Ngoại giao khoa học có thể hàn gắn thế giới, nếu...

Việt Hoàng
... nghiên cứu được tôn trọng. Trên thực tế, việc sử dụng khoa học như một ngôn ngữ chung có thể giúp các quốc gia đạt được sự đồng thuận về các vấn đề toàn cầu, song đòi hỏi các chính trị gia không can thiệp cách khoa học được thực hiện.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những người biểu tình bên ngoài cuộc họp của IPCC ở Thụy Điển năm 2013 kêu gọi các nhà hoạch định chính sách chấp nhận rằng con người đang làm nóng hành tinh. (Nguồn: AFP/Getty)
Những người biểu tình bên ngoài cuộc họp của IPCC ở Thụy Điển năm 2013 kêu gọi các nhà hoạch định chính sách chấp nhận rằng con người đang làm nóng hành tinh. (Nguồn: AFP/Getty)

Thách thức trong bối cảnh địa chính trị bất ổn

"Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên đầy biến động. Bối cảnh địa chính trị ngày càng đối đầu, quyền lực được phân tán rộng hơn và quan hệ giữa các cường quốc trở nên cạnh tranh hơn”.

Đây là những dòng mở đầu báo cáo “Ngoại giao khoa học trong kỷ nguyên đầy biến động” do Hiệp hội Phát triển khoa học Mỹ (AAAS) tại Washington D.C và Hiệp hội Hoàng gia London công bố vào tháng trước. Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết của một cách tiếp cận mới đối với ngoại giao khoa học: “Những giá trị khoa học từng được coi là phổ quát nay đang bị xem xét lại. Niềm tin vào khoa học và việc sử dụng bằng chứng trong hoạch định chính sách đang bị thách thức trên toàn thế giới”.

Theo định nghĩa, ngoại giao khoa học là việc sử dụng khoa học để thúc đẩy hợp tác quốc tế. Báo cáo này cập nhật từ một báo cáo trước đó được công bố vào năm 2010, thời điểm mà hợp tác quốc tế diễn ra tương đối lạc quan. Chẳng hạn, ngay sau đó một năm, các cuộc đàm phán về Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc đã được khởi động với sự tham gia của gần 200 quốc gia.

Tuy nhiên, hiện nay, Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đang thu hẹp phạm vi hợp tác và gia tăng cạnh tranh. Bên cạnh đó, vai trò của các tập đoàn công nghiệp trong ngoại giao khoa học ngày càng rõ nét hơn, với nguồn lực vượt qua cả các chính phủ nhằm thúc đẩy lợi ích riêng. “Chúng ta cần một khuôn khổ ngoại giao khoa học phản ánh đúng thực trạng thế giới hiện nay”, báo cáo mới nhấn mạnh.

Ngoại giao khoa học có thể hàn gắn thế giới
Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) với những khám phá làm thay đổi thế giới và quan điểm của nhân loại về vũ trụ. (Nguồn: Olrat)

Bảo vệ tính toàn vẹn của quy trình đánh giá

Báo cáo này không hoàn toàn trả lời được câu hỏi: Làm thế nào để thực hiện ngoại giao khoa học khi bản thân khoa học đang bị đe dọa trước các tác nhân quốc gia, bao gồm cả chính phủ Mỹ – cường quốc khoa học hàng đầu trong nhiều thập kỷ qua? Khi tính chính danh của các thể chế khoa học toàn cầu ngày càng bị thách thức, liệu khoa học có thể được sử dụng trong ngoại giao để giải quyết các bất đồng về biến đổi khí hậu hay y tế cộng đồng?

Chẳng hạn, trong những diễn biến gần đây liên quan đến Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), Mỹ – một trong những quốc gia tài trợ lớn nhất – dường như đang rút lui khỏi cơ sở hạ tầng khoa học nền tảng của chính sách khí hậu toàn cầu. Lần đầu tiên trong lịch sử IPCC, Mỹ không cử phái đoàn tham gia cuộc họp quan trọng tại Trung Quốc, nơi thảo luận các chủ đề cho báo cáo đánh giá toàn cầu tiếp theo. Trước đó, Nhà Trắng ban hành một sắc lệnh hủy bỏ tài trợ của Mỹ cho Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và sắc lệnh khác yêu cầu xem xét lại tư cách thành viên của Mỹ trong các tổ chức quốc tế.

Kể từ khi IPCC được thành lập năm 1988, các chính phủ thuộc hệ tư tưởng chính trị khác nhau đã mời các nhà khoa học đánh giá tài liệu nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Những phát hiện của họ đã góp phần vào các thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý như Thoả thuận Paris năm 2015 hay Nghị định thư Kyoto năm 1997.

Các cuộc họp của IPCC thường xuyên diễn ra căng thẳng vì nhiều lý do khác nhau. Điều quan trọng là các chính trị gia không can thiệp công việc của các nhà nghiên cứu – họ không được chỉ định những tài liệu nào cần đọc hay phải viết gì trong các đánh giá. Cho đến nay, cơ chế này vẫn được duy trì nhờ sự bảo vệ của các chính phủ đối với tính toàn vẹn của quy trình đánh giá.

Tuy nhiên, với việc Mỹ có dấu hiệu rút lui, IPCC đối mặt với một thách thức lớn đối với ngoại giao khoa học: Một thành viên quan trọng của cộng đồng quốc tế từ chối công nhận vai trò của khoa học trong việc giải quyết bất đồng về hành động khí hậu.

Phiên họp thứ 62 của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu(IPCC)đã bế mạc tại Hàng Châu, Trung Quốc từ ngày 24-28/2/2025. (Nguồn: IISD)
Mỹ không cử phái đoàn tham dự Phiên họp thứ 62 của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) tại Hàng Châu, Trung Quốc từ ngày 24-28/2. (Nguồn: IISD)

Hướng tiếp cận thay thế

Một cách tiếp cận khác để bảo vệ khoa học trong ngoại giao được đề xuất trong báo cáo “Khuôn khổ châu Âu về Ngoại giao khoa học" của Liên minh châu Âu (EU), cũng được công bố vào tháng trước. Báo cáo khuyến nghị đưa khoa học vào vị trí trung tâm trong quá trình hoạch định chính sách của EU.

Báo cáo viết: “Hầu như không có diễn biến địa chính trị nào không bị ảnh hưởng bởi nghiên cứu và đổi mới”. Do đó, khoa học và các nhà khoa học châu Âu cần “đóng vai trò trung tâm thay vì chỉ đứng bên lề” trong các chính sách đối ngoại và an ninh, cũng như chính sách nghiên cứu và đổi mới.

Việc này không hề dễ dàng đối với các nhà nghiên cứu, vì họ không có nhiều động lực để tham gia vào công tác chính sách. Một khảo sát của Nature năm 2024 cho thấy các nhà nghiên cứu tham gia chính sách chủ yếu cung cấp bằng chứng nhằm tư vấn chứ không trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định thực tế. Điều này giúp đảm bảo trách nhiệm quyết định thuộc về các chính trị gia, chứ không phải các cố vấn chuyên môn – một cơ chế đã vận hành tốt trong “thời kỳ hòa bình”.

Nhưng khi khoa học đang bị thách thức, có nhiều lý do thuyết phục để các nhà nghiên cứu có mặt trong phòng họp khi đưa ra các quyết định quan trọng về biến đổi khí hậu, chuẩn bị cho đại dịch hoặc quản lý trí tuệ nhân tạo. Nếu các nhà khoa học chấp nhận lời mời tham gia vào quá trình hoạch định chính sách cấp cao của EU, sự hiện diện của họ không chỉ giúp bảo vệ khoa học mà còn có thể là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ ngoại giao khoa học trước những áp lực về cắt giảm ngân sách hay sự can thiệp chính trị, như những gì đang diễn ra tại Mỹ.

Tuy nhiên, một điểm yếu trong báo cáo của EU là giả định rằng các nhà ngoại giao và chính trị gia đều thống nhất về việc các nhà khoa học phải được hoạt động độc lập. Kinh nghiệm từ Mỹ cho thấy đây không phải là điều có thể mặc nhiên chấp nhận. Do đó, nếu EU muốn thực hiện các khuyến nghị trong báo cáo, một bước cần thiết (dù chưa đủ) là đưa quyền tự chủ của các nhà nghiên cứu vào luật pháp, như một số quốc gia đã làm dù vẫn còn những hạn chế.

Tóm lại, ngoại giao khoa học chưa bao giờ quan trọng như hiện nay, trong bối cảnh thế giới đối mặt với những thách thức lớn chưa từng có. Nghiên cứu khoa học thường được coi là một hình thức sức mạnh mềm, giúp các quốc gia thúc đẩy lợi ích mà không cần sử dụng biện pháp quân sự. Nhưng để bảo vệ ngoại giao khoa học, trước tiên cần phải bảo vệ khoa học.

Tầm quan trọng của khoa học trong ngoại giao toàn cầu

Tầm quan trọng của khoa học trong ngoại giao toàn cầu

Hội nghị thượng đỉnh Ngoại giao khoa học thế giới được ví như “Hội nghị Davos” của khoa học và công nghệ.

Khi ngoại giao và khoa học bắt tay nhau làm nên điều kỳ diệu

Khi ngoại giao và khoa học bắt tay nhau làm nên điều kỳ diệu

Thụy Sỹ là nước thúc đẩy mạnh mẽ “ngoại giao khoa học” như một giải pháp cần thiết để chống lại các thách thức toàn ...

Ngoại giao khoa học - Môn nghệ thuật tinh tế

Ngoại giao khoa học - Môn nghệ thuật tinh tế

Thụy Sỹ và Anh đóng vai trò quan trọng trong các dự án khoa học mang tính gắn kết các quốc gia, điển hình là ...

‘Bản hòa âm’ giữa ngoại giao khoa học và thành phố

‘Bản hòa âm’ giữa ngoại giao khoa học và thành phố

Ngày nay, việc kết hợp ngoại giao thành phố và ngoại giao khoa học được xem là giải pháp chiến lược nhằm ứng phó các ...

Saudi Arabia - Trung tâm ngoại giao đáng tin cậy của thế giới

Saudi Arabia - Trung tâm ngoại giao đáng tin cậy của thế giới

Từ một cường quốc dầu mỏ với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, Saudi Arabia đang vươn lên trở thành một trung tâm ngoại ...

(theo tạp chí Nature)

Đọc thêm

SHINEC: Đồng hành vì tăng trưởng xanh bền vững

SHINEC: Đồng hành vì tăng trưởng xanh bền vững

Shinec là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái, Công ty Cổ phần Shinec đã sớm xác định tầm nhìn chiến ...
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (30/4-4/5): Các khu vực ngày nắng, Trung-Nam Trung Bộ nắng nóng cục bộ, Nam Bộ có nắng nóng

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (30/4-4/5): Các khu vực ngày nắng, Trung-Nam Trung Bộ nắng nóng cục bộ, Nam Bộ có nắng nóng

Thông tin chi tiết dự báo thời tiết các khu vực dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (30/4-4/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia.
HLV Xabi Alonso quyết định trở lại Real Madrid

HLV Xabi Alonso quyết định trở lại Real Madrid

Sau 11 năm chia tay, HLV Xabi Alonso nhiều khả năng sẽ tái hợp với Real Madrid vào mùa Hè này trên một vai trò mới, huấn luyện viên.
Thổ Nhĩ Kỳ-Italy tìm kiếm động lực mới

Thổ Nhĩ Kỳ-Italy tìm kiếm động lực mới

Thổ Nhĩ Kỳ và Italy dự kiến ký kết một số thỏa thuận, trong cuộc gặp giữa Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Giorgia Meloni tại Rome.
Bước đi chiến lược kết nối doanh nghiệp Việt Nam khai thác thị trường Halal

Bước đi chiến lược kết nối doanh nghiệp Việt Nam khai thác thị trường Halal

Hội thảo Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp Halal giữa Việt Nam và Indonesia diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh ngày 28/4.
Quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam

Quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định đặc xá đối với hơn 8.000 ...
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Romania

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Romania

Hoà chung không khí hân hoan của cả nước, Đại sứ quán Việt Nam tại Romania phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Thảo luận về cuộc đời, di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Anh hùng Jose Rizal tại Đại học Philippines

Thảo luận về cuộc đời, di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Anh hùng Jose Rizal tại Đại học Philippines

Đại học Philippines Manila tổ chức thảo luận với sinh viên về cuộc đời, di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và anh hùng dân tộc Philippines Jose Rizal.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ bộ phận khu vực Washington D.C

Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ bộ phận khu vực Washington D.C

Bí thư Đảng ủy nước, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng biểu dương những kết quả mà Đảng bộ bộ phận khu vực Washington D.C đã đạt được trong thời gian qua.
Đẩy mạnh vai trò cầu nối tiên phong của các cơ quan truyền thông, báo chí Việt Nam và Trung Quốc

Đẩy mạnh vai trò cầu nối tiên phong của các cơ quan truyền thông, báo chí Việt Nam và Trung Quốc

Đại sứ Phạm Thanh Bình mong các cơ quan truyền thông báo chí Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục là lực lượng nòng cốt, cầu nối cho quan hệ song phương.
50 năm thống nhất đất nước: Đại học Philippines tổ chức hội thảo về Việt Nam

50 năm thống nhất đất nước: Đại học Philippines tổ chức hội thảo về Việt Nam

Hội thảo về Chiến tranh Việt Nam tại Đại học Philippines là một sự kiện học thuật quan trọng, được tổ chức để kỷ niệm 50 năm thống nhất Việt Nam.
Đón cú hích từ ODA Hàn Quốc, Học viện Ngoại giao sẵn sàng vươn tầm khu vực và quốc tế

Đón cú hích từ ODA Hàn Quốc, Học viện Ngoại giao sẵn sàng vươn tầm khu vực và quốc tế

Ngày 28/4, Học viện Ngoại giao phối hợp với KOICA tổ chức lễ khởi động Dự án Tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu bằng nguồn vốn ODA và vốn đối ứng.
Thông tin về tình hình người Việt sau vụ tấn công khủng bố tại Ấn Độ

Thông tin về tình hình người Việt sau vụ tấn công khủng bố tại Ấn Độ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, đến nay không có công dân người Việt Nam tại Ấn Độ nào bị ảnh hưởng bởi vụ khủng bố.
Đưa 39 công dân Việt Nam bị tạm giữ do vi phạm quy định xuất nhập cảnh của Myanmar về nước an toàn

Đưa 39 công dân Việt Nam bị tạm giữ do vi phạm quy định xuất nhập cảnh của Myanmar về nước an toàn

Đây là các công dân đầu tiên trong số công dân Việt Nam đang ở Myawaddy, Myanmar chờ được đưa về nước.
Đại sứ Lý Quốc Tuấn: Tận tâm, tận lực bảo hộ công dân Việt Nam sau động đất tại Myanmar

Đại sứ Lý Quốc Tuấn: Tận tâm, tận lực bảo hộ công dân Việt Nam sau động đất tại Myanmar

Đại sứ Lý Quốc Tuấn thông tin về tình hình cộng đồng, doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar và công tác bảo hộ công dân sau trận động đất.
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam sau trận động đất ở Myanmar

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam sau trận động đất ở Myanmar

Chiều ngày 28/3, một trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền Trung Myanmar, khiến nhiều người bị thương, nhiều công trình ở Myanmar và Thái Lan bị hư hại.
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar-Thái Lan

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar-Thái Lan

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar-Thái Lan.
Thông tin về các công dân Việt Nam bị bắt cóc được cảnh sát Mexico giải cứu

Thông tin về các công dân Việt Nam bị bắt cóc được cảnh sát Mexico giải cứu

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico, hiện 11 công dân Việt Nam đang lưu trú tại trạm nhập cư thành phố Villahermosa, bang Tabasco.
Trắc nghiệm về Hội nghị P4G 2025 tại Việt Nam

Trắc nghiệm về Hội nghị P4G 2025 tại Việt Nam

Mời các bạn tham gia trắc nghiệm để tìm hiểu thêm về Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư do Việt Nam đăng cai từ ngày 14-17/4.
Trắc nghiệm về các Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam

Trắc nghiệm về các Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam

Mời các bạn tham gia trắc nghiệm để tìm hiểu thêm về các Đối tác chiến lược toàn diện mà Việt Nam đã thiết lập quan hệ cho đến nay.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Phiên bản di động