Nhỏ Bình thường Lớn

TS. Rainer Zitelmann: Ngành dịch vụ là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam năm 2023

Trò chuyện với phóng viên TG&VN, Tiến sĩ người Đức Rainer Zitelmann nhận định, nếu Việt Nam thực hiện các cải cách thị trường tự do hơn nữa, đất nước có thể trở thành một trong những quốc gia phát triển hàng đầu ở châu Á.
TS. Rainer Zitelmann: Ngành dịch vụ là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam năm 2023
TS. Rainer Zitelmann trong buổi ra mắt sách Đọc vị tâm lý hành vi của giới giàu và siêu giàu tại Hà Nội tháng 9/2022. (Nguồn: Vietnamnet)

Năm qua, Việt Nam nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Theo ông, điểm sáng của nền kinh tế năm 2023 là gì?

Theo tôi, năm qua, điểm sáng kinh tế Việt Nam được thể hiện ở hai lĩnh vực:

Thứ nhất, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden và việc nâng quan hệ Mỹ - Việt lên đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững là tín hiệu tích cực.

Thứ hai, ngành dịch vụ được hỗ trợ nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch quốc tế cũng là điểm sáng của nền kinh tế.

Tổng lượng khách du lịch quốc tế năm 2023 ước đạt 12,5 triệu lượt. Trong khi đó, lượng khách du lịch nội địa dự báo đạt 108 triệu lượt, vượt 5,8% kế hoạch năm. Tổng thu từ du lịch ước đạt 672.000 nghìn tỷ đồng, vượt 3,38% kế hoạch.

Việt Nam được vinh danh ở 45 hạng mục của Giải thưởng Du lịch Thế giới 2023, một trong những giải thưởng du lịch hàng đầu châu Á, trong đó có giải Điểm đến hàng đầu châu Á lần thứ 5 và giải Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á lần thứ 2 liên tiếp.

Tôi đã đến Việt Nam nhiều lần, vừa để giới thiệu sách, vừa với tư cách là khách du lịch. Dịch vụ ở các khách sạn ở Việt Nam rất tuyệt vời, không kém Mỹ hay châu Âu.

Vẫn có những khó khăn với nền kinh tế Việt Nam, thưa ông?

Rainer Zitelmann là nhà sử học và xã hội học người Đức.

Ông đã xuất bản 28 cuốn sách, với 30 ngôn ngữ. Một số cuốn sách được xuất bản bằng Tiếng Việt như: Quá kiệt làm điều khác biệt; Đọc vị tâm lý hành vi của giới giàu và siêu giàu; Người giàu theo quan điểm công chúng.

Trong cuốn sách mới nhất: How Nations escape poverty (Tạm dịch: Các quốc gia thoát nghèo như thế nào) TS. Rainer Zitelmann có đề cập đến thành công kinh tế của Ba Lan và Việt Nam.

Như đã đề cập, thu nhập từ du lịch tăng mạnh nhưng điều này không thể bù đắp cho sự suy giảm của ngành công nghiệp (ngành chỉ tăng trưởng 1%). Môi trường bên ngoài đầy thách thức và nhu cầu trong nước yếu hơn đang khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam chậm lại.

Lĩnh vực bất động sản cũng có nhiều vấn đề cần giải quyết. Những quy định mới của thị trường trái phiếu gây khó khăn trong việc tiếp cận vốn và các công ty bất động sản buộc phải tạm dừng triển khai một số dự án. Điều này khiến niềm tin của người tiêu dùng bị sụt giảm.

Song song với đó, các quy định về trái phiếu đã khiến nhà đầu tư thiệt hại đáng kể. Bài học từ vấn đề này là không nên phản ứng quá nhanh trước các vấn đề kinh tế bằng các quy định mới bởi những quy định này có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Khó khăn tiếp theo là về vấn đề nguồn năng lượng. Tình trạng mất điện tại miền Bắc trong mùa Hè qua khiến các nhà đầu tư chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ông dự đoán thế nào về tăng trưởng kinh tế năm 2024?

Năm 2024, Chính phủ là đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 6 đến 6,5%, tương tự dự báo tháng 7/2023 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Trong khi đó, Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings dự đoán, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ ở mức 5,5% trong năm tới. Nguyên nhân bởi xuất khẩu có thể tăng trưởng yếu.

Việt Nam là quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, do đó, năm 2024, nền kinh tế đất nước sẽ “trông chờ” vào vấn đề nền kinh tế toàn cầu sẽ phát triển thế nào.

TS. Rainer Zitelmann:
Ngành dịch vụ được hỗ trợ nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch quốc tế cũng là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam. Hình ảnh mùa Thu Hà Nội. (Nguồn: Thanh Niên)

Ông đánh giá thế nào về mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045 của Việt Nam?

Việt Nam đã có sự phát triển kinh tế vượt bậc. Năm 1990, đất nước là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ người nghèo đã giảm từ khoảng 60% (năm 1990) xuống chỉ còn 4% (năm 2023). Sự phát triển vượt bậc này là nhờ cải cách kinh tế thị trường.

Bên cạnh những thành công nói trên, đất nước vẫn còn nhiều việc phải làm. Chỉ số tự do kinh tế năm do Quỹ Di sản (Heritage Foundation) nghiên cứu cho rằng, mặc dù có những nỗ lực cải cách liên tục nhưng khung pháp lý tại Việt Nam vẫn chưa hiệu quả.

Không xét đến yêu cầu về thuế tối thiểu toàn cầu, việc bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam vẫn khá tốn kém. Tuy nhiên, ổn định tiền tệ tại đất nước hình chứ S được duy trì tương đối tốt, nhưng áp lực lạm phát vẫn là vấn đề nên theo dõi.

Theo quan điểm của tôi, tương lai của Việt Nam sẽ tiếp tục tươi sáng nếu đất nước tiếp tục công cuộc cải cách kinh tế thị trường. Nếu Việt Nam thực hiện các cải cách thị trường tốt hơn nữa, đất nước có thể trở thành một trong những quốc gia phát triển hàng đầu ở châu Á.

"Câu chuyện tăng trưởng kỳ diệu" của Việt Nam chưa dừng lại

Báo cáo Dự báo triển vọng Kinh tế Toàn cầu quý IV/2023 của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và Oxford Economics cho rằng, dù có sự giảm tốc tăng trưởng trong năm 2023 và 2024 so với mức trung bình trước đại dịch là 7% nhưng "câu chuyện tăng trưởng kỳ diệu" của Việt Nam chưa dừng lại.

Báo cáo nêu rõ: “Trong bối cảnh đổi mới chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đã nổi lên như một 'người chiến thắng' quan trọng. Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa toàn cầu của quốc gia này được dự báo sẽ tiếp tục tăng tốc trong trung hạn”.

Việt Nam thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

Trang tin tức thị trường Yahoo!finance đăng tải bài viết cho biết, Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á nằm trong số 20 nước có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới trong 10 năm trở lại đây. Số liệu trong bài viết dựa trên nguồn số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Cụ thể, các nhà phân tích đã xem xét mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực sau khi điều chỉnh lạm phát, dựa vào dữ liệu trong giai đoạn 2012-2022 để tính mức tăng trưởng trung bình trong 10 năm qua.

Theo đó, với mức tăng trưởng GDP thực trung bình là 6,1% trong một thập niên trở lại đây, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Trong đó, ngành nông nghiệp của đất nước là trụ cột quan trọng của nền kinh tế, vừa đóng góp cho GDP, vừa tạo việc làm.

Phát huy động lực tăng trưởng từ 'cỗ xe' kinh tế Việt Nam, tạo tiền đề cho năm 2024

Phát huy động lực tăng trưởng từ 'cỗ xe' kinh tế Việt Nam, tạo tiền đề cho năm 2024

Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển đồng bộ các loại thị trường; gắn kết ...

Nền kinh tế Việt Nam đang hướng tới thịnh vượng

Nền kinh tế Việt Nam đang hướng tới thịnh vượng

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, vượt xa các nước trong khu vực, điều này thực sự đang mang đến cơ hội ...

Ngoại giao kinh tế tạo điều kiện để Việt Nam thu hút nhiều tập đoàn lớn

Ngoại giao kinh tế tạo điều kiện để Việt Nam thu hút nhiều tập đoàn lớn

Kinh tế Việt Nam có những bước tiến đáng ghi nhận từ năm 2021 - thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng XIII ...

Việt Nam tạo dựng vị thế mới trên bản đồ đầu tư thế giới

Việt Nam tạo dựng vị thế mới trên bản đồ đầu tư thế giới

Việt Nam đã thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) trong hơn 35 năm và trở thành điểm đến hấp dẫn cho ...

Việt Nam - Điểm sáng tăng trưởng ở Đông Nam Á

Việt Nam - Điểm sáng tăng trưởng ở Đông Nam Á

Bất chấp xu hướng suy giảm toàn cầu trong quý III/2023, các nền kinh tế Đông Nam Á vẫn ghi nhận các mức tăng trưởng ...

(thực hiện)