Bảng cập nhật tỷ giá ngoại tệ - tỷ giá USD Vietcombank hôm nay
1. VCB - Cập nhật: 22/11/2024 18:29 - Thời gian website nguồn cung cấp | ||||
Ngoại tệ | Mua | Bán | ||
Tên | Mã | Tiền mặt | Chuyển khoản | |
AUSTRALIAN DOLLAR | AUD | 16,046.60 | 16,208.68 | 16,728.64 |
CANADIAN DOLLAR | CAD | 17,687.79 | 17,866.46 | 18,439.60 |
SWISS FRANC | CHF | 27,837.96 | 28,119.15 | 29,021.19 |
YUAN RENMINBI | CNY | 3,419.82 | 3,454.37 | 3,565.18 |
DANISH KRONE | DKK | - | 3,476.18 | 3,609.29 |
EURO | EUR | 25,732.54 | 25,992.46 | 27,143.43 |
POUND STERLING | GBP | 31,022.76 | 31,336.12 | 32,341.35 |
HONGKONG DOLLAR | HKD | 3,183.90 | 3,216.06 | 3,319.23 |
INDIAN RUPEE | INR | - | 300.15 | 312.15 |
YEN | JPY | 158.58 | 160.19 | 167.80 |
KOREAN WON | KRW | 15.64 | 17.37 | 18.85 |
KUWAITI DINAR | KWD | - | 82,362.07 | 85,654.62 |
MALAYSIAN RINGGIT | MYR | - | 5,628.28 | 5,751.02 |
NORWEGIAN KRONER | NOK | - | 2,235.02 | 2,329.91 |
RUSSIAN RUBLE | RUB | - | 235.29 | 260.47 |
SAUDI RIAL | SAR | - | 6,754.55 | 7,002.80 |
SWEDISH KRONA | SEK | - | 2,238.05 | 2,333.07 |
SINGAPORE DOLLAR | SGD | 18,377.68 | 18,563.31 | 19,158.80 |
THAILAND BAHT | THB | 649.08 | 721.20 | 748.82 |
US DOLLAR | USD | 25,170.00 | 25,200.00 | 25,509.00 |
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 30/4
Diễn biến tỷ giá tại thị trường trong nước
Trên thị trường trong nước, ghi nhận lúc 7h30 ngày 30/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.246 đồng.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán hiện ở mức: 23.400 đồng - 25.450 đồng.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào - bán ra như sau:
Vietcombank: 24.088 đồng - 25.458 đồng.
Vietinbank: 25.060 đồng - 25.458 đồng.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 13/12: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Bảng Anh... Trước thêm các ông lớn ngân hàng công bố chính sách, đồng bạc xanh giảm. (Nguồn: Reuters) |
Diễn biến tỷ giá trên thị trường thế giới
Theo ghi nhận của TG&VN lúc 7h ngày 29/4, chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) ở mức 105,63, giảm 0,30%.
Đồng USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh đồng Yen Nhật vụt tăng trở lại.
Đồng Yen đã tăng từ mức thấp mới trong 34 năm vào phiên giao dịch vừa qua, khi các nhà giao dịch nhấn mạnh động thái can thiệp mua đồng tiền này - lần đầu tiên sau 18 tháng.
Động thái lớn và giao dịch không ổn định trong ngày đối với đồng Yen khởi đầu một tuần bận rộn đối với các nhà giao dịch, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày vào hôm nay (30/4).
Đồng USD đã giảm tới mức 154,4 Yen/USD sau một số động thái nhanh chóng khiến nó rơi khỏi mức cao nhất trong ngày là 160,245 - mức cao nhất kể từ năm 1990, làm dấy lên suy đoán rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã tiến hành can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Đồng bạc xanh chốt phiên giao dịch ở mức 156,01 Yen/USD, giảm 1,47%. Giao dịch ở châu Á thưa thớt hơn bình thường do kỳ nghỉ Tuần lễ vàng của Nhật Bản.
Nate Thooft, Giám đốc đầu tư và quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại Manulife Investment Management ở Boston cho biết: “Khi bất kỳ ngân hàng trung ương nào bắt đầu động thái can thiệp vào thị trường tiền tệ, điều đó sẽ khiến các nhà giao dịch phải cảnh giác”.
Báo cáo hàng tuần của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai cho thấy, các nhà giao dịch phi thương mại, một danh mục bao gồm các giao dịch đầu cơ và quỹ phòng hộ, đã tăng vị thế bán đồng Yen của họ lên 179.919 hợp đồng trong tuần thứ 3 của tháng 4, mức lớn nhất kể từ năm 2007.
Đồng Yen đã suy yếu mạnh vào cuối tuần trước, sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản giữ nguyên chính sách tiền tệ và đưa ra rất ít thông tin chi tiết về việc giảm mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản.
Theo Công cụ FedWatch của CME, thị trường kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh thị trường lao động vững chắc và dữ liệu lạm phát gần đây nóng hơn so với dự kiến.
Các nhà đầu tư đã liên tục phải giảm bớt kỳ vọng về thời gian và mức độ cắt giảm lãi suất của Mỹ trong năm nay, đồng thời sự khác biệt trong quan điểm chính sách giữa Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Fed đã khiến đồng yên suy yếu.
Ngoài ra, các ngân hàng trung ương lớn khác như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Anh được cho là có nhiều khả năng sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.