xúc phạm. Trong thực tế thì nhiều gia đình vẫn còn áp dụng cách giáo dục như vậy và vô hình chung nó lại là hình thức bạo hành trẻ em.

Thứ hai, cha mẹ hiện nay quá bận rộn, vì mưu sinh nên không có thời gian quan tâm đến con em mình, ít thời gian bên cạnh con nên nhiều trẻ em bị bạo hành, bị xâm hại bởi những người xung quanh, hàng xóm láng giềng, người xa lạ…

Thứ ba tình trạng chung là căng thẳng trong xã hội hiện nay đang gia tăng. Thiếu kỹ năng ứng xử trong cuộc sống cũng là nguyên nhân dẫn đến bạo lực xã hội nói chung và bạo lực trẻ em nói riêng.

Điều thứ tư là việc thực thi luật pháp, chính sách về bảo vệ trẻ em chưa được nghiêm minh, những vụ bạo hành trẻ em chưa được xử lý thỏa đáng cho nên dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật. Những nguyên tắc về pháp luật, giám sát về đạo đức lỏng lẻo nên tình trạng bạo hành, tình trạng xâm hại trẻ em không giảm mà dường như có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Nghiên cứu ở các nước trên thế giới đã chỉ ra, bạo hành trẻ em là một trong những nguyên nhân gây ra những vấn đề bạo lực học đường, rối loạn xã hội nghiêm trọng như nghiện ma túy, bạo loạn, giết người sau này. Vậy nhằm bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ bị bạo lực, xâm hại thì cần có những biện pháp gì, thưa Tiến sĩ?

Tôi nghĩ để bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bạo hành, bị xâm hại, giúp cho trẻ em phát triển, trưởng thành, thành công dân có ích với xã hội trước hết chúng ta có được nhận thức đầy đủ thế nào là quyền của trẻ em, thế nào là chăm sóc giáo dục trẻ em và thế nào là bạo hành đối với trẻ em?

Chúng ta phải phân biệt rõ việc giáo dục và bạo hành, trang bị kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cha mẹ, thầy cô, cộng đồng. Việc thực thi pháp luật những vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ em thật nghiêm minh để làm gương.

Việc tăng cường những dịch vụ xã hội hỗ trợ cho trẻ em về tâm lý, cho trẻ em bị bạo hành; hỗ trợ cho cha mẹ khi khó khăn trong giáo dục con cái được giúp đỡ còn thiếu, thậm chí không có nên nhiều bậc cha mẹ khi gặp khó khăn, lúng túng. Trẻ em có những vấn đề về tâm lý, rối loạn về nhân cách thì việc có dịch vụ tâm lý hỗ trợ cho các em là cần thiết nhưng thực tế chúng ta còn thiếu.

Bên cạnh đó, chúng ta phải cải cách giáo dục, thay đổi tư duy giáo dục, dành nhiều thời gian cho con em hơn. Gia đình và nhà trường cần trang bị kỹ năng sống cho các em thay vì nhồi nhét kiến thức lý thuyết sách vở, làm sao cho trẻ em có cuộc sống không bị căng thẳng như bây giờ. Các em vừa được học vừa chơi vừa phát triển về trí tuệ cũng như về một số kỹ năng sống khác.

Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nên nhìn lại chương trình giáo dục học đường. Nên chăng cần giảm bớt lý thuyết, tăng cường thời gian để trẻ được học những kỹ năng sống, có thêm thời gian để các em có thể ra ngoài thiên nhiên, tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu về xã hội, có nhiều thời gian cho các em học cách ứng xử với nhau…

Thực tế, môi trường xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo lực trẻ em như cha mẹ mâu thuẫn hoặc ly hôn, sống ích kỷ và thiếu trách nhiệm với con cái. Bà có nghĩ rằng bất bình đẳng giới cũng là nguyên nhân sâu sa dẫn đến những vụ bạo hành và xâm hại tình dục ở trẻ hay không?

Chắc chắn là bất bình đẳng giới nó là nguyên nhân gốc rễ trong việc bạo hành trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em. Chính vì bất bình đẳng giới nó dẫn đến bạo lực trong gia đình, trẻ em chứng kiến bạo lực trong gia đình thì lớn lên chúng cũng có thể hiểu rằng những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình có thể giải quyết bằng bạo lực. Những suy nghĩ như vậy rất nguy hiểm đối với trẻ.

Nếu lớn lên trong gia đình mà cha mẹ hay cãi nhau, đánh chửi nhau thì đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn từ suy nghĩ đến lối sống, quan điểm sau này.

Đối chiếu với các nước trên thế giới thì bà đánh giá như thế nào về nạn bạo hành và xâm hại tình dục ở trẻ của nước ta?

Ở các nước đang có chiến tranh, nghèo đói thì tình trạng trẻ em bị bạo hành, bị xâm hại, bóc lột khá là khổ biến. Còn ở những nước phát triển thì chắc chắn tình hình của họ tốt hơn, họ bảo vệ trẻ em tốt, trẻ em có cuộc sống khá lành mạnh đúng nghĩa.

Một phần cũng do người lớn nhận thức được quyền trẻ em, trẻ em được tôn trọng, trẻ em được yêu thương theo nghĩa bình đẳng với người lớn, không như Việt Nam ta, người lớn luôn xem trẻ em không biết gì. Vậy cho nên đôi khi việc giáo dục áp đặt, giải quyết việc trẻ em không nghe lời chúng ta thường dùng hình phạt chẳng hạn như đánh đập, chửi mắng.

Đọc báo thì thấy hầu như ngày nào cũng có ít nhất một vụ em bé nào đó ở một nơi nào đó trên đất nước mình có thể bị dâm ô, bị cưỡng hiếp. Đó thực sự là một tình trạng rất đáng lo ngại.

Xin cảm ơn Tiến sĩ!

"Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm"

ts khuat thu hong cha me can nhan thuc day du ve quyen tre em
PGS, TS Huỳnh Văn Sơn. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Đó là chia sẻ của PGS. TS. Huỳnh Văn Sơn, Trưởng khoa Tâm lý học, Đại học Sư phạm TP. HCM. Những con số về bạo lực và xâm hại trẻ em tăng lên theo từng năm theo tôi đã phản ánh được mối nguy cơ hằng ngày trẻ em phải đối diện mà người lớn, các bậc phụ huynh đôi khi vô tình không biết. Trẻ đã không được trang bị những kĩ năng ứng phó với nguy cơ có thể xảy đến với bản thân mình. Hơn bao giờ hết, các bậc phụ huynh, thầy cô, cần có trách nhiệm trong việc hướng dẫn để trẻ có thể tự bảo vệ mình.

Tuy nhiên, những con số chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, tôi tin chắc rằng còn nhiều số vụ lạm dụng và xâm hại tình dục dược những người trong cuộc tự thương thuyết và tìm cách im lặng để qua chuyện. Đã đến lúc cần có những biện pháp giúp hạn chế tối thiểu số ca trẻ bị lạm dụng và xâm hại tình dục ở trẻ.

Phần lớn các vụ bạo hành đều diễn ra trong gia đình các em, bố mẹ xảy ra bất hòa, trẻ em trong gia đình vô tình trở thành nạn nhân của những trận quyết chiến, tranh giành của các bậc phụ huynh. Người mẹ cũng không dám lên tiếng để bảo vệ những đứa con mình. Một số người mẹ nghĩ rằng nếu nói ra thì khác nào “vạch áo cho người xem lưng”, chính họ cũng không tạo lập được tiếng nói để có sự bình đẳng trong gia đình, để những hành động bạo lực có thể ngăn chăn lại trước khi đứa trẻ bị xâm hại và trở thành vết thương tâm lý. Ngoài ra, yêu thương không đúng cách đã vô tình làm trẻ bị tổn thương và ám ánh.

Cần những biện pháp, chế tài để những kẻ luôn lấy “nắm đấm” phải tỉnh lại và trả giá cho hành động thiển cận của mình. Xuất phát từ văn hóa riêng của mỗi quốc gia trên thế giới nên việc so sánh về nạn bạo hành có thể mang tính chất phiến diện. Điều quan trọng là chính trong mỗi gia đình Việt cần mang đến cho trẻ cảm giác an toàn và được bảo vệ mỗi khi trở về nhà. Khuyến khích để trẻ có thể chia sẻ những vấn đề mình gặp phải, trên cơ sở đó tìm cách can thiệp và giải quyết kịp thời, tránh việc xâm hại trở thành một vết hằn trong tâm lý trẻ.

ts khuat thu hong cha me can nhan thuc day du ve quyen tre em Bình đẳng giới trong thế giới “phẳng”

“Bình đẳng giới là chìa khóa giúp người phụ nữ nhận ra giá trị đích thực của mình, được tôn trọng và yêu thương. Còn ...

ts khuat thu hong cha me can nhan thuc day du ve quyen tre em Khai trương dự án hỗ trợ phụ nữ Việt Nam

Đây là sáng kiến mới nhất trong những nỗ lực không ngừng của Australia nhằm nâng cao vị thế kinh tế của phụ nữ ở ...

ts khuat thu hong cha me can nhan thuc day du ve quyen tre em Cảnh báo gia tăng bất bình đẳng giới

Nguy cơ này sẽ xảy ra nếu Việt Nam không tăng cường cung cấp các cơ hội công việc tốt hơn cho phụ nữ và ...

Yến Nguyệt

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học quý...
Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, tỉnh Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy.
GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một hành trình đầy tự hào.
Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Phiên bản di động