Từ Alaska tới Hà Nội: Một hành trình khám phá và kết nối

Một Phó giáo sư người Mỹ đã dành 5 năm để miệt mài cống hiến cho giáo dục cộng đồng tại những làng quê khó khăn, xa xôi nhất ở Việt Nam. Chắc hẳn ông phải có tình yêu thật tha thiết với mảnh đất hình chữ S này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Có những kết nối đặc biệt trong tâm hồn mà đôi khi chúng ta không thể lý giải được. Mặc dù Phó Giáo sư Shannon Gramse đã khám phá và đi qua nhiều miền đất để truyền cảm hứng cho rất nhiều giáo viên, học sinh - sinh viên nhưng Hà Nội vẫn để lại trong lòng ông những xúc cảm đặc biệt khó có thể tìm ở nơi nào khác.

Đón ông vào một ngày mùa Hạ đầy nắng, chúng tôi đã được lắng nghe nhiều hơn những chia sẻ về sự kết nối xuyên quốc gia, xuyên biên giới từ vị Phó giáo sư đáng kính.

PGS Shannon Gramse và chiếc nón lá sen. (Ảnh: Trần Đức Quyết)
Phó giáo sư Shannon Gramse và chiếc nón lá sen. (Ảnh: Trần Đức Quyết)

Ông đã có 5 năm khám phá và làm việc và đóng góp cho các hoạt động cộng đồng ở rất nhiều vùng đất, địa danh khác nhau trên đất nước Việt Nam và mùa Hè này ông trở lại với thủ đô Hà Nội. Vậy Hà Nội trong trái tim ông có ý nghĩa như thế nào và nơi đây có điểm gì đặc biệt và khác biệt so với những nơi ông từng đi qua?

Khác với chuyến thăm đầu tiên vào năm 2019, lần này tôi cảm nhận sâu sắc rằng Hà Nội chính là trái tim của Việt Nam. Những giá trị văn hóa mà tôi ngưỡng mộ nhất ở Việt Nam như tính cộng đồng, sự gắn kết, niềm lạc quan, tinh thần kiên cường và sự hào phóng hiện diện ở đây một cách phong phú. Gia đình tôi coi Thành phố Hồ Chí Minh là “ngôi nhà thứ hai” tại Việt Nam và chúng tôi cũng rất yêu thích nơi đó, nhưng tôi đặc biệt trân trọng lịch sử lâu đời và lòng tự tôn dân tộc mà Hà Nội mang lại.

Sau một ngày chúng tôi cùng nhau khám phá Hà Nội, tôi đã suy nghĩ nhiều về văn hóa và giao lưu văn hóa, đặc biệt là ý niệm rằng chúng ta chỉ thực sự hiểu được phong cách sống hay quê hương mình khi chia sẻ và so sánh với những nơi khác. Chúng tôi chìm đắm trong văn hóa như “cá gặp nước”, vì vậy rất dễ coi điều đó là hiển nhiên. Nhưng những hiểu biết mà trải nghiệm văn hóa mang lại không chỉ đến từ bên ngoài mà còn từ bên trong. Tôi nghĩ rằng, sau khi tìm hiểu những địa danh này và đưa chúng tôi đi tham quan, có lẽ bây giờ chính các bạn cũng nhìn Hà Nội theo một cách khác.

Shannon Gramse là Phó giáo sư môn Viết văn của trường Đại hoc Alaska Anchorage (UAA, bang Alaska, Mÿ). Ông là giảng viên tình nguyện của chương trình Ngôi nhà Trí tuệ, thuộc Viện học tập suốt đời.

Trong hơn 5 năm qua, ông và gia đình đã có nhiều đóng góp trong các hoạt động dạy học và giao lưu văn hoá, giáo dục cho hàng ngàn học sinh, sinh viên, giáo viên, người dân... thuộc hệ thống Ngôi nhà Trí tuệ trên khắp các miền quê của Việt Nam.

PGS Shannon Gramse cùng gia đình tham quan Hồ Hoàn Kiếm. (Ảnh: Trần Đức Quyết)
Gia đình Phó giáo sư Shannon Gramse và hai tác giả bài viết (bìa phải) tham quan Hồ Hoàn Kiếm. (Ảnh: Trần Đức Quyết)

Chắc hẳn Alaska và Hà Nội có nhiều nét văn hóa, đặc biệt là ẩm thực rất khác biệt. Ông thấy đâu là điểm thú vị nhất trong chuyến trải nghiệm vừa rồi?

Hà Nội và Alaska chắc chắn có các truyền thống ẩm thực rất phong phú và khác biệt. Hải sản Alaska được đánh giá cao trên toàn thế giới, nhưng nông nghiệp của chúng tôi bị hạn chế do mùa vụ ngắn. Hầu hết thực phẩm ở Alaska được nhập khẩu từ “Hoa Kỳ lục địa” vì vậy nó giống với các món ăn khác của Mỹ - vốn là sự pha trộn của các ẩm thực truyền thống từ khắp nơi trên thế giới. Bạn có thể tìm thấy một chiếc bánh mì hoặc bát phở ngon ở Anchorage, Alaska, nhưng sẽ phải trả giá gấp bốn lần so với ở Hà Nội.

Ở Việt Nam, tôi yêu thích tất cả các loại trái cây nhiệt đới và rau thơm tươi, những thứ mà chúng tôi khó có thể tìm thấy ở Alaska hoặc rất đắt đỏ mà phải qua một chuỗi cung ứng dài. Alaska có những món ăn truyền thống như cá hồi hun khói, bít tết nai sừng tấm và các loại quả mọng hoang dã, nhưng theo ý kiến của tôi, chúng không thể so sánh với sự đa dạng và tinh tế của ẩm thực Việt Nam.

Trong chuyến thăm gần đây của chúng tôi đến Hà Nội, chúng tôi đã ăn phở tại một quán gần hồ Hoàn Kiếm, nơi đã phục vụ món ăn này từ năm 1952. Chúng tôi đi qua một con hẻm nhỏ, được chào đón bởi gia đình đang nấu nước dùng sôi sùng sục, và sau đó đi lên cầu thang hẹp để đến một chiếc bàn trong không gian giống như nhà riêng. Bát phở thật tuyệt vời, nhưng không khí và niềm tự hào tôi được trải nghiệm đã làm cho nó trở nên đặc biệt hơn rất nhiều.

PGS Shannon Gramse cùng vợ là GS Sarah Kirk thưởng thức món phở Thìn Bờ Hồ.  (Ảnh: Trần Đức Quyết)
Khám phá ẩm thực Việt Nam, Phó giáo sư Shannon Gramse ca ngợi sự đa dạng và tinh tế của món ăn Việt Nam. Ông đã cùng vợ là Giáo sư Sarah Kirk thưởng thức món phở Thìn Bờ Hồ. (Ảnh: Trần Đức Quyết)

Được biết ông là giáo sư đã nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân ở Alaska và Việt Nam từ các quan điểm lịch sử, sinh thái và cá nhân. Khi tham quan Bảo tàng lịch sử quốc gia, ông ấn tượng điều và khoảnh khắc đó có ý nghĩa như thế nào?

Tôi luôn tôn trọng việc học hỏi lịch sử Việt Nam từ quan điểm của người Việt Nam. Gia đình tôi và tôi đã có cơ hội tìm hiểu và đối mặt với những thực tế mà các trường học và diễn ngôn quốc gia của Mỹ đơn giản là không thừa nhận. Vợ tôi đã khóc khi chúng tôi thăm triển lãm của Bảo tàng lịch sử quốc gia, cơ sở 2 có khu vực dành riêng giới thiệu về cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ. Ngược lại, có lẽ vì kết quả của cuộc chiến đó, người Mỹ dường như bị ám ảnh nhiều hơn về quá khứ đau buồn giữa hai nước so với những người Việt Nam mà tôi gặp.

Trong tinh thần cởi mở đó, tôi sẽ đề cập sự thú vị khi nhìn thấy các hiện vật tiền sử tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam, như công cụ bằng đá và thậm chí cả răng người từ 30.000 đến 40.000 năm trước, minh chứng rằng Việt Nam là một cái nôi của nền văn minh. Đất nước của các bạn còn nhiều điều thú vị hơn là chủ nghĩa thực dân và chiến tranh. Tôi ước nhiều người nước ngoài nhận ra điều đó hơn.

PGS Shannon Gramse suy ngẫm về những cuộc chiến khốc liệt Việt Nam đã trải qua.  (Ảnh: Trần Đức Quyết)
Tại Bảo tàng lịch sử quốc gia, Phó giáo sư Shannon Gramse suy ngẫm về những cuộc chiến khốc liệt Việt Nam đã trải qua. (Ảnh: Trần Đức Quyết)

Tôi tin rằng chính tình yêu và sự rung động trước vẻ đẹp của Hà Nội là nguồn cảm hứng để ông viết nên bài thơ rất hay về Hồ Hoàn Kiếm và truyền thuyết Lê Lợi trả gươm Rùa Thần 5 năm trước. Khi có cơ hội quay trở lại Hà Nội lần thứ 2, cảm xúc, tình yêu và góc nhìn của ông đối với Hà Nội có gì khác so với lần đầu không?

Sau khi tôi và gia đình lần đầu đến thăm Hà Nội vào năm 2019, tôi đã viết một bài thơ có tên là Eating ice cream beside the lake of the restored sword (Ăn kem bên hồ Hoàn Kiếm). Bài thơ kể về câu chuyện của vua Lê Lợi và thần Kim Quy, mở rộng truyền thuyết này đến hiện tại qua những con rùa thật, hiện đang được trưng bày ở đền Ngọc Sơn, đã ra đi vào năm 1967 và 2016. Tôi bị cuốn hút bởi sự kết hợp giữa thần thoại quốc gia, bảo tồn môi trường và sinh vật học bí ẩn. Trong bài thơ, tôi tự hỏi và hy vọng rằng có thể có những vị thần rùa khác đang ẩn nấp dưới đáy hồ, chờ đợi để xuất hiện khi đất nước cần. Hình ảnh cuối cùng hiện lên trong bài thơ là một không gian hào nhoáng trên bờ hồ khi mọi người thưởng thức kem và tận hưởng cuộc sống, nhưng ít người nhìn ra mặt nước tìm dấu hiệu của một cụ rùa khác. Nói cách khác, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng truyền thuyết đã phai mờ.

Sau 5 năm, trở lại hồ Hoàn Kiếm trong một chuyến tham quan đầy nhiệt huyết và bổ ích do hai bạn trẻ dẫn dắt, tôi thấy kết luận bài thơ của mình là khá ngây thơ với một góc nhìn đầy hoài nghi và thiếu hiểu biết về sự liên tục và bền vững của văn hóa. Nghĩ lại, tôi nhận ra điều tương tự về một số bài thơ tôi đã viết ở Việt Nam vào thời điểm đó. Đến giờ, tôi vẫn chưa biết nhiều. Song, khi ấy tôi thực sự chỉ là một du khách.

Điều thú vị về viết lách là cách nó tạo ra một biên niên ký về suy nghĩ và cảm xúc của một người vào thời điểm cụ thể. Ngẫm lại tác phẩm của mình sau này, tôi thấy bài thơ đã mở ra những hiểu biết sâu sắc về sự phát triển cá nhân và sự thay đổi trong quan điểm. Bên cạnh đó, văn chương cũng luôn yêu cầu sự phản tư, chúng ta luôn có thể quay lại và điều chỉnh quan điểm của mình cho phù hợp, tạo ra một chiếc “hộp thời gian” mới. Nhờ chuyến tham quan này, tôi hy vọng sẽ làm điều gì đó tương tự với những bài thơ về Hồ Hoàn Kiếm của mình.

PGS Shannon Gramse hào hứng miêu tả Hồ Hoàn Kiếm cùng nhóm bạn trẻ.  (Ảnh: Trần Đức Quyết)
Ông hào hứng miêu tả và kể chuyện về Hồ Hoàn Kiếm. (Ảnh: Trần Đức Quyết)

Nếu phải chọn 3 tính từ để đặc tả trọn vẹn nhất về Hà Nội trong tim mình, ông sẽ chọn 3 tính từ nào?

Cổ kính. Sôi động. Đa tầng.

“Cổ kính” vì Hà Nội có hơn 1.000 năm văn hiến. Đi dạo quanh thành phố, bạn có thể cảm nhận được hơi thở của thời gian như thấm sâu trong tâm hồn.

“Sôi động” vì Hà Nội tràn đầy sức sống, vô vàn khoảnh khắc sống động diễn ra khắp nơi trong một sự hòa quyện nhộn nhịp.

“Đa tầng” vì Hà Nội thật phức tạp. Tôi yêu những con phố cổ chật hẹp và tấp nập, chồng lên trên là những tòa nhà chọc trời lấp lánh và mạng lưới đường cao tốc và đường sắt hiện đại.

PGS Shannon Gramse trải nghiệm dệt vải tại cơ sở dệt lụa của nghệ nhân Triệu Văn Mão.  (Ảnh: Trần Đức Quyết)
Ông trải nghiệm dệt vải tại cơ sở dệt lụa của nghệ nhân Triệu Văn Mão. (Ảnh: Trần Đức Quyết)

Chúng tôi tin rằng trải nghiệm này tại Hà Nội đã để lại trong tâm hồn Phó Giáo sư Shannon và gia đình ông những ấn tượng không thể nào quên. Ông đã hẹn gặp lại chúng tôi một ngày ở quê hương ông - vùng đất hùng vĩ đầy cảm hứng Alaska, nơi Cực Bắc của nước Mỹ.

Có thể nói, trải nghiệm văn hoá là cầu nối giữa con người với con người, giữa trái tim với trái tim bất chấp khoảng cách địa lý. Chúng tôi suy ngẫm rất nhiều về cuộc hội ngộ mà mình may mắn có được với những con người xa lạ từ nửa kia của quả địa cầu, trên mảnh đất đã từng chứng kiến bao vết thương và cả vẻ đẹp của lịch sử, của chiều sâu ký ức và văn hoá này. Một điểm chạm ngỡ như ngắn ngủi nhưng có thể mở ra hành trình dài bất tận trong nhiều năm tháng về sau.

Những cuộc gặp gỡ như vậy đã góp phần làm phong phú thêm sự hiểu biết của chúng tôi về thế giới và về chính mình, khiến chúng tôi trân trọng sâu sắc hơn những nền văn hóa đa dạng đang định hình cộng đồng toàn cầu của chúng ta ngày nay. Lời hứa về một cuộc gặp gỡ trong tương lai tại Alaska là minh chứng cho sự gắn kết bền chặt được hình thành qua những cuộc gặp gỡ ý nghĩa như thế này, nhắc nhở chúng ta rằng tinh thần học hỏi, khám phá và tình yêu là thứ vượt qua mọi ranh giới địa lý.

PGS. Shannon ngắm nhìn cổ vật từ nền văn hóa Phù Nam. (Ảnh: Trần Đức Quyết)Đoàn mời GS.Sarah thẩm hương của trà Quốc tộ chi hương (trà cổ ướp hương sen Tây Hồ). (Ảnh: Trần Đức Quyết)PGS.Giáo sư Shannon và vợ ấn tượng với nón lá sen, sen tươi, các chế phẩm gốm sứ và không gian bày biện của người Hà Nội. (Ảnh: Trần Đức Quyết)Cảm xúc đặc biệt của GS.Sarah với chiếc khăn lụa từ làng lụa Vạn Phúc - Hà Nội. (Ảnh: Trần Đức Quyết)Sự giao hòa, gắn kết khi chúng tôi thưởng thức trà cổ Việt. (Ảnh: Trần Đức Quyết)

Một Đại sứ Khan và hành trình lan tỏa đam mê lập trình đến các em học sinh khắp mọi miền

Một Đại sứ Khan và hành trình lan tỏa đam mê lập trình đến các em học sinh khắp mọi miền

5 tiếng chênh lệch múi giờ và khoảng cách địa lý gần 10.000 km giữa Việt Nam tới Eswatini - một đất nước nhỏ bé ...

Hội nghị tập huấn Nâng cao năng lực học tập suốt đời cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị tập huấn Nâng cao năng lực học tập suốt đời cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Quảng Ninh

Sáng 16/4, tại TP Hạ Long, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn xây dựng ...

Lan tỏa văn hóa đọc: Sáng kiến ý nghĩa trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại tỉnh Nghệ An

Lan tỏa văn hóa đọc: Sáng kiến ý nghĩa trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại tỉnh Nghệ An

Chương trình tình nguyện viên ‘Tiếp sức mùa thi’ thông qua phát triển văn hoá đọc ở Nghệ An vừa qua đã khiến kỳ Tuyển ...

Tống Liên Anh: Khám phá thế giới để tìm ra chính mình

Tống Liên Anh: Khám phá thế giới để tìm ra chính mình

Dịch sách và dịch chuyển là hai hoạt động tưởng chừng như không liên quan, thậm chí đối ngược nhau về mặt tính chất. Tuy ...

Đọc thêm

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Việt Nam sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng giá trị tinh ...
Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây tuyết dày, mưa lớn, gió mạnh tại Anh và CH Ireland, khiến nhiều đường sá ngập và hàng chục nghìn người dân rơi vào cảnh mất điện.
Israel gửi thư đe dọa tấn công Iraq lên LHQ, Liên đoàn Arab ngay lập tức họp khẩn

Israel gửi thư đe dọa tấn công Iraq lên LHQ, Liên đoàn Arab ngay lập tức họp khẩn

Hội đồng Liên đoàn Arab dự kiến sẽ tổ chức phiên họp khẩn cấp vào ngày 24/11 theo yêu cầu của Iraq để thảo luận về bức thư được Israel ...
Cách tắt update Win 10 vĩnh viễn đơn giản và nhanh chóng

Cách tắt update Win 10 vĩnh viễn đơn giản và nhanh chóng

Nếu việc Windows 10 tự động cập nhật gây phiền toái, bạn có thể tắt cập nhật vĩnh viễn bằng phần mềm. Cách làm này đơn giản và hiệu quả ...
Trình duyệt Chrome trị giá bao nhiêu?

Trình duyệt Chrome trị giá bao nhiêu?

Theo tính toán của Bloomberg, trình duyệt Chrome của Google có giá trị từ 15 cho đến 20 tỷ USD.
Báo Mỹ dự báo EU khó tránh cuộc sụp đổ về năng lượng nếu thiếu khí đốt Nga

Báo Mỹ dự báo EU khó tránh cuộc sụp đổ về năng lượng nếu thiếu khí đốt Nga

Bloomberg đề cập cuộc khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra tại EU, cho rằng khi khối này đã bắt đầu gặp khó khăn trong việc cung cấp năng lượng.
Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, tổ chức lễ trao tặng sách cho trường tiểu học ở Lào.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây tuyết dày, mưa lớn, gió mạnh tại Anh và CH Ireland, khiến nhiều đường sá ngập và hàng chục nghìn người dân rơi vào cảnh mất điện.
Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Từ tháng 9 đến tháng 11 được coi là thời điểm 'nóng' của dịch bệnh sốt xuất huyết khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, mưa nhiều, muỗi vằn sinh sôi, phát triển.
'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

Ngày 23/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức Chương trình 'Sức mạnh Nhân đạo' 2024.
Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I vinh danh 9 nhà khoa học trẻ tiêu biểu

Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I vinh danh 9 nhà khoa học trẻ tiêu biểu

Tối 22/11 đã diễn ra lễ trao Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024, dành cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân ...
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Phiên bản di động