TS. Nguyễn Thị Hiệp: Làm khoa học phải bền lòng, vững chí

Yến Nguyệt
TGVN. TS. Nguyễn Thị Hiệp - Trưởng Bộ môn Kỹ thuật y sinh Trường Đại học Quốc tế, ĐH Quốc gia TP. HCM chia sẻ như vậy sau khi biết tin được tạp chí khoa học Asian Scientist, Singapore bình chọn là 1 trong 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á năm 2019.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ts nguyen thi hiep lam khoa hoc phai ben long vung chi Các nhà khoa học hiến kế "cứu" các dải băng ở Tây Nam Cực
ts nguyen thi hiep lam khoa hoc phai ben long vung chi GS. Hoàng Tụy - một thầy giáo đúng với danh hiệu người thầy
ts nguyen thi hiep lam khoa hoc phai ben long vung chi
TS. Nguyễn Thị Hiệp.

Những năm vừa qua, chị liên tục nhận được các giải thưởng khoa học danh giá trong nước và quốc tế. Để bắt nhịp với các nhà khoa học quốc tế, theo chị, nhà khoa học Việt Nam cần những yếu tố gì?

Tôi nghĩ, một phần mình may mắn, bởi những người bạn đồng trang lứa, cộng sự cũng đam mê, nhiệt huyết trong nghiên cứu. Vì lý do nào đó, họ chưa được ghi nhận, vinh danh, chưa có cơ hội để đạt giải thưởng.

Để bắt nhịp với các nhà khoa học quốc tế, theo tôi điều đầu tiên cần là những chính sách đãi ngộ đối với người làm khoa học. Đồng thời, họ phải được Nhà nước đề ra các chủ đề, tránh tình trạng có nghiên cứu nhưng sẽ không đi đâu về đâu.

Là người đam mê nghiên cứu khoa học, chị thường gặp những khó khăn gì và chị đã vượt qua thế nào?

Khó khăn đầu tiên tôi gặp phải cũng giống như nhiều nhà khoa học trẻ khác khi về nước, đó là vấn đề kinh phí. Thứ hai, phụ nữ làm khoa học cũng có những cản trở như còn phải lo chu toàn chuyện gia đình, con cái.

Tôi trở về nước với hai bàn tay trắng, phòng thí nghiệm được bắt đầu với “3 không”: không dự án, không thiết bị, không tài trợ. Thiết bị đầu tiên tôi làm thí nghiệm là lò vi sóng để hâm thức ăn. Năm đầu tiên cực kỳ vất vả, không có gì để làm, không xin được đề tài, người ta không tin và không hiểu mình làm gì vì chuyên ngành y học tái tạo còn quá mới mẻ tại Việt Nam.

Nói thật, khi ấy, tôi chẳng có gì ngoài ý chí bởi trước mắt là một hành trình đầy ẩn số. Tôi luôn quyết tâm, tự động viên mình để không chùn bước trước khó khăn. Tôi phải xây dựng lại từ đầu, tất cả là con số 0 và vốn liếng duy nhất là con người nhưng tôi chấp nhận tất cả để ở lại quê nhà.

Thường thì khi làm công việc gì cũng vậy, đôi khi khó khăn sẽ làm ta nản lòng nhưng với nghiên cứu khoa học, nếu nản sẽ thất bại. Để nghiên cứu khoa học thành công, chắc chắn mỗi người phải có đam mê và luôn cố gắng vượt qua thác ghềnh.

ts nguyen thi hiep lam khoa hoc phai ben long vung chi
TS. Nguyễn Thị Hiệp.

Hẳn chị còn nhiều trăn trở và dự định trong tương lai?

Lúc tuổi thơ, tôi đã có suy nghĩ tạo ra những sản phẩm y tế từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước để đưa đến tận tay người dùng.

Tuy nhiên, trăn trở đầu tiên mà tôi đang gặp phải là giấy phép về sản phẩm y tế còn rất mơ hồ, quy trình đăng ký giấy tờ còn khó khăn. Thứ hai, sự quan tâm của giới trẻ về khoa học còn ít.

Tôi hy vọng Nhà nước, các đơn vị cấp kinh phí quan tâm giúp tôi có thêm các nghiên cứu sâu hơn về sinh học và các thí nghiệm trên động vật cũng như trên bệnh nhân nhằm đưa sản phẩm ra thị trường cho người Việt.

Được biết chị từng từ chối mức lương “khủng” ở Hàn Quốc để trở về Việt Nam mở phòng thí nghiêm y học tái tạo. Đã bao giờ chị nghĩ, mình có thể thành công và gặt hái được nhiều giải thưởng như vậy?

Khi trở về nước, tôi muốn đem tri thức của mình về để làm, để tạo ra những sản phẩm ứng dụng cho người dân, cho nước mình. Tôi đi thực tế ở nhiều bệnh viện để tìm hiểu nhu cầu, nghiên cứu làm cái gì đó để tạo ra sản phẩm có ích chứ không nghĩ làm với mục đích có giải thưởng. Thật lòng tôi luôn mơ ước tới những biên giới mới của khoa học.

Từ trải nghiệm của bản thân, chị có lời khuyên nào đến với các bạn trẻ làm khoa học?

Thực tế, người ra đi thường rất ít khi quay trở về cũng dễ hiểu bởi câu chuyện trở về là sự hy sinh. Hồi mới về Việt Nam, tôi vừa phải đi dạy, vừa kiếm tiền, viết báo, hướng dẫn sinh viên, vào bệnh viện liên hệ để làm nghiên cứu…

Tôi nhận thấy, môi trường ở Việt Nam còn rất nhiều chủ đề để làm nghiên cứu, cần giải quyết, chứ không nhất thiết phải ra nước ngoài mới có chủ đề. Ở đây, làm nghiên cứu để tôi được thỏa niềm đam mê, trả lời được những câu hỏi bằng những thí nghiệm, bằng thực tiễn ở đất nước chứ không phải làm ra sản phẩm theo hoạch định của một ông giáo sư nước ngoài nào đó.

Tôi mong giới trẻ hãy cố gắng hết mình, học hỏi, tìm hiểu về khoa học công nghệ để tạo ra những tài sản trí tuệ không chỉ cho riêng mình, cho quốc gia mà còn các công trình có ích cho nhân loại.

Tôi thường nói với sinh viên: con đường học nói chung và con đường khoa học nói riêng là con đường khai sáng bản thân cũng như khai sáng cả dân tộc. Khi ra đấu trường quốc tế, khi “đem chuông đi đánh xứ người”, mình phải có tiếng nói, nói thuyết phục thì người ta mới nghe.

Nhìn chung, làm khoa học, mỗi khi khó khăn, mình không được đầu hàng, ngược lại phải rất bền lòng, bền chí, vững tay chèo để lái con thuyền của mình đi đúng hướng.

Xin cảm ơn chị!

Năm 2018, TS. Nguyễn Thị Hiệp nhận Giải thưởng tài năng trẻ quốc tế L’Oréal – UNESCO.

Tháng 6/2019, đoạt giải nhất Giải thưởng sáng tạo TP.HCM năm 2019 với công trình Keo thông minh trong điều trị lành thương.

TS. Hiệp có 107 công trình khoa học, trong đó có 2 chương sách chuyên khảo, 50 bài báo khoa học trên các tạp chí thuộc ISI, 6 bài trên các tạp chí quốc tế khác, 10 bài trên các tạp chí trong nước, hơn 35 bài trong kỷ yếu hội nghị quốc tế và 4 sáng chế…

Được Asian Scientist bình chọn là một trong 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á năm 2019.

ts nguyen thi hiep lam khoa hoc phai ben long vung chi Các nhà khoa học Nga đặt mục tiêu cho sự ra đời của con người đầu tiên trong vũ trụ

Các nhà khoa học Nga đã sẵn sàng đặt mục tiêu trở thành những người đầu tiên thực hiện thí nghiệm cho một đứa trẻ ...

ts nguyen thi hiep lam khoa hoc phai ben long vung chi Nữ khoa học vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên số

Đó là chủ đề của Hội nghị "Mạng lưới các Nhà khoa học nữ châu Á - Thái Bình Dương (APNN) lần thứ 8” diễn ...

ts nguyen thi hiep lam khoa hoc phai ben long vung chi Các nhà khoa học Nhật Bản phát minh ra rượu làm từ... gỗ

Trong những năm tới, những người yêu thích uống rượu sẽ sớm được thưởng thức loại đồ uống có cồn làm từ gỗ. Đây là ...

Yến Nguyệt (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Ấn tượng BST 'Nét xưa' lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt

Ấn tượng BST 'Nét xưa' lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt

NTK Châu Loan giới thiệu bộ sưu tập 'Nét xưa' với những thiết kế lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt Nam.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt ...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh ...
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày ...
Tăng cường hợp tác Việt Nam - Dominica trong lĩnh vực xây dựng

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Dominica trong lĩnh vực xây dựng

Ngày 21/11, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nhà ở, Môi trường sống và Xây dựng Cộng hòa Dominica Carlos Bonilla Sánchez.
Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 24/11/2024

Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 24/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bạc Liêu theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 24/11/2024.
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Phiên bản di động