TIN LIÊN QUAN | |
Chứng khoán Mỹ lần đầu tăng điểm sau 50 năm | |
Ông Trump “đại náo” thị trường chứng khoán |
Khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, thị trường chứng khoán nước này đã tăng điểm một cách ấn tượng. Theo trang Project-Syndicate ngày 2/2, ban đầu, các nhà đầu tư vui mừng trước những lời hứa hẹn của ông Trump về các gói kích thích tài chính, bãi bỏ các quy định về năng lượng, dịch vụ y tế và tài chính cũng như cắt giảm mạnh các loại thuế doanh nghiệp, cá nhân, bất động sản và thuế thu nhập. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu chính sách kinh tế sắp tới của ông Trump có duy trì được đà tăng đối với giá trị cổ phiếu hay không?
Không có gì ngạc nhiên khi các doanh nghiệp và nhà đầu tư cảm thấy vui mừng. Các chính sách kinh tế truyền thống của phe Cộng hòa chủ yếu mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và những người giàu có và hầu như không giúp tạo thêm việc làm hay tăng thu nhập cho tầng lớp người lao động thông thường. Theo Trung tâm Chính sách về thuế của Mỹ, gần như một nửa những lợi ích từ những chính sách cắt giảm thuế mà ông Trump đề xuất sẽ rơi vào 1% số người thu nhập cao nhất.
Ảnh minh họa. (Nguồn: financialjuneteenth) |
Tuy nhiên, niềm vui của khối doanh nghiệp sẽ sớm nhường chỗ cho nỗi sợ hãi nguyên thủy: đà tăng của thị trường sẽ sớm chấm dứt và "tuần trăng mật" của ông Trump với các nhà đầu tư có thể kết thúc. 6 nguyên nhân giải thích cho điều này như sau:
1. Các gói kích thích kinh tế có thể khiến tỷ lệ lãi suất dài hạn tăng cao hơn
Những dự đoán về các gói kích thích kinh tế có thể giúp thúc đẩy thị trường chứng khoán, nhưng điều đó cũng khiến tỷ lệ lãi suất dài hạn tăng cao hơn, tác động tiêu cực tới việc chi tiêu và những lĩnh vực nhạy cảm với tỷ lệ lãi suất như bất động sản. Trong khi đó, đồng USD mạnh hơn sẽ phá hủy thêm nhiều việc làm.
Ông Trump có thể giúp giữ 1.000 việc làm tại Indiana bằng cách ép buộc và dỗ dành hãng sản xuất điều hòa Carrier nhưng đồng USD tăng giá có thể khiến gần 400.000 việc làm trong ngành chế tạo bị mất. Thêm vào đó, các gói kích cầu tài chính của ông Trump có thể lớn hơn nhiều so với nhu cầu hiện tại của thị trường.
Giống như Tổng thống Ronald Reagan và Tổng thống George W. Bush, các tổng thống thuộc đảng Cộng hòa hiếm khi có thể cưỡng lại cám dỗ từ việc cắt giảm thuế doanh nghiệp, thu nhập và các loại thuế khác, ngay cả khi họ không có cách nào để bù đắp cho nguồn thu bị thiếu cũng như không có ý định cắt giảm chi tiêu. Nếu điều này xảy ra lần nữa dưới thời ông Trump, thâm hụt ngân sách sẽ làm tăng hơn nữa tỷ lệ lãi suất và đồng USD, khiến nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng về lâu dài.
2. “Bóng ma” lạm phát
Việc này khiến các nhà đầu tư bớt hân hoan là "bóng ma" lạm phát. Khi nền kinh tế Mỹ gần đạt tới mức đầy đủ việc làm, các chính sách kích thích tài chính sẽ làm tăng lạm phát hơn là giúp tăng trưởng kinh tế. Lạm phát sẽ buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất sớm hơn và nhanh hơn, khiến tỷ lệ lãi suất dài hạn và giá trị của đồng USD tăng cao hơn nữa.
3. Chính sách thắt chặt tiền tệ
Liệu chính sách kinh tế sắp tới của ông Trump có duy trì được đà tăng đối với giá trị cổ phiếu hay không? (Nguồn: financemagnates) |
Sự kết hợp không mong muốn giữa chính sách nới lỏng tài chính quá mức và chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ khiến các điều kiện tài chính thêm thắt chặt, làm ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động thuộc tầng lớp bình dân và tác động tiêu cực tới triển vọng việc làm. Chính quyền vốn mang tính bảo hộ của ông Trump lúc đó sẽ phải theo đuổi các biện pháp mang tính bảo hộ cao hơn nhằm duy trì sự ủng hộ của người lao động, qua đó càng làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế và giảm bớt lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nếu ông Trump thực hiện chính sách bảo hộ quá mức, ông sẽ châm ngòi cho các cuộc chiến thương mại. Các đối tác thương mại của Mỹ sẽ không có nhiều lựa chọn ngoài việc đáp trả các hạn chế nhập khẩu của Mỹ bằng cách áp đặt các loại thuế quan của riêng họ với các sản phẩm xuất khẩu của Mỹ.
Việc ăn miếng trả miếng này sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, phá hủy các nền kinh tế và thị trường ở khắp nơi trên thế giới. Điều này khiến chúng ta nhớ lại việc Đạo luật thuế quan Smoot-Hawley của Mỹ vào năm 1930 đã châm ngòi cho các cuộc chiến thương mại toàn cầu, làm trầm trọng thêm cuộc Đại suy thoái.
4. Vượt qua chủ nghĩa bảo hộ truyền thống
Những hành động của ông Trump cho thấy chính sách can thiệp kinh tế của Chính quyền Mỹ sẽ vượt qua chủ nghĩa bảo hộ truyền thống. Ông Trump đã cho thấy mong muốn nhắm tới các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của các doanh nghiệp Mỹ với việc đe dọa áp đặt thuế nhập khẩu, hạn chế nhập cư (khiến các doanh nghiêp khó thu hút nhân tài hơn). Nhà kinh tế nhận giải Nobel Edmund S. Phelps đã miêu tả chính sách can thiệp trực tiếp của ông Trump vào khối doanh nghiệp giống như dưới thời phát xít Đức và Italy.
5. Gây lo ngại cho thị trường toàn cầu
Thứ năm, ông Trump tỏ ra nghi ngờ các đồng minh, cải thiện quan hệ với các đối thủ như Nga và tỏ ra thù địch với các cường quốc như Trung Quốc. Chính sách đối ngoại thất thường của ông này đang gây lo ngại đối với các nhà lãnh đạo thế giới, các doanh nghiệp đa quốc gia và thị trường toàn cầu nói chung.
6. Các biện pháp kiểm soát thiệt hại chỉ khiến vấn đề trầm trọng hơn.
Theo phân tích của các nhà nghiên cứu kinh tế, ông và các trợ lý đã đưa ra các tuyên bố bằng lời nói nhằm làm suy yếu đồng USD. Tuy nhiên, lời nói không có nhiều ý nghĩa và những phát ngôn này chỉ có tác dụng tạm thời. Điều đó có nghĩa là ông Trump có thể tiếp cận một cách triệt để và không chính thống hơn.
Trong chiến dịch tranh cử, ông phê phán Fed vì quá cẩn trọng, dẫn tới kiểu "nền kinh tế lừa dối". Tuy nhiên, lúc này ông lại muốn bổ nhiệm những thành viên mới, những người thậm chí còn cẩn trọng và phụ thuộc nhiều hơn, vào Ban điều hành Fed nhằm tăng nguồn tín dụng cho khu vực tư nhân.
Nếu biện pháp này thất bại, ông Trump có thể đơn phương can thiệp nhằm làm suy yếu đồng USD, hay áp đặt việc kiểm soát vốn nhằm hạn chế vòng luân chuyển vốn khiến đồng USD mạnh lên. Thị trường đã trở nên thận trọng; tình trạng hoảng loạn toàn diện có thể xảy ra nếu chủ nghĩa bảo hộ cộng với chính sách tiền tệ liều lĩnh và bị chính trị hóa dẫn tới các cuộc chiến thương mại, tiền tệ và kiểm soát vốn.
Chắc chắn là những kỳ vọng về các gói kích thích kinh tế, cắt giảm thuế và giảm bớt các quy định có thể vẫn thúc đẩy nền kinh tế và hoạt động của thị trường trong ngắn hạn. Tuy nhiên, sự chao đảo của thị trường tài chính kể từ khi ông Trump tuyên thệ tổng thống cho thấy những chính sách mâu thuẫn, thất thường của ông Trump về lâu dài sẽ tác động tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước Mỹ và toàn thế giới.
Ông Trump “đại náo” thị trường chứng khoán Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đang dần quen với chuyện thị trường lên xuống theo phát ngôn của Tổng thống ... |
S&P 500 tiến gần mức kỷ lục mọi thời đại Ngày 8/6, chỉ số S&P 500 đã tiến đến sát mức kỷ lục mọi thời đại - mức 2.130,82 điểm - đạt được hôm 22/5/2015. |
Kết thúc một tuần ảm đạm của chứng khoán thế giới Kết thúc phiên giao dịch thứ hai của tháng 10 (vào rạng sáng nay, 3.10, giờ VN), thị trường chứng khoán Mỹ lại tiếp tục ... |