Từ câu chuyện trẻ trầm cảm: Cha mẹ cần hiểu 'giới hạn chịu đựng' của con

Nguyệt Anh
Từ thực trạng trẻ trầm cảm, thầy Vũ Khắc Ngọc (Chuyên gia giáo dục từ Hệ thống Giáo dục hocmai) cho rằng, mỗi đứa trẻ là một cá thể với những đặc điểm riêng biệt mà cha mẹ phải cố gắng hiểu con để ứng xử phù hợp chứ không thể phụ thuộc vào nhà trường, thầy cô.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giáo dục
Từ thực trạng trẻ trầm cảm dẫn đến những hành động bột phát, Chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc nêu quan điểm, cha mẹ phải nhận diện những thay đổi của con để ứng xử phù hợp.

Sau loạt bài liên quan đến vấn đề trẻ trầm cảm: "TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh: Tôi cũng từng rơi vào trầm cảm"; "Nhà báo Ngô Bá Lục: Đừng để chuyện học hành trở thành gánh nặng đối với trẻ"; TS. Vũ Thu Hương: "Trẻ trầm cảm, phụ huynh cũng cần được giải cứu", báo Thế giới & Việt Nam tiếp tục đăng tải bài phỏng vấn chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc về vấn đề này.

Theo ông, áp lực học tập của trẻ những năm gần đây có phải là vấn đề dẫn đến những rối loạn cảm xúc, khiến trẻ bị trầm cảm?

Trong ba năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trẻ phải trải học bằng hình thức online kéo dài. Theo quan sát của tôi thì trong thời gian học online, áp lực về kết quả, thành tích đối với trẻ hầu như không đáng kể.

Nhìn chung, các thầy cô và nhà trường đều có những điều chỉnh để yêu cầu cần đạt dành cho học trò trở nên đơn giản hơn, các bài thi và kiểm tra đều nhẹ nhàng hơn.

Bộ GD&ĐT cũng đã đưa ra các hướng dẫn về giảm tải chương trình và điều chỉnh hoạt động giảng dạy ngay từ đầu năm học để thích ứng với điều kiện học tập trực tuyến.

Áp lực học tập là một vấn đề phổ biến nhưng có phải nguyên nhân trực tiếp dẫn tới trầm cảm hay không thì phải xem xét trong từng trường hợp cụ thể, không nên quy chụp cho tất cả.

Việc trẻ phải học online trong thời gian dài cũng khiến cho các em đánh mất sự kết nối với thế giới thực, phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của các em?

Việc ngừng đến trường và phải học online kéo dài quá lâu rõ ràng đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về tâm lý ở trẻ, đặc biệt là đối với các bạn tuổi teen. Ở độ tuổi này, các em đang trong giai đoạn dễ bị rối loạn cảm xúc, chưa thực sự định hình được giá trị của bản thân và ý nghĩa cuộc sống.

Chính vì vậy, trẻ rất dễ có những thay đổi bất thường về cảm xúc, có thể bột phát thành hành động. Trong khi đó, trẻ cũng rất khó khăn trong giao tiếp, khó mở lòng với bố mẹ vì có khoảng cách về thế hệ, các quan điểm và suy nghĩ của trẻ và bố mẹ bị "vênh" nhau.

Trong điều kiện bình thường, khi gặp hạn chế trong giao tiếp với bố mẹ, trẻ thường sẽ tìm tới những “điểm tựa về tinh thần khác” mà trẻ cảm thấy tin tưởng như thầy cô, bạn bè để chia sẻ, tâm sự về những vướng mắc gặp phải trong cuộc sống.

Tuy nhiên, việc đóng cửa trường học kéo dài khiến cho mối kết nối này bị gián đoạn. Trẻ trở nên cô đơn, cảm thấy không còn chỗ dựa nào nếu có mâu thuẫn phát sinh. Trẻ dễ bị tổn thương tâm lý hơn, những sự bức bối, bất lực tích tụ trong thời gian dài rất dễ dẫn tới nguy cơ trầm cảm và bột phát thành hành động cực đoan như chúng ta đã thấy.

Từ kinh nghiệm dạy học và tư vấn cho trẻ trong nhiều năm qua, ông nhận thấy những lý do nào dẫn đến việc trẻ bị khủng hoảng tâm lý, thậm chí trầm cảm?

Cuộc sống vốn luôn sẵn có những mâu thuẫn tiềm tàng. Ở bất cứ thời điểm nào, trẻ cũng đều có thể đối mặt với các mâu thuẫn trong quan hệ với bố mẹ, với bạn bè, với thầy cô… Mâu thuẫn giữa bố mẹ trong gia đình cũng có tác động lớn đến tâm lý của trẻ.

Đối với trẻ mới lớn, còn có thể phát sinh thêm mâu thuẫn với bạn khác giới trong mối quan hệ yêu đương tuổi "ô mai". Ở lứa tuổi đặc biệt nhạy cảm này, bất cứ mâu thuẫn nào trong số đó mà nghiêm trọng, kéo dài và bế tắc trong giải quyết đều có thể là nguyên nhân dẫn tới trầm cảm ở trẻ.

Đó là trong điều kiện bình thường đã vậy. Covid-19 xảy ra, những bức bối về tâm lý càng trở nên trầm trọng hơn. Đại dịch khiến cho công việc, thu nhập và sự nghiệp kinh doanh của nhiều bố mẹ, thầy cô bị ảnh hưởng nặng nề, cộng thêm mối lo lắng về sức khỏe, chi phí tài chính cho việc thuốc thang, khám chữa bệnh tăng lên...

Thực trạng đó khiến mọi người trở nên dễ nóng giận, cáu gắt với nhau hơn và đôi khi còn có thể vô tình trút giận lên trẻ mà không hay. Sự ức chế lại thêm việc không thể chia sẻ, giải tỏa với bạn bè, thầy cô khi trường học đóng cửa, dễ khiến trẻ nảy sinh những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực và bị tích tụ, dồn nén lâu ngày.

Sự cần thiết của các chương trình tập huấn để giáo viên và học sinh nhận biết các dấu hiệu trầm cảm và khủng hoảng tâm lý để chăm sóc và can thiệp sớm?

Trước hết, phải thấy rằng ở Việt Nam hiện nay, vấn đề sức khỏe tâm lý dù là trẻ con hay người lớn đều chưa được coi trọng đúng mức, chưa được giải quyết một cách chuyên nghiệp.

Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã có các chương trình tập huấn giáo viên, có các hướng dẫn về phát hiện các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ và cách giải quyết. Nhưng thời lượng của các hoạt động đào tạo này còn nhỏ, hầu như các trường đều chưa có bộ phận hỗ trợ tâm lý học đường chuyên trách.

Trong điều kiện dạy học online, tương tác giữa thầy cô với học sinh bị hạn chế đi nhiều nên các thầy cô khó nhận biết các bất ổn tâm lý ở trẻ hơn so với học trực tiếp.

Từ câu chuyện trẻ trầm cảm: Cha mẹ phải cố gắng hiểu con để ứng xử phù hợp
Cha mẹ phải hiểu những 'giới hạn chịu đựng' của con. (Nguồn: Internet)

Theo ông, nguyên nhân sâu xa dẫn đến những vụ việc đau lòng có phải vì áp lực học tập, vì các em thiếu kỹ năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hay còn lý do nào khác nữa?

Như tôi đã nói ở trên, áp lực học tập là vấn đề phổ biến nhưng không phải nguyên nhân duy nhất khiến trẻ bị khủng hoạt tâm lý. Bất cứ mâu thuẫn nghiêm trọng kéo dài nào trong mối quan hệ của trẻ với những người xung quanh, dù vì lý do gì, cũng đều có thể dẫn tới trầm cảm.

Ngoài ra, cũng phải thấy rằng trầm cảm là một trạng thái bệnh lý dễ xảy ra trên nền cơ địa tâm lý của một số trẻ nhất định. Có những bạn chỉ cần thầy cô hoặc bố mẹ mắng vài câu thôi đã bật khóc, bị tổn thương, bị suy sụp. Nhưng cũng có những trẻ - sức chống chịu của các bạn với những ức chế tâm lý này tốt hơn nhiều.

Do đó, đây là câu chuyện mang tính cá biệt, cá nhân. Mỗi phụ huynh cần phải là người sâu sát nhất với con, hiểu con để nhận biết được những trục trặc tâm lý của con, hiểu được “giới hạn chịu đựng” của con để có cách thức ứng xử với trẻ cho tương xứng, phù hợp.

Là người ngoài cuộc, chúng ta không nên bình phẩm, phán xét nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tự tử của một trường hợp cụ thể. Những kết luận mang tính quy chụp như áp lực học tập, bố mẹ ép con học, chương trình giáo dục lạc hậu... là phiến diện và làm cho những người ở lại thêm tổn thương.

Rộng hơn, có cần thiết có một cuộc cải cách và chấn hưng giáo dục toàn diện mang tính khai phóng hay không, thưa ông?

Tôi không nghĩ việc đó là phù hợp trong thời điểm này. Chúng ta đang tìm cách áp đặt, quy chụp câu chuyện tự tử của một đứa trẻ với các vấn đề về giáo dục trong khi chưa có mối quan hệ nhân - quả rõ ràng nào.

Cá nhân tôi cho rằng, sự gia tăng các vụ tự tử ở trẻ trong thời gian gần đây là hệ quả của việc đóng cửa trường học kéo dài quá lâu. Đây là vấn đề đã được nhiều nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế như WHO, UNICEF, UNESCO nghiên cứu và kết luận.

Ông là người có đề xuất mở cửa trường học từ lâu, ngày 6/4 Hà Nội đã cho học sinh lớp 1-6 đến trường. Ông nghĩ gì về quyết định này?

Từ thời điểm tháng 9, tháng 10 năm ngoái, rất nhiều chuyên gia y tế đã khẳng định Hà Nội đủ an toàn để cho trẻ đi học lại. Khi đó, số ca mắc mới của thành phố chỉ vài tới vài chục ca mỗi ngày. Tính đến nay, chúng ta đã bỏ lỡ tới nửa năm.

Trong suốt thời gian đó, rất nhiều ẩn ức tâm lý ở trẻ đã xuất hiện và tích tụ. Việc liên tiếp xảy ra các vụ tự tử ở trẻ chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua rõ ràng là một hồi chuông báo động, có tính chất cảnh tỉnh, để người lớn choàng tỉnh và nhận ra, rõ ràng hơn hậu quả khủng khiếp của việc đóng cửa trường học kéo dài.

Hà Nội đã bắt đầu cho học sinh đi học lại từ ngày 6/4 nhưng những tổn thương tâm lý mà trẻ phải chịu đựng và tích tụ cả năm qua chắc chắn chưa thể tan biến ngay lập tức.

Các thầy cô và nhà trường cần phải nhận thức rõ vấn đề này. Trong những ngày đầu các con đi học trở lại, xin đừng vội đặt nặng vấn đề giảng dạy kiến thức, kiểm tra, đánh giá, thi cử. Chúng ta cần phải dành thời gian để tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, tìm cách kết nối trẻ trở lại với các mối quan hệ lành mạnh trong trường học.

Khi trẻ tìm lại được niềm vui khi tới trường, niềm vui trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, trường lớp thì những ức chế tâm lý đã tích tụ trước đây mới dần tan biến được.

Xin cảm ơn ông!

Trẻ trầm cảm, phụ huynh cũng cần được 'giải cứu'

Trẻ trầm cảm, phụ huynh cũng cần được 'giải cứu'

Trẻ áp lực học tập dẫn đến trầm cảm và có những suy nghĩ tiêu cực, hành động dại dột không phải là câu chuyện ...

Nhà báo Ngô Bá Lục: Đừng để chuyện học hành trở thành gánh nặng đối với trẻ

Nhà báo Ngô Bá Lục: Đừng để chuyện học hành trở thành gánh nặng đối với trẻ

Chia sẻ với Báo Thế giới & Việt Nam, nhà báo Ngô Bá Lục nêu quan điểm, nếu áp lực trở thành gánh nặng khiến ...

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Đọc thêm

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã là chuyến công tác thiện nguyện đến trường tiểu học dành cho học sinh nữ tại Bentiu, bang Unity, Nam Sudan.
Thêm 1 ngân hàng Mỹ phá sản, thị trường tài chính toàn cầu 'căng như dây đàn'

Thêm 1 ngân hàng Mỹ phá sản, thị trường tài chính toàn cầu 'căng như dây đàn'

Ngân hàng Republic First Bank vừa trở thành ngân hàng đầu tiên tại Mỹ phá sản trong năm 2024 làm gia tăng sức ép lên thị trường tài chính toàn ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/4 và sáng 30/4: Lịch thi đấu La Liga - Barca vs Valencia; bán kết U23 châu Á 2024 - U23 Indonesia và U23 Uzbekistan

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/4 và sáng 30/4: Lịch thi đấu La Liga - Barca vs Valencia; bán kết U23 châu Á 2024 - U23 Indonesia và U23 Uzbekistan

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/4 và sáng 30/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Thanh Hóa vs Hải Phòng; Serie A vòng 34 - ...
Núi lửa phun trào ở Đông Indonesia, chính quyền phát cảnh báo

Núi lửa phun trào ở Đông Indonesia, chính quyền phát cảnh báo

Sáng 28/4, núi lửa Ibu ở miền Đông Indonesia đã phun trào, khiến nhà chức trách khuyến cáo người dân tránh xa khu vực.
Nắng nóng 43 độ, Campuchia kêu gọi người dân tránh ra ngoài

Nắng nóng 43 độ, Campuchia kêu gọi người dân tránh ra ngoài

Bộ Y tế Campuchia kêu gọi người dân giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời vì nhiệt độ có thể lên tới 43 độ C.
Lịch tổ chức viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2024

Lịch tổ chức viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2024

Lễ 30/4, 1/5/2024, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ nhân dân vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh các ngày 27/4, 28/4, 30/4 và 1/5.
Châu Á oằn mình trong nắng nóng kỷ lục

Châu Á oằn mình trong nắng nóng kỷ lục

Nhiệt độ cao kỷ lục bao trùm Philippines, Thái Lan, Bangladesh và Ấn Độ do El Nino, khiến mùa nóng năm nay trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết.
Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Ngày 26/4 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ người dân vùng chịu ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh Cà Mau, Long An, Tiền Giang và Bến Tre.
Tổng lãnh sự nhiều nước tại TP. Hồ Chí Minh hào hứng tham quan, trải nghiệm chuyến tàu metro số 1 chạy thử

Tổng lãnh sự nhiều nước tại TP. Hồ Chí Minh hào hứng tham quan, trải nghiệm chuyến tàu metro số 1 chạy thử

Tuyến metro số 1 TP. Hồ Chí Minh tổ chức buổi chạy thử nghiệm tự động với những vị khách đặc biệt là Tổng lãnh sự nhiều nước ở TP. Hồ Chí Minh.
Số ca nhiễm bệnh sởi trên toàn cầu tăng gấp đôi trong 1 năm

Số ca nhiễm bệnh sởi trên toàn cầu tăng gấp đôi trong 1 năm

Số ca mắc sởi trên toàn thế giới đã tăng gần gấp đôi từ năm 2022 đến năm 2023, đặt ra thách thức đối với nỗ lực đạt được ở nhiều nước.
Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Manjusha Agarwal, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai Ấn Độ chia sẻ một số cách để đánh bại nắng nóng trong mùa Hè này.
WHO nói gì về nguy cơ lây cúm gia cầm khi uống sữa bò tươi chưa qua xử lý?

WHO nói gì về nguy cơ lây cúm gia cầm khi uống sữa bò tươi chưa qua xử lý?

Trong bối cảnh một số bang ở Mỹ ghi nhận cúm gia cầm xuất hiện trong đàn bò sữa, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo cảnh giác về nguy cơ này.
Giảm cân nhanh, an toàn cùng 5 thực phẩm tự nhiên 0 calo

Giảm cân nhanh, an toàn cùng 5 thực phẩm tự nhiên 0 calo

Bổ sung các thực phẩm 0 calo giúp tăng tốc độ tiêu hao năng lượng, đẩy nhanh hiệu quả giảm cân, giảm mỡ bụng.
Tự kiểm tra cân nặng mỗi sáng giúp tránh tăng cân trong kỳ nghỉ lễ

Tự kiểm tra cân nặng mỗi sáng giúp tránh tăng cân trong kỳ nghỉ lễ

Nghiên cứu khoa học chỉ ra thói quen tự kiểm tra cân nặng mỗi sáng giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện ngay, tránh tăng cân.
Hà Nội ghi nhận thêm gần 200 ca mắc tay chân miệng, phòng bệnh cho trẻ thế nào?

Hà Nội ghi nhận thêm gần 200 ca mắc tay chân miệng, phòng bệnh cho trẻ thế nào?

Từ ngày 12 - 19/4/2024, Hà Nội ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
XSMN 28/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật ngày 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4/2024. xổ số ngày 28 tháng 4

XSMN 28/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật ngày 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4/2024. xổ số ngày 28 tháng 4

XSMN 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 28/4/2024. xổ số miền Nam chủ nhật. SXMN 28/4. xổ số hôm nay 28/4. xổ số ngày 28 tháng 4.
Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 28/4 - Vietlott Mega 6/45 28/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 28/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4 - trực tiếp xổ số miền Trung 28/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung chủ nhật. xổ số hôm nay 28/4. SXMT 28/4
XSMB 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 28/4/2024. dự đoán XSMB 28/4/2024

XSMB 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 28/4/2024. dự đoán XSMB 28/4/2024

XSMB 28/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 28/4/2024. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số hôm nay 28/4. dự đoán xổ số miền bắc chủ nhật. SXMB 28/4. ...
XSMN 27/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4/2024. xổ số ngày 27 tháng 4

XSMN 27/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4/2024. xổ số ngày 27 tháng 4

XSMN 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 27/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 27 tháng 4. XSMN thứ 7. xổ số hôm nay 27/4. SXMN 27/4.
XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 27/4/2024. Kết quả xổ số ngày 6 tháng 4. xổ số miền Trung thứ 7. SXMT 27/4
Phiên bản di động