Dự luật mới của Đức mở ra triển vọng về cuộc sống ổn định dành cho người xin tị nạn thành công tại quốc gia Tây Âu này. (Nguồn: Picture Alliance) |
Theo Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser, những người xin tị nạn thành công sẽ được phép làm việc từ 3 đến 6 tháng sau khi vào Đức, giảm so với thời hạn 9 tháng hiện hành. Người đứng đầu Bộ Nội vụ cho biết, những người bị từ chối đơn xin tị nạn, song vì một lý do nào đó không thể trục xuất, chẳng hạn bệnh tật, cũng sẽ được phép làm việc trong tương lai.
Tin liên quan |
CH Cyprus nỗ lực khai thông hành lang nhân đạo tới Dải Gaza; Nga hối thúc LHQ tăng ngân sách viện trợ người tị nạn Palestine |
Tuy nhiên, công dân đến từ các quốc gia được coi là “xuất xứ an toàn”, nhưng không có lý do gì để ở lại hoặc giấu danh tính sẽ không được phép làm việc.
Bà Faeser nhấn mạnh, dù phải chờ sự thông qua của Quốc hội trước khi chính thức có hiệu lực, song dự luật trên rất quan trọng để giúp người xin tị nạn có việc làm sớm hơn, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đang thiếu trầm trọng lực lượng lao động có tay nghề và chịu sức ép do làn sóng di cư tăng cao.
Tuần trước, Nội các Đức đã thông qua đạo luật giúp chính quyền dễ dàng trục xuất những cá nhân bị từ chối cấp quyền tị nạn. Song đạo luật này bị các nhóm nhân quyền và Đảng Xanh chỉ trích gay gắt.
Đầu tuần tới, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ tổ chức cuộc họp với lãnh đạo của 16 bang trong nước, trong đó di cư dự kiến là trọng tâm trong chương trình nghị sự lần này.
| Một tương lai tươi sáng đầy hứa hẹn cho quan hệ Việt Nam-Singapore Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi hai nước chúng ta thiết lập quan hệ và chứng kiến những đổi thay quan trọng, ... |
| Hơn 100.000 người tị nạn Armenia chạy trốn khỏi Nagorno-Karabakh Chính quyền Armenia ngày 30/9 tuyên bố hơn 100.000 người đã chạy trốn khỏi Nagorno-Karabakh, đồng nghĩa gần như toàn bộ dân số chính thức ... |
| Châu Âu gia hạn quy chế bảo vệ tạm thời cho người tị nạn Ukraine Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) cho biết các quốc gia thành viên đã nhất trí gia hạn quy chế bảo vệ tạm thời ... |
| Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: Người ngoài sốt sắng, người trong lại lục đục, EC quyết làm điều 'kiêng kỵ' Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba vừa lên tiếng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu bàn cụ thể, nghiêm túc về gói trừng ... |
| Điểm tin thế giới sáng 1/11: Người tị nạn Afghanistan vội vã đi đâu? Thủ tướng Hà Lan thăm Malaysia, Mỹ đang kết nối với lãnh đạo Hamas Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 1/11. |