TIN LIÊN QUAN | |
Quan hệ thương mại Mỹ - Canada phát sinh căng thẳng mới | |
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Cuộc chiến sẽ không có ai thắng |
Theo bài viết, khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 2 vừa qua, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí sắp xếp một cuộc đối thoại kinh tế song phương do Phó Tổng thống Mỹ Michael Pence và Phó Thủ tướng Nhật Bản kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso chủ trì.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. |
Cuộc đối thoại nhằm “nghiên cứu về sự hợp tác trong các lĩnh vực đang thúc đẩy các lợi ích kinh tế chung đối với Mỹ và Nhật Bản”. Cuộc gặp sẽ giúp hai chính phủ thảo ra một kế hoạch hành động kinh tế sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP), một hiệp ước thương mại đã từng chi phối chương trình nghị sự song phương kể từ khi Nhật Bản tham gia các cuộc đàm phán TPP vào tháng 3/2013.
Bất chấp những lo ngại của Tokyo rằng cuộc đối thoại này có thể gây ra loạt tranh cãi mới về vấn đề thương mại, cuộc gặp đầu tiên được tổ chức ngày 18/4 vừa qua đã diễn ra trong bầu không khí thân thiện. Cả ông Aso và ông Pence đều cho rằng hai chính phủ nên tìm kiếm các cơ hội cho một sự hợp tác kinh tế đôi bên cùng có lợi, và họ đã thành lập các nhóm làm việc trong 3 lĩnh vực là các quy tắc đầu tư và thương mại, hợp tác về kinh tế và các chính sách cơ cấu, và sự hợp tác theo lĩnh vực, trước khi bước vào vòng đàm phán thứ hai cũng trong năm nay.
Tuy nhiên, các cuộc thảo luận thân mật đã che đậy sự xung đột trong những quan điểm trái ngược nhau mà Nhật Bản và Mỹ đang theo đuổi trong mối quan hệ kinh tế Mỹ - Nhật.
Trước khi bước vào đối thoại, rõ ràng Chính quyền Trump muốn theo đuổi một hiệp định tự do thương mại song phương (FTA) với Nhật Bản. Bằng chứng là Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross đã đề xuất rằng một FTA giữa hai nước là “một ưu tiên hàng đầu rất quan trọng”, và có lẽ chỉ đứng sau việc tái đàm phán lại Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Trước cuộc đối thoại đầu tiên giữa Aso và Pence hôm 18/4 và các cuộc gặp bên lề giữa ông Ross và các quan chức nội các Nhật Bản, giới chức Chính quyền Mỹ được cho là dựa vào cuộc đối thoại lần này để vạch ra đường lối cho các cuộc thảo luận về một FTA sau đó.
Tuy nhiên, tuyên bố chung sau các cuộc thảo luận đã không đặc biệt đề cập đến tính khả thi của một FTA, mà chỉ nhắc đến “một khuôn khổ hành động song phương để lập ra các tiêu chuẩn cao về đầu tư và thương mại”.
Lý do cho sự thiếu sót này rất đơn giản: Việc xem xét lại một FTA, đặc biệt sau khi Mỹ rút khỏi TPP, 1 hiệp định đa phương là nền tảng bao trùm 1 hiệp định song phương Mỹ-Nhật, là một bước đi thụt lùi đối với Chính phủ Abe vốn xác định quyết tâm giữ vai trò lãnh đạo tại châu Á và nền kinh tế toàn cầu, nhất là trong trường hợp Chính quyền Trump yêu cầu những nhượng bộ vượt quá những nhượng bộ vốn đã mang tính lịch sử mà Nhật Bản đã trao cho Mỹ trong các cuộc đàm phán TPP trước đây.
Quan hệ thương mại Mỹ - Canada phát sinh căng thẳng mới Ngày 18/5, Mỹ đã chính thức mở cuộc điều tra chống phá giá đối với các máy bay dự kiến sẽ được nhập khẩu từ ... |
EU siết chặt quy định nhập khẩu với Trung Quốc Tuyên bố được Liên minh châu Âu (EU) đưa ra ngày 13/12, trong bối cảnh quan hệ thương mại EU - Trung Quốc căng thẳng ... |
Iran và Hàn Quốc sẽ dùng Euro trong giao dịch thương mại Đây là cơ hội tốt để hai nước tăng cường quan hệ thương mại, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào ... |