Tự hào dân tộc và hoài bão doanh nhân sẽ tạo nên sự khác biệt

Tiến sỹ Đoàn Duy Khương
Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN
TGVN. Kỳ vọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm Tân Sửu và một định hướng tích cực hoàn thiện thể chế của Chính phủ trong những năm sắp tới đã thúc đẩy mạnh mẽ hoài bão sản xuất kinh doanh của cộng đồng Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Dự báo kinh tế năm 2021 và định hướng cho giai đoạn 2021-2025

Theo số liệu của các tổ chức nghiên cứu kinh tế trên thế giới, do tác động của đại dịch, tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2020 giảm khoảng từ 5 đến 7% so với mức độ tăng trưởng trung bình của kinh tế thế giới trong các năm trước và kinh tế thế giới cần thời gian ít nhất từ 2 đến 3 năm để khôi phục được nhịp độ tăng trưởng ở thời trước khi dịch bệnh bùng phát và lây lan. Những nền kinh tế lâu nay chưa giải quyết được các vấn đề và bất cập mang tính cơ cấu cũng như phụ thuộc nhiều nhất vào ngành dịch vụ thì đều bị ảnh hưởng tiêu cực nặng nề nhất.

Theo hãng thông tấn Nhật Bản Nikkei ngày 29/12/2020 tổng hợp các dự báo về GDP thực tế theo từng quốc gia ở Đông Nam Á của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lấy số liệu năm 2019 là mốc 100. Kết quả cho thấy, Việt Nam cùng với Indonesia và Malaysia đều đạt điểm trên 100 cho năm 2021, có nghĩa là nền kinh tế của 3 nước Đông Nam Á sẽ tăng trưởng trong năm 2021 đạt mức cao hơn so với trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Việt Nam được dự báo dẫn đầu nhóm 6 nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan, với chỉ số tăng trưởng được dự báo là 108,4. S&P Global dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 10,9% theo giá trị thực vào năm 2021, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Á - Thái Bình Dương, sau khi tăng 2,91% trong năm 2020.

Năm 2021 là năm đầu tiên chúng ta thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021-2025. Chính phủ đã đề ra những định hướng phát triển kinh tế và doanh nghiệp quan trọng như: Hoàn thiện thể chế, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số. Đẩy nhanh xây dựng khung chính sách, pháp luật đối với xây dựng chính quyền điện tử hướng tới Chính phủ số. Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng. Xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ cao, kinh tế hộ gia đình.

Bên cạnh đó, cần khai thác hiệu quả thị trường trong nước, các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc xung đột thương mại đến xuất khẩu. Thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao; xanh, sạch, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ. Tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng cả về quy mô, chất lượng; hỗ trợ chuyển đổi hộ sản xuất, kinh doanh thành doanh nghiệp...

Phó Chủ tịch VCCI: Cùng đi chúng ta sẽ tiến rất xa

Phó Chủ tịch VCCI: Cùng đi chúng ta sẽ tiến rất xa

Nhân kỷ niệm 16 năm ngày Doanh nhân Việt Nam, Tiến sỹ Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng tư vấn ...

Tự hào dân tộc và hoài bão doanh nhân sẽ tạo nên sự khác biệt

Một câu hỏi được đặt ra là: Với vai trò là một trong ba chủ thể của một nền kinh tế thị trường, lực lượng doanh nhân sẽ đóng vai trò như thế nào trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trong một đất nước giàu truyền thống tự tôn dân tộc như Việt Nam?

Sự kỳ vọng vào phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm Tân Sửu và một định hướng tích cực hoàn thiện thể chế của Chính phủ trong những năm sắp tới đã thúc đẩy mạnh mẽ hoài bão sản xuất kinh doanh của cộng đồng Việt Nam. Đây sẽ là những động lực mạnh mẽ của nền kinh tế sau thời kỳ suy thoái do đại dịch Covid 19.

Có thể nói, chưa bao giờ người ta lại nhắc nhiều đến sự đóng góp của cách mạng 4.0 và công nghệ số vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong tương lai như ngày nay. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là lực lượng doanh nhân luôn luôn là lực lượng tiên phong của các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới ngay từ những ngày đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX và nó gắn liền với các tên tuổi doanh nhân nổi tiếng trong các ngành công nghiệp ở Anh, sau đó lan tỏa sang nhiều ngành sản xuất khác và tới nhiều nước khác, trước hết là Mỹ, các nước châu Âu và Nhật Bản.

Mở đầu cuộc cách mạng này, nền sản xuất hàng hóa trong ngành dệt ban đầu dựa trên công nghệ thủ công giản đơn, quy mô nhỏ, lao động chân tay chuyển sang sử dụng các phương tiện cơ khí và máy móc trên quy mô lớn nhờ áp dụng các sáng chế kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp.

Tại châu Á, ở đất nước Mặt trời mọc, Toyoda Sakichi thường được nhắc đến như là nhà sáng lập của tập đoàn Toyota cũng như cha đẻ cuộc cách mạng công nghiệp Nhật Bản trong thời gian nước này trải qua thời kỳ lịch sử khó khăn nhất. Trong hồi ký của mình, Toyoda Sakichi kể lại, động lực chính để ông làm nên lịch sử đóng góp cho việc Nhật Bản ngày nay trở thành cường quốc kinh tế thứ ba thế giới là hình ảnh người mẹ quá vất vả bên chiếc khung dệt thô sơ.

Sau này, ông còn kể rằng một động lực nữa không kém quan trọng đã thúc đẩy sự sáng tạo của ông là lòng tự ái dân tộc. Bởi vì thời kỳ Sakichi Toyoda đang sống, làn sóng công nghiệp hoá, cơ khí hoá rất mạnh mẽ.

Thế nhưng trong một lần được dự hội chợ triển lãm ở Nhật Bản, Sakichi Toyoda không hề thấy một máy móc nào do người Nhật Bản phát minh được trưng bày. Mặc dù không được học hành nhiều, nhưng trong đầu Sakichi Toyoda đã xuất hiện ý nghĩ không chấp nhận thực trạng đó và nung nấu ý thức người Nhật Bản cũng sẽ phát minh ra được nhiều thứ. Và chiếc máy dệt đầu tiên do Sakichi Toyoda nghĩ ra đã chứng minh điều đó.

Cũng như Nhật Bản, yêu nước là truyền thống nổi bật trong hệ giá trị của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy là mẫu số chung, là nguồn lực nội sinh của cộng đồng dân tộc. Lòng yêu nước của người Việt Nam không chỉ là tư tưởng, tình cảm mà đã trở thành triết lý, là chủ nghĩa yêu nước, là ý chí, khí phách, quyết tâm và hành động của mỗi con người. Ngay cả trong cộng đồng ASEAN cũng có một nhận định chung là nếu nói về lòng tự hào dân tộc trong khu vực thì không nước nào hơn Việt Nam trong việc bảo vệ màu cờ, sắc áo...

Về truyền thống yêu nước của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Tinh thần yêu nước, yêu gia đình, yêu giống nòi của người Việt Nam cũng được thể hiện ngay trong những ngày chống dịch Covid-19. Với tinh thần “không bỏ lại ai ở phía sau” nên ai cũng được quan tâm, chăm sóc. Những lúc hoạn nạn mới thấy hai tiếng “đồng bào” mang ý nghĩa thiêng liêng và lớn lao đến thế. Những người con ở xa Tổ quốc không những muốn về với đất mẹ để được che chở, bao dung, để được sẻ chia đùm bọc mà còn sẵn sàng giúp đỡ đất nước. Yêu nước là phẩm chất quan trọng nhất của một công dân chân chính.

Theo báo cáo Thương hiệu Quốc gia năm 2020 (Nation Brands 2020) của hãng định giá thương hiệu Anh Brand Finance, Việt Nam nổi lên là "thiên đường" sản xuất mới tại Đông Nam Á và có giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh nhất thế giới trong năm 2020, đi ngược xu hướng sụt giảm trên toàn cầu do đại dịch Covid-19.

Hãng định giá thương hiệu của Anh nhận định giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng 29% so với năm ngoái, lên tới 319 tỷ USD. Nhờ đó Việt Nam đã tăng hạng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới.

nhieu-chinh-dang-danh-gia-cao-ket-qua-chong-dich-covid-19-cua-viet-nam-1
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Là một trong ba chủ thể chính của nền kinh tế thị trường, các doanh nhân Việt Nam cần chủ động nâng cao nhận thức để có thể đặt lòng yêu nước truyền thống và hoài bão kinh doanh của mình trong những thách thức và cơ hội của đất nước hiện nay.

Đó là sự kéo dài chưa có hồi kết của đại dịch Covid 19 và căng thẳng thương mại của các cường quốc kinh tế.

Đó là Cách mạng công nghiệp 4.0 với những cơ hội to lớn chuyển đổi mô hình doanh nghiệp cạnh tranh hơn trong cả 3 lĩnh vực doanh nghiệp: sản xuất, kinh doanh và tài chính.

Đó là tăng cường chặt chẽ hợp tác ASEAN và Biển Đông làm cơ sở cho sự hợp tác kinh tế song phương và đa phương bền vững vì thị trường 650 triệu người ASEAN lớn thứ ba thế giới và Biển Đông mang tầm chiến lược kinh tế và an ninh to lớn. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông với lượng thương mại trị giá gần 5,5 nghìn tỷ USD mỗi năm.

Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore và cả Trung Quốc. Khu vực này cũng là nền tảng cơ bản của nghề thủy sản sinh lợi, rất quan trọng đối với an ninh lương thực của hàng trăm triệu người ở Đông Nam Á. Ở đây có dự trữ dầu khí khổng lồ được cho là nằm dưới đáy biển (Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng).

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, cả nước có trên 100.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng trên gần 20% so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm Tân Sửu và thời gian tới, chắc chắn chúng ta sẽ còn phải vượt qua nhiều thách thức, khó khăn. Tuy nhiên, cùng với sự định hướng phát triển kinh tế và doanh nghiệp của Chính phủ cũng như sự phát triển mạnh mẽ thị trường, doanh nhân Việt Nam với ý chí phát huy tối đa hoài bão sản xuất kinh doanh và lòng tự tôn dân tộc của mình sẽ chủ động không chỉ hiện thực hoá kỳ vọng tăng trưởng cao của các dự báo kinh tế mà còn đem lại sự khác biệt thông qua việc trưng bày ngày một nhiều hơn sản phẩm Việt tại những cuộc triển lãm hàng công nghiệp trong và ngoài nước ngay năm “Trâu vàng” và những năm sắp tới trong thời đại công nghệ số.

TIN LIÊN QUAN
Đại hội XIII của Đảng: Đại đoàn kết toàn dân tộc tạo nguồn sức mạnh, lập nên nhiều kỳ tích
Những dấu ấn của công tác đối ngoại trong 35 năm đổi mới: Đồng hành cùng dân tộc, phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân
Khi doanh nhân kiều bào là ‘Đại sứ’
Những kỳ tích thổi bùng tự hào dân tộc
Đi lên từ lòng tự hào dân tộc

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

SUV thuần điện Range Rover Electric chính thức lộ diện

SUV thuần điện Range Rover Electric chính thức lộ diện

Range Rover Electric là mẫu SUV hạng sang thuần điện đang được hãng cho chạy thử trong điều kiện khắc nghiệt với nhiệt độ xuống - 40 độ C ở ...
Mách bạn cách khắc phục lỗi AirPods không kết nối được với iPhone

Mách bạn cách khắc phục lỗi AirPods không kết nối được với iPhone

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho AirPods không kết nối được với iPhone và cách khắc phục lỗi này cũng sẽ khác nhau. Bài viết hôm nay sẽ mách ...
Lan toả giá trị cà phê hữu cơ Việt Nam ra thế giới

Lan toả giá trị cà phê hữu cơ Việt Nam ra thế giới

Với hoài bão, khát vọng nâng tầm giá trị hạt cà phê Việt, cùng tinh thần, trách nhiệm với xã hội, Công ty TNHH SX&TM Vương Thành Công quyết tâm ...
Cách chặn cuộc gọi rác trên My MobiFone để tránh bị làm phiền

Cách chặn cuộc gọi rác trên My MobiFone để tránh bị làm phiền

Ứng dụng My MobiFone sẽ giúp bạn quản lí chi tiêu, tiền cước, dữ liệu data,.... một cách đơn giản và thuận tiện nhất ngay trên điện thoại. Ngoài ra, ...
Thông tin mới về AI trên hệ điều hành iOS 18

Thông tin mới về AI trên hệ điều hành iOS 18

Hệ điều hành iOS 18 sẽ được Apple công bố chính thức tại sự kiện WWDC 2024 diễn ra vào tháng 6, hứa hẹn sẽ sở hữu nhiều nâng cấp ...
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

Ngày 25/4, Phái đoàn Anh tại ASEAN và Ban Thư ký ASEAN đã khởi động Chương trình Hội nhập Kinh tế ASEAN - Anh (EIP) tại Jakarta, Indonesia.
Tài sản Nga bị phong tỏa: Mỹ nêu 'bước đi mang tính xây dựng'; Moscow tuyên bố sẽ đáp trả về kinh tế và chính trị

Tài sản Nga bị phong tỏa: Mỹ nêu 'bước đi mang tính xây dựng'; Moscow tuyên bố sẽ đáp trả về kinh tế và chính trị

Nga có thể xem xét hạ cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ nếu Washington thực hiện kế hoạch tịch thu tài sản Moscow đang bị phong tỏa.
Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Dầu Nga đang được bán cho các nước đồng minh với Moscow để chế biến, trước khi xuất khẩu sang Anh.
Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

GDP của nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,6% trong quý I/2024, trong khi tốc độ tăng trưởng của quý trước đó là 3,4%.
Đức: Đầu tàu kinh tế ốm yếu của châu Âu đang trở lại ‘lợi hại hơn xưa’?

Đức: Đầu tàu kinh tế ốm yếu của châu Âu đang trở lại ‘lợi hại hơn xưa’?

Nền kinh tế ốm yếu của châu Âu có thật đang trên đường phục hồi như kỳ vọng của Đức?
Mỹ tiếp tục trừng phạt thực thể và cá nhân liên quan việc bán bí mật UAV cho Iran

Mỹ tiếp tục trừng phạt thực thể và cá nhân liên quan việc bán bí mật UAV cho Iran

Mỹ trừng phạt các cá nhân và thực thể đã tham gia hỗ trợ và hậu thuẫn tài chính cho các hoạt động bán UAV cho quân đội Iran.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động